Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn cà tím?
Chất polyphenol hay hợp chất thực vật tự nhiên có trong cà tím có thể giảm nguy cơ hấp thụ đường và tiết nhiều chất insulin hơn, cả hai có thể giảm đường huyết.
Nếu muốn tăng cường chất xơ, giảm nguy cơ bệnh tim, giảm cân, kiểm soát đường huyết và tránh ung thư, cà tím là một lựa chọn.
1. Cà tím giàu chất dinh dưỡng
Theo trang web y tế Healthline, cà tím là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, tức là chúng có hàm lượng vitamin, chất khoáng và chất xơ.
Sau đây là hàm lượng của quả cà tím nặng 82 gram:
20 calories
Carbohydrate: 5 gram
Chất xơ: 3 gram
Chất đạm: 1 gram
Mangan: chiếm 10% trong chất dinh dưỡng mỗi ngày
Folate: 5% trong chất dinh dưỡng mỗi ngày
Kali: 5% trong chất dinh dưỡng mỗi ngày
Vitamin K: chiếm 4% trong chất dinh dưỡng mỗi ngày
Vitamin C: chiếm 3% trong chất dinh dưỡng mỗi ngày
Quả cà tím cũng có một số chất như niacin, magie và đồng.
2. Có chất chống oxy hóa mạnh
Ngoài vitamin và magie, cà tím cũng có nhiều chất chống oxy hóa.
Chất chống oxy hóa là hóa chất bảo vệ cơ thể tránh khỏi các phân tử tự do gây hại.
Nghiên cứu đã cho thấy chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa các bệnh mãn tính như bệnh tim và ung thư.
Cà tím giàu chất anthocyanins, thuốc màu này có nhiều chất chống oxy hóa có màu sắc rực rỡ.
Chất nansunin trong cà tím mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thực ra, nhiều thí nghiệm được thực hiện ở ống nghiệm đã xác nhận chất nansunin bảo vệ tế bào khỏi các phân tử độc hại.
3. Giảm nguy cơ bệnh tim
Nhờ chất chống oxy hóa, một số nghiên cứu cho thấy cà tím có thể giảm nguy cơ bệnh tim.
Trong một nghiên cứu, thỏ bị cao huyết áp được uống 10 ml nước cà tím mỗi ngày chỉ trong vòng hai tuần.
Cuối nghiên cứu, nước cà tím làm giảm hàm lượng chất cholesterol LDL và triglyceride. Đây là hai loại máu gây bệnh tim.
Các nghiên cứu khác cho thấy cà tím giúp bảo vệ hệ tim mạch.
Trong một nghiên cứu, loài vật ăn cà tím sống hay nấu chín trong 30 ngày đều có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và chúng giảm được nguy cơ bệnh tim.
Mặc dù các kết quả này đầy hứa hẹn, việc nghiên cứu ở động vật và thực hiện thí nghiệm trên ống nghiễm vẫn còn bị hạn chế.
4. Tăng cường việc kiểm soát đường huyết
Bổ sung cà tím vào chế độ dinh dưỡng có thể giúp cơ thể kiểm soát đường huyết.
Cà tím giàu chất xơ, chất này được đưa vào cơ thể một cách nguyên vẹn.
Chất xơ có thể giảm đường huyết bằng cách làm giảm quy trình tiêu hóa và hấp thụ đường trong cơ thể. Hấp thụ chất chậm giúp đường huyết cố định và ta có thể tránh nguy cơ tăng đường huyết bật chợt hay bị hạ đường huyết.
Các nghiên cứu khác cho thấy chất polyphenol hay hợp chất thực vật tự nhiên có trong cà tím có thể giảm nguy cơ hấp thụ đường và tiết nhiều chất insulin hơn, cả hai có thể giảm đường huyết.
Một thí nghiệm ở ống chú trọng đến chiết xuất hàm lượng polyphenol của cà tím. Thí nghiệm cho thấy chất này có thể giảm lượng enzyme gây ảnh hưởng đến hấp thu đường huyết và đường huyết trong cơ thể.
Cà tím là loại rau củ giúp kiểm soát tình trạng tiểu đường, rau này có nhiều chất xơ.
5. Giúp giảm cân
Cà tím giàu chất xơ và ít calories, chúng là loại rau giúp giảm cân. Chất xơ được truyền qua cơ thể một cách chậm rãi và giúp người ăn cảm thấy no.
6. Ngăn ngừa bệnh ung thư
Cà tím chứa nhiều hợp chất có thể chống ung thư.
Chất solasodine rhamnosyl glycoside là hợp chất có trong thực vật họ cà, trong đó có cà tím.
Một số nghiên cứu ở động vật cho thấy chất SRG có thể tiêu diệt nhiều tế bào ung thư và giảm sự tái phát của bệnh ung thư.
Mặc dù đề tài nghiên cứu còn bị hạn hẹp, chất SRG có thể ngăn ngừa bệnh ung thư da khi ta bôi chất này lên da.
Hơn nữa, một vài nghiên cứu đã phát hiện ăn nhiều trái cây và rau củ chẳng hạn như cà tím có thể giảm nguy cơ ung thư.
Khoảng 200 cuộc nghiên cứu cho biết ăn rau quả có thể chống ung thư tuyến tụy, ung thư đại thực tràng, ung thư bọng đái, ung thư cổ tử cung và ung thư vú.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cần được tiến hành để biết rõ hơn các chất của cà tím.
7. Ăn vỏ cà tím, nên hay không?
Mặc dù cà tím mềm, có vị nhẹ và hợp với việc nướng, xào và chiên nhưng có vỏ dày và đắng, nhiều người muốn gọt bỏ vỏ.
Tuy nhiên, trang web Live strong cho biết vỏ cà tím đôi khi cũng là phần tốt nhất của rau này. Ăn vỏ rau quả có thể bổ sung nhiều chất xơ cho ta. Nếu được, ta nên ăn luôn vỏ rau củ để có được nhiều lợi ích từ loại thực phẩm này.
Trọng Dy (dịch)
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình