Vết may tầng sinh môn bị bục chỉ, có dấu hiệu áp xe, BS ơi?
Vết may tầng sinh môn của tôi bục chỉ nên tôi thấy có chút thịt non bằng hạt đậu đen. Hai mé thịt không sát vào vì bị hở ra. Mé thịt vùng bị hở có dấu hiệu áp xe.
Chào BS,
Tôi vừa thực hiện ca sinh thường ở BV Từ dũ. Và vết may tầng sinh môn của tôi có chút vấn đề. Vì có thể vết thương bị bục chỉ nên tôi thấy có chút thịt non bằng hạt đậu đen. Hai mé thịt không sát vào vì bị hở ra. Mé thịt vùng bị hở có dấu hiệu áp xe (cứng và đau).
Tôi sinh được 5 ngày rồi nhưng bây giờ ngồi bị đau và thốn. Không ngồi ngay được mà phải nghiêng 1 bên và thay đổi tư thế liên tục. Cho tôi hỏi tôi phải làm sao với vết may này để hết đau và hết áp xe ạ? Và cần làm gì cho hết áp xe? Vết thương bị bục chỉ đó cần làm gì cho liền lại hay cứ để vậy ạ? Xin nhờ BS hướng dẫn.
Chào bạn,
Bạn nên tái khám lại ngay, để được:
- Đánh giá lại vết may.
- Cho kháng sinh điều trị nhiễm trùng (nếu có).
- Nếu cần bạn sẽ được mở lại vết thương để thoát mủ.
- Hướng dẫn chăm sóc vết thương cụ thể.
Thông thường nếu vết may tầng sinh môn nhiễm trùng sẽ không may lại ngay vì mô vùng này sẽ khiến vết may bục chỉ trở lại. Vết thương nên được chăm sóc hàng ngày cho đến khi lành. Và chỉ may lại khi hoàn toàn lành hẳn. Tốt nhất nên để sau giai đoạn HS 6 tuần.
Tôi vừa thực hiện ca sinh thường ở BV Từ dũ. Và vết may tầng sinh môn của tôi có chút vấn đề. Vì có thể vết thương bị bục chỉ nên tôi thấy có chút thịt non bằng hạt đậu đen. Hai mé thịt không sát vào vì bị hở ra. Mé thịt vùng bị hở có dấu hiệu áp xe (cứng và đau).
Tôi sinh được 5 ngày rồi nhưng bây giờ ngồi bị đau và thốn. Không ngồi ngay được mà phải nghiêng 1 bên và thay đổi tư thế liên tục. Cho tôi hỏi tôi phải làm sao với vết may này để hết đau và hết áp xe ạ? Và cần làm gì cho hết áp xe? Vết thương bị bục chỉ đó cần làm gì cho liền lại hay cứ để vậy ạ? Xin nhờ BS hướng dẫn.
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Bạn nên tái khám lại ngay, để được:
- Đánh giá lại vết may.
- Cho kháng sinh điều trị nhiễm trùng (nếu có).
- Nếu cần bạn sẽ được mở lại vết thương để thoát mủ.
- Hướng dẫn chăm sóc vết thương cụ thể.
Thông thường nếu vết may tầng sinh môn nhiễm trùng sẽ không may lại ngay vì mô vùng này sẽ khiến vết may bục chỉ trở lại. Vết thương nên được chăm sóc hàng ngày cho đến khi lành. Và chỉ may lại khi hoàn toàn lành hẳn. Tốt nhất nên để sau giai đoạn HS 6 tuần.
Theo ThS. BS. Trần Nhật Thiên Trang
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ dũ
Khoa Khám phụ khoa - BV Từ dũ
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình