Hotline 24/7
08983-08983

Ưu nhược điểm của nâng mũi cấu trúc và thời gian thực hiện?

Nâng mũi cấu trúc là một trong những phương pháp thẩm mỹ mũi đang được nhiều chị em lựa chọn. Tuy nhiên, để hiểu hơn về ưu nhược điểm, cũng như đối tượng và thời gian thực hiện bao lâu, hãy theo dõi phần chia sẻ của PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm trong bài viết dưới đây!

NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Những phương pháp nâng mũi hiện nay

Với nhiều người đang tìm hiểu thông tin để nâng mũi thì họ gặp nhiều quảng cáo về nâng mũi S-line rồi L-line, L-line cao tây, Nanoform, Surgiform… nên cảm thấy khá là rối. Nhờ PGS cho biết về cơ bản, hiện nay có những phương pháp nâng mũi nào ạ?

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm:

Hiện, trên thị trường có rất nhiều quảng cáo về việc nâng mũi, nhưng tóm lại chỉ có 4 phương pháp đó là:

  • Nâng mũi bằng bằng filler, chỉ
  • Nâng mũi thường (đặt sóng đơn thuần)
  • Nâng mũi bọc sụn, bọc da nhân tạo
  • Nâng mũi cấu trúc

Dựa theo hình dáng của mũi, chẳng hạn như thấp ở gốc mũi rồi uốn lượn thành hình chữ S được gọi là S-line, hoặc mũi tương tự như chữ L sẽ gọi là L-line.

Gần đây, nhiều chị em phụ nữ xôn xao với các phương pháp nâng mũi như Nanoform, Surgiform, tuy nhiên đây chỉ là vật liệu được sử dụng trong quá trình nâng mũi.

Có thể thấy các vậy liệu sử dụng trong nâng mũi là muôn hình vạn trạng, vì vậy trước khi cân nhắc làm đẹp cũng như bảo đảm sức khỏe, tôi khuyên mọi người nên nắm rõ các thông tin trên, cũng như hình thức thực hiện, ai sẽ tiến hành làm đẹp cho bạn và nếu có chuyện gì sẽ phải kiếm ai.

2. Ưu điểm của nâng mũi cấu trúc

Về “nâng mũi cấu trúc”, nhờ PGS có thể giải thích rõ về phương pháp này, nó có ưu điểm gì so với những phương pháp trước đây?

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm:

Nâng mũi cấu trúc không mới nhưng được rộ lên khoảng 5 năm trở lại đây.

Nó là phương pháp tái cấu trúc lại toàn bộ mũi, đặc biệt về trục mũi, sống mũi, đầu mũi, giúp kéo dài mũi, nâng cao sống mũi và chỉnh hình đầu mũi; thường sử dụng vật liệu nhân tạo như silicon,… hoặc vật liệu đồng loại như da nhân tạo, sụn sườn đồng loại; hay vậy liệu tự thân như sụn sườn, sụn tai, da mỡ,… của chính khách hàng. 3 vật liệu đó sẽ tổng hợp lại thành 1 chiếc mũi tái cấu trúc.

Về ưu điểm:

Thứ nhất, nâng mũi cấu trúc an toàn cao hơn, vì can thiệp đúng cấu trúc giải phẫu của mũi.

Thứ 2, khắc phục được hầu hết các nhược điểm của những phương pháp cũ như lộ sống mũi, bóng đỏ đầu da mũi, lộ vật liệu cấy ghép,..

Thứ 3, có thể can thiệp tối ưu vào hình dáng của mũi, chẳng hạn mũi khó như mũi ngắn, mũi hất, đầu mũi to bè; từ đó tạo hình dáng mũi thon gọn hơn.

Tóm lại, nâng mũi cấu trúc là phương pháp tối ưu nhất, nhiều ưu điểm nhất hiện nay. Trong phẫu thuật nâng mũi đây cũng là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, giúp sửa lại mũi hỏng hay bị di chứng do thực hiện bằng các phương pháp thông thường khác.

3. Đối tượng không nên nâng mũi cấu trúc?

Phương pháp nâng mũi cấu trúc có kén đối tượng không ạ? Liệu có trường hợp chống chỉ định không, thưa BS?

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm:

Không có một chống chỉ định nào đối với nâng mũi cấu trúc, mà sẽ tùy thuộc vào mong muốn của khách hàng.

Chẳng hạn như mũi bẩm sinh ngắn, tẹt, không có sống mũi; hoặc mũi trước đây từng gặp chấn thương như gãy mũi, biến dạng; mũi đầu to và thô khó có thể sửa lại bằng các phương pháp thông thường; mũi đã từng phẫu thuật ở nơi khác nhưng thấy bại.

Hay đơn thuần khách hàng đến chỉ đơn giản muốn cải thiện hình dáng mũi sao cho đẹp hơn, đảm bảo tự nhiên thì tất cả đều có thể sử dụng nâng mũi cấu trúc.

4. Ưu nhược điểm của vật liệu nâng mũi cấu trúc

PGS có thể chia sẻ về ưu - nhược điểm của các loại vật liệu được sử dụng trong nâng mũi cấu trúc không ạ?

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm:

Nâng mũi cấu trúc có thể sử dụng vật liệu tự thân, chẳng hạn như sụn tai, sụn sườn,… hoặc vật liệu nhân tạo.

Nếu các vật liệu này được sử dụng 1 cách an toàn, có giấy phép và được Bộ Y tế Việt Nam chấp thuận thì chắc chắn khi cấy ghép vào cơ thể, cộng với chuyên môn, kỹ thuật nâng mũi được thực hiện bởi bác sĩ đúng chuyên ngành, thì chắc chắn sẽ giảm đáng kể nguy cơ rủi ro và việc nâng mũi cũng sẽ an toàn hơn.

Nâng mũi cũng không làm ảnh hưởng nhiều đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, ngay khi chúng ta không nâng mũi, thì các trường hợp khác như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc va đập mạnh thì nguy cơ chấn thương biến dạng mũi hoàn toàn có thể xảy ra.

5. Phẫu thuật nâng mũi cấu trúc mất bao lâu?

Thời gian thực hiện phẫu thuật nâng mũi cấu trúc là bao lâu? Và khách hàng có được xuất viện luôn không, phải tái khám mấy lần?

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm:

Đầu tiên, khách hàng cần đến bác sĩ để được thăm khám đầy đủ, nắm rõ các thông tin trước khi tiến hành phẫu thuật.

Trung bình 1 ca phẫu thuật nâng mũi cấu trúc mất khoảng 2 giờ đồng hồ. Sau đó, khách hàng nằm nghỉ ngơi tầm 15-20 phút là có thể ra về hoặc nghỉ ngơi lâu hơn và về trong ngày.

Sau khi nâng mũi, mũi sẽ có cảm giác sưng nề trong 3 ngày đầu tiên, đến 5-7 ngày có thể cắt chỉ, lúc đó vết thương cũng lành lặn, dáng mũi đẹp và bền chặt hơn sau 3-4 tuần lễ.

Lúc này, bạn có thể yên tâm hoạt động mà không cần lo lắng đến bất kỳ vấn đề nào.

6. Như thế nào là một chiếc mũi đẹp?

Hiện nay có rất nhiều form mũi, dáng mũi và các trào lưu liên tục xuất hiện. Theo quan điểm của PGS, như thế nào là một chiếc mũi đẹp?

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm:

Điều này còn tùy thuộc vào gu thẩm mỹ của từng người, có thể đối với người này thì dáng mũi đó là đẹp, nhưng với người khác thì chưa đẹp chẳng hạn.

Nhìn chung, không có tiêu chuẩn chung nào về nét đẹp cho tất cả mọi người, vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, thời gian, vùng miền,…

Nhưng theo quan điểm cá nhân của tôi, sau một ca phẫu thuật thành công dựa trên một số nền tảng về quan điểm như:

  • Thứ nhất, mũi đẹp đầu tiên phải an toàn.
  • Thứ 2, tính hiệu quả, tương xứng với những gì khách hàng mong muốn.
  • Thứ 3, sự tự nhiên.
  • Thứ 4, bền vững.

7. Tiêu chí chọn cơ sở nâng mũi

Để lựa chọn một cơ sở uy tín thực hiện nâng mũi cho mình, khách hàng cần quan tâm đến những tiêu chí gì, thưa PGS?

PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm:

Đây là vấn đề mà tôi nghĩ ai trước khi tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ đều rất quan tâm. Theo kinh nghiệm 20 năm trong lĩnh vực này, tôi có một số lời khuyên như sau:

Đầu tiên, hãy tìm hiểu tay nghề, kinh nghiệm của các bác sĩ phẫu thuật cho mình. Tuy nhiên, điều này khá khó chứ không dễ, bởi vì sẽ có rất nhiều thông tin trên mạng đưa ra, thậm chí có trang web thấy nhiều người trả lời nhưng đó có thể không phải do những người đã từng nâng mũi trả lời. Vì vậy, khách hàng cần hết sức tỉnh táo và thông minh.

Thứ 2, kiểm tra cơ sở đó có đủ trang thiết bị, đủ giấy phép hàng nghề hay không.

Thứ 3, kinh nghiệm của bác sĩ trong chuyên ngành như thế nào, giảng dạy cho những ai, thực hiện các ca phẫu thuật trước ra sao.

Nhìn chung, nên có kiến thức đầy đủ về phẫu thuật nâng mũi trước khi đi tìm kiếm bác sĩ, thì yếu tố rủi ro sẽ giảm đi rất nhiều.

8. Lời khuyên của bác sĩ

Tôi có một lời nhắn nhủ vui tới mọi người đó là hãy đi theo nguyên tắc 1-2-3-4.

Nguyên tắc 1 là cố gắng nâng 1 lần, dùng một đời. Cơ bản các vật liệu cấy ghép và kết quả sau khi nâng mũi là vĩnh viên, không cần tháo ra hay sửa lại; trừ các trường hợp khách quan như tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt.

Nguyên tắc 2: nâng mũi cấu trúc thường sẽ mất 2 giờ đồng hồ; trừ trường hợp mũi sửa lại, mũi lấy sụn sườn hay mũi có khiếm khuyết sẽ lâu hơn.

Nguyên tắc 3: sau mổ tình trạng sưng phù và các vết bầm trên da sẽ biến mất đi sau khoảng 1-3 tuần lễ, thường là 3 tuần.

Nguyên tắc 4: mũi sẽ ổn định sau 4 tuần và bạn có thể sinh hoạt bình thường trở lại.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X