Ung thư vòm họng, điều cần biết về triệu chứng, cách điều trị và chế độ dinh dưỡng
Những ngày cuối tháng 7 vừa qua, thông tin NSƯT Thanh Hoàng - “cha đẻ” của vở kịch Dạ cổ hoài lang qua đời vì căn bệnh ung thư vòm họng khi mới 55 tuổi khiến nhiều người hâm mộ xót xa.
Căn bệnh này được xếp hàng đầu trong số các loại ung thư thường gặp vùng đầu - cổ và cũng là một trong 10 loại ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam với tỷ lệ người mắc khá cao, lên tới 12%. Đáng nói hơn, trong số những người mắc có đến 70% trường hợp phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn cuối, khiến cơ hội giành lại sự sống của họ bị rút ngắn đi rất nhiều.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở nam giới, tuổi từ 40 - 60. Tại Việt Nam, bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Với đà tăng như hiện tại, ước tính năm 2020 sẽ có khoảng gần 10 nghìn nam giới mắc ung thư vòm họng, gần gấp 2 lần so với 10 năm trước đó.
Không giống các bệnh lý đặc thù khác, ung thư vòm họng thường khó phát hiện sớm do bệnh tiến triển âm thầm, hầu như không biểu hiện triệu chứng gì đáng kể ở những giai đoạn đầu và chỉ phát tác mạnh mẽ khi đến giai đoạn cuối, làm người bệnh không kịp trở tay.
Tuy nhiên, nếu gặp các biểu hiện sau, chúng ta cần nghĩ đến bệnh ung thư vòm họng và cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và phát hiện bệnh sớm nhằm có phương án điều trị hiệu quả.
- Đau họng kéo dài trên một tuần và uống thuốc không hiệu quả. Hay bị ngạt mũi, tắc mũi kéo dài.
- Thấy khó nghe, khó nói tự nhiên bị chảy máu cam, khó thở và nổi những hạch bất thường khu vực vòm họng kèm theo bệnh đau nửa đầu.
Khi bệnh tới giai đoạn di căn (giai đoạn cuối), các triệu chứng sẽ phát tác nhanh và trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết: hạch to và lan sang các vị trí khác, mất cảm giác ở họng, chảy mủ mũi đi kèm máu, đau đầu dữ dội, thính lực giảm hẳn, rối loạn thị giác…
Khi có các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám tại những bệnh viện chuyên sâu về ung thư hoặc bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng. Tùy từng tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật sau đây:
- Khám sức khỏe và bệnh sử: bác sĩ sẽ khám tổng quát cơ thể để kiểm tra các dấu hiệu chung về sức khỏe, bao gồm kiểm tra các dấu hiệu bệnh như sưng các hạch bạch huyết ở cổ hoặc bất cứ điều gì khác mà trông không bình thường. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về bệnh sử và các phương pháp từng điều trị.
- Xét nghiệm: bao gồm nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), X-ray…
- Sinh thiết: bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi để xem các tế bào hoặc mô nhằm kiểm tra các dấu hiệu bệnh ung thư. Bác sĩ thường lấy các mẫu mô trong khi nội soi mũi.
Cũng giống như đa số căn bệnh ung thư, ung thư vòm họng cũng có thời gian ủ bệnh lâu sau đó mới xuất hiện các biểu hiện rõ rệt. Ung thư vòm họng phát triển qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khối u bắt đầu hình thành, các tế bào ung thư phát triển và tấn công các tế bào khỏe mạnh. Do kích thước khối u rất nhỏ nên người bệnh chỉ có cảm giác đau nhẹ ở vùng họng.
Giai đoạn 2: Số lượng tế bào ung thư tăng nhanh khiến khối u tăng trưởng kích thước lên tới 5cm. Khối u lộ rõ trong họng hoặc dây thanh quản. Người bệnh bắt đầu gặp các triệu chứng cơ bản như đau rát liên tục, xuất hiện đờm trong cổ họng,…
Tại hai giai đoạn trên, nếu chưa xuất hiện hạch thì tỷ lệ điều trị khỏi rất cao. Người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường khỏe mạnh nếu duy trì chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu lan rộng sang các khu vực xung quanh làm kích thước khối khu tăng lên. Khối u chèn ép vào hạch bạch huyết khiến vùng cổ nổi hạch bất thường kèm theo triệu chứng sưng đau. Lúc này người bệnh bắt buộc phải điều trị bệnh bằng phương pháp xạ trị.
Giai đoạn 4: Người bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu khi bệnh ở giai đoạn 4 có lẽ là thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất. Giai đoạn này cũng chính là ung thư giai đoạn cuối và có khả năng di căn tới các bộ phận khác.
Theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010, số người sống sót sau 5 năm phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 là 72%, phát hiện ở giai đoạn 2 là 64%, phát hiện ở giai đoạn 3 là 62% và ở giai đoạn 4 là 38%. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và tâm lý của bệnh nhân mà thời gian sống của họ có thể khác nhau.
Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, kết quả điều trị ung thư vòm tại Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể.
Hiện nay, điều trị ung thư vòm họng hiệu quả là điều trị đa mô thức, có thể áp dụng 1 hoặc song song nhiều phương pháp.
- Phẫu thuật: Với ung thư vòm họng, phẫu thuật không quá phổ biến. Tuy nhiên, bác sĩ có thể dùng phương pháp này để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ.
- Xạ trị: Sử dụng chùm tia năng lượng cao, chẳng hạn như tia X hoặc chùm proton, để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Hóa trị: Dùng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị liệu có thể ở dạng thuốc viên, truyền tĩnh mạch hoặc cả hai. Bác sĩ có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị.
- Dùng thuốc nhắm trúng đích: Nhiều trường hợp bị kháng thuốc sẽ phải quay lại xạ trị, hoá trị hoặc kết hợp đồng thời.
Sau điều trị, người bệnh vẫn cần tự chăm sóc và hoạt động thể lực hợp lý để có được tình trạng sức khỏe chung tốt. Ngoài ra, nên vệ sinh miệng, họng; tập há miệng và xoa bóp vùng cổ hằng ngày để phòng, giảm các ảnh hưởng ngoại ý muộn do xạ trị. Không có một chỉ định riêng về vận động và làm việc cho người bệnh ung thư vòm họng.
Không có khuyến cáo riêng biệt nào cho người bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson Hoa kỳ hướng dẫn, với người bệnh ung thư, thức ăn nên được nấu chín. Nếu cần có thể xay nhuyễn nhưng tốt nhất là nấu mềm và không dùng quá nhiều loại gia vị cay. Nhiệt độ thức ăn nên bằng với nhiệt độ phòng, không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
Ngoài ra, cần chế biến thức ăn ở nhiệt độ vừa phải (dưới 130 độ C) chín chậm, từ từ. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên chia thành 5, 6 bữa, ăn rải rác, cách nhau khoảng 3 tiếng. Chế độ ăn như vậy giúp cho bệnh nhân dễ tiêu hóa vì lúc này hệ tiêu hóa của bệnh nhân ung thư, nhất là trong giai đoạn xạ trị, hóa trị dễ bị tổn thương. Nếu ăn một lượng nhiều thức ăn như một bữa chính bình thường sẽ đầy bụng, khó tiêu. Từ đó gây ra tâm lý ngại ăn, không tốt cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư nên có chế độ dinh dưỡng như sau:
- Tăng hàm lượng chất xơ. Cố gắng ăn nhiều rau xanh, củ và hoa quả - ít nhất là 40% trong chế độ dinh dưỡng.
- Tăng cường thực phẩm có tác dụng ngừa ung thư như: súp lơ xanh, súp lơ trắng, cà chua, cà rốt, dưa leo, bơ, cam, lê, dưa gang, mãng cầu xiêm, táo, lựu…
- Đa dạng hóa các nguồn thực phẩm, cân bằng hợp lý giữa các thành phần dinh dưỡng: Đạm - Tinh bột - Vitamin - Khoáng chất - Chất béo.
- Tăng cường nguồn thực phẩm hải sản (an toàn). Thay thế nguồn đạm từ thịt gia súc (thịt đỏ, thịt trâu, bò heo), bằng những nguồn như hải sản, đạm thực vật sẽ tốt hơn.
- Nấu món khoái khẩu của người bệnh để đa dạng hóa thực đơn (miễn món đó không rơi vào danh sách thực phẩm cần kiêng).
- Tạo không khí vui vẻ trong gia đình, nhất là trong bữa ăn. Tinh thần thoải mái, lạc quan quyết định 50% thành công trong điều trị.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở nam giới, tuổi từ 40 - 60. Tại Việt Nam, bệnh phổ biến ở nam giới hơn nữ giới. Với đà tăng như hiện tại, ước tính năm 2020 sẽ có khoảng gần 10 nghìn nam giới mắc ung thư vòm họng, gần gấp 2 lần so với 10 năm trước đó.
Triệu chứng cảnh báo ung thư vòm họng
Chảy máu cam, khó thở, nổi hạch bất thường khu vực vòm họng... là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ ung thư vòm họng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Không giống các bệnh lý đặc thù khác, ung thư vòm họng thường khó phát hiện sớm do bệnh tiến triển âm thầm, hầu như không biểu hiện triệu chứng gì đáng kể ở những giai đoạn đầu và chỉ phát tác mạnh mẽ khi đến giai đoạn cuối, làm người bệnh không kịp trở tay.
Tuy nhiên, nếu gặp các biểu hiện sau, chúng ta cần nghĩ đến bệnh ung thư vòm họng và cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và phát hiện bệnh sớm nhằm có phương án điều trị hiệu quả.
- Đau họng kéo dài trên một tuần và uống thuốc không hiệu quả. Hay bị ngạt mũi, tắc mũi kéo dài.
- Thấy khó nghe, khó nói tự nhiên bị chảy máu cam, khó thở và nổi những hạch bất thường khu vực vòm họng kèm theo bệnh đau nửa đầu.
Khi bệnh tới giai đoạn di căn (giai đoạn cuối), các triệu chứng sẽ phát tác nhanh và trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết: hạch to và lan sang các vị trí khác, mất cảm giác ở họng, chảy mủ mũi đi kèm máu, đau đầu dữ dội, thính lực giảm hẳn, rối loạn thị giác…
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ung thư vòm họng?
Nội soi là một trong những kỹ thuật giúp phát hiện sớm ung thư vòm họng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Khi có các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám tại những bệnh viện chuyên sâu về ung thư hoặc bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng. Tùy từng tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm và thủ thuật sau đây:
- Khám sức khỏe và bệnh sử: bác sĩ sẽ khám tổng quát cơ thể để kiểm tra các dấu hiệu chung về sức khỏe, bao gồm kiểm tra các dấu hiệu bệnh như sưng các hạch bạch huyết ở cổ hoặc bất cứ điều gì khác mà trông không bình thường. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về bệnh sử và các phương pháp từng điều trị.
- Xét nghiệm: bao gồm nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), X-ray…
- Sinh thiết: bác sĩ sẽ dùng kính hiển vi để xem các tế bào hoặc mô nhằm kiểm tra các dấu hiệu bệnh ung thư. Bác sĩ thường lấy các mẫu mô trong khi nội soi mũi.
Các giai đoạn phát triển bệnh ung thư vòm họng
Cũng giống như đa số căn bệnh ung thư, ung thư vòm họng cũng có thời gian ủ bệnh lâu sau đó mới xuất hiện các biểu hiện rõ rệt. Ung thư vòm họng phát triển qua 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Khối u bắt đầu hình thành, các tế bào ung thư phát triển và tấn công các tế bào khỏe mạnh. Do kích thước khối u rất nhỏ nên người bệnh chỉ có cảm giác đau nhẹ ở vùng họng.
Giai đoạn 2: Số lượng tế bào ung thư tăng nhanh khiến khối u tăng trưởng kích thước lên tới 5cm. Khối u lộ rõ trong họng hoặc dây thanh quản. Người bệnh bắt đầu gặp các triệu chứng cơ bản như đau rát liên tục, xuất hiện đờm trong cổ họng,…
Tại hai giai đoạn trên, nếu chưa xuất hiện hạch thì tỷ lệ điều trị khỏi rất cao. Người bệnh có thể trở lại cuộc sống bình thường khỏe mạnh nếu duy trì chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu lan rộng sang các khu vực xung quanh làm kích thước khối khu tăng lên. Khối u chèn ép vào hạch bạch huyết khiến vùng cổ nổi hạch bất thường kèm theo triệu chứng sưng đau. Lúc này người bệnh bắt buộc phải điều trị bệnh bằng phương pháp xạ trị.
Giai đoạn 4: Người bệnh ung thư vòm họng sống được bao lâu khi bệnh ở giai đoạn 4 có lẽ là thắc mắc được nhiều người quan tâm nhất. Giai đoạn này cũng chính là ung thư giai đoạn cuối và có khả năng di căn tới các bộ phận khác.
Điều trị ung thư vòm họng như thế nào?
Theo một nghiên cứu ở Mỹ năm 2010, số người sống sót sau 5 năm phát hiện ung thư vòm họng ở giai đoạn 1 là 72%, phát hiện ở giai đoạn 2 là 64%, phát hiện ở giai đoạn 3 là 62% và ở giai đoạn 4 là 38%. Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và tâm lý của bệnh nhân mà thời gian sống của họ có thể khác nhau.
Một số nghiên cứu trong những năm gần đây cho thấy, kết quả điều trị ung thư vòm tại Việt Nam đã được cải thiện một cách đáng kể.
Hiện nay, điều trị ung thư vòm họng hiệu quả là điều trị đa mô thức, có thể áp dụng 1 hoặc song song nhiều phương pháp.
- Phẫu thuật: Với ung thư vòm họng, phẫu thuật không quá phổ biến. Tuy nhiên, bác sĩ có thể dùng phương pháp này để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ.
- Xạ trị: Sử dụng chùm tia năng lượng cao, chẳng hạn như tia X hoặc chùm proton, để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Hóa trị: Dùng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị liệu có thể ở dạng thuốc viên, truyền tĩnh mạch hoặc cả hai. Bác sĩ có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị.
- Dùng thuốc nhắm trúng đích: Nhiều trường hợp bị kháng thuốc sẽ phải quay lại xạ trị, hoá trị hoặc kết hợp đồng thời.
Sau điều trị, người bệnh vẫn cần tự chăm sóc và hoạt động thể lực hợp lý để có được tình trạng sức khỏe chung tốt. Ngoài ra, nên vệ sinh miệng, họng; tập há miệng và xoa bóp vùng cổ hằng ngày để phòng, giảm các ảnh hưởng ngoại ý muộn do xạ trị. Không có một chỉ định riêng về vận động và làm việc cho người bệnh ung thư vòm họng.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư vòm họng?
Không có khuyến cáo riêng biệt nào cho người bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, TS Phan Minh Liêm - Viện ung thư MD Anderson Hoa kỳ hướng dẫn, với người bệnh ung thư, thức ăn nên được nấu chín. Nếu cần có thể xay nhuyễn nhưng tốt nhất là nấu mềm và không dùng quá nhiều loại gia vị cay. Nhiệt độ thức ăn nên bằng với nhiệt độ phòng, không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
Ngoài ra, cần chế biến thức ăn ở nhiệt độ vừa phải (dưới 130 độ C) chín chậm, từ từ. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên chia thành 5, 6 bữa, ăn rải rác, cách nhau khoảng 3 tiếng. Chế độ ăn như vậy giúp cho bệnh nhân dễ tiêu hóa vì lúc này hệ tiêu hóa của bệnh nhân ung thư, nhất là trong giai đoạn xạ trị, hóa trị dễ bị tổn thương. Nếu ăn một lượng nhiều thức ăn như một bữa chính bình thường sẽ đầy bụng, khó tiêu. Từ đó gây ra tâm lý ngại ăn, không tốt cho bệnh nhân.
Bên cạnh đó, người bệnh ung thư nên có chế độ dinh dưỡng như sau:
- Tăng hàm lượng chất xơ. Cố gắng ăn nhiều rau xanh, củ và hoa quả - ít nhất là 40% trong chế độ dinh dưỡng.
- Tăng cường thực phẩm có tác dụng ngừa ung thư như: súp lơ xanh, súp lơ trắng, cà chua, cà rốt, dưa leo, bơ, cam, lê, dưa gang, mãng cầu xiêm, táo, lựu…
- Đa dạng hóa các nguồn thực phẩm, cân bằng hợp lý giữa các thành phần dinh dưỡng: Đạm - Tinh bột - Vitamin - Khoáng chất - Chất béo.
- Tăng cường nguồn thực phẩm hải sản (an toàn). Thay thế nguồn đạm từ thịt gia súc (thịt đỏ, thịt trâu, bò heo), bằng những nguồn như hải sản, đạm thực vật sẽ tốt hơn.
- Nấu món khoái khẩu của người bệnh để đa dạng hóa thực đơn (miễn món đó không rơi vào danh sách thực phẩm cần kiêng).
- Tạo không khí vui vẻ trong gia đình, nhất là trong bữa ăn. Tinh thần thoải mái, lạc quan quyết định 50% thành công trong điều trị.
Dinh dưỡng trong những ngày hóa, xạ trị:
- Uống đủ nước để thải độc cơ thể và bảo vệ gan thận khỏi tác dụng phụ của hóa trị.
- Mỗi lần hóa trị hay xạ trị, bệnh nhân thường có cảm giác chán ăn.
- Tâm lý và sức khỏe không tốt, không nên ép bệnh nhân ăn.
- Khi hóa trị hay xạ trị thì các tế bào của đường tiêu hóa dễ bị tổn thương và khả năng hồi phục của những tế bào này rất chậm. Lúc này nên có chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nếu bệnh nhân không nhai được hay biếng ăn, có thể xay nhuyễn, chế biến món hợp khẩu vị, chia làm nhiều bữa nhỏ.
Đặc biệt, bệnh nhân sau hóa trị sẽ có cảm giác buồn ói, ói thường xuyên nên cần cho bệnh nhân ăn nhiều bữa nhỏ, thậm chí là 2 giờ cho ăn 1 lần.
Lưu ý:
- Tránh đựng thực phẩm trong bao nhựa, hộp nhựa và không nên dùng chén bát nhựa. Tốt nhất là đựng thực phẩm trong thố thủy tinh và dùng chén bát an toàn.
- Cần hạn chế chất ngọt, chất béo, không ăn tương, chao, thức ăn có nấm mốc, nhiễm aflatoxin. (Trừ nước tương được kiểm nghiệm an toàn).
- Hạn chế món nướng, chiên.
- Tuyệt đối không dùng thức ăn cháy khét.
- Tránh xa hóa chất, phẩm màu công nghiệp, chất bảo quản, phụ gia độc hại,…
- Không nên lạm dụng sữa động vật. (Nếu buộc phải dùng sữa thì nên dùng loại ít chất béo và có nguồn gốc an toàn). Tốt nhất là sữa thực vật (sữa hạnh nhân, sữa đậu xanh...).
- Không nên ép ăn, gây tâm lý xấu, chán ăn ở người bệnh.
Bí quyết phòng ngừa ung thư vòm họng
Như đã nói ở trên, ung thư vòm họng rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu, vì thế chúng ta cần quan sát kỹ mọi biểu hiện bất thường, dù là nhỏ nhất của cơ thể để sớm phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời.
Việc tầm soát ung thư vòm họng định kỳ 6 tháng một lần là hướng đi sáng được các bác sĩ khuyến khích thực hiện, nhất là với nhóm đối tượng có nguy cơ mắc cao bao gồm nam giới tuổi đời từ 30-55; người hay hút thuốc lá hoặc uống rượu bia nhiều; người sống và làm việc ở môi trường ô nhiễm, khói bụi; người hay ăn mặn, hay dùng thực phẩm lên men, đồ ăn chế biến sẵn; các cặp đôi thích quan hệ tình dục qua đường miệng (oral sex)…
Ngoài ra, việc áp dụng một lối sống khoa học không thuốc lá, rượu bia, tập thể dục thường xuyên, ăn uống hợp lý và quan hệ tình dục lành mạnh cũng giúp bạn và gia đình tránh được nguy cơ mắc ung thư vòm họng cùng nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.
P.N (Tổng hợp)
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Cổng thông tin tư vấn sức khỏe AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình