Hotline 24/7
08983-08983

Câu hỏi

Bác sĩ cho biết bệnh thoái hóa đốt sống cổ trên 10 năn thỉnh thoảng đau nhức hoặc nhức khi xách nặng vậy xin lời khuyên của bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Chào bạn,

Thoái hóa đốt sống cổ là căn bệnh chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố nghề nghiệp và thoái hoá của tuổi tác gây nên do đó chúng ta cần lưu ý những điều sau để phòng bệnh và hạn chế bệnh tiến triển:

Thực hiện xoa bóp, chăm sóc trực tiếp đến vùng cổ thường xuyên, không nên quá gắng sức trong công việc. Cần có thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế mức tối đa những tác động không tốt đến các đốt sống cổ.

Đối với người làm văn phòng, làm việc với máy vi tính, cần tạo lập thói quen bảo vệ sức khỏe ngay tại nơi làm việc, với những động tác luyện tập hay thay đổi tư thế đơn giản, không ngồi ỳ bên máy tính trong thời gian quá dài và kết hợp cùng một chế độ ăn uống khoa học.

  • Ghế làm việc phải có độ cao phù hợp so với bàn làm việc và với chiều cao của người sử dụng, không để ghế ngồi quá cao hoặc quá thấp. Khi là việc giữ khoảng cách hợp lý từ tay đến bàn làm việc hay máy tính.
  • Ngoài ra nên sử dụng máy tính có màn hình lớn, tối thiểu là từ 17 inch trở lên giúp các cơ cổ không bị căng, mỏi. Ngồi cách màn hình vi tính 50 – 66 cm và đặt màn hình dưới tầm mắt khoảng 10 - 20 độ là khoảng cách tốt nhất. Không để màn hình máy tính quá cao hoặc quá thấp hơn so với tầm mắt.
  • Khi ngồi gần bàn làm việc nên chỉnh ghế sao cho 2 cẳng tay song song với mặt sàn. Luôn giữ thẳng lưng và 2 vai giữ ngang bằng.

Khi ngủ hãy thường xuyên thay đổi tư thế, tránh nằm chỉ một hoặc 2 tư thế sẽ rất dễ bị vẹo cổ. Không nên nằm sấp, bởi tư thế này sẽ khiến cho cổ bị gập xuống rất dễ gây nên chứng thoái hóa đốt sống cổ. không nên nằm gối đầu quá cao.

Để đề phòng hiện tượng "gãy", trật khớp mỏm đốt sống có thể gây liệt tứ chi hoặc thậm chí tử vong, người bệnh tuyệt đối không được "vặn", "ấn cổ". khi nằm, cần có gối đầu với độ dày vừa phải, tránh tư thế quá ưỡn cổ hoặc cúi gấp cổ.

Một số lưu ý:

  • Thay đổi tư thế làm việc khi ngồi làm việc trước màn vi tính, hoặc ngồi xem ti vi kéo dài.
  • Không nên vặn bẻ cổ đột ngột khi thấy mỏi, bởi tất cả các động tác này sẽ làm tăng thoái hóa đốt sống cổ.
  • Không nên đội vật nặng trên đầu.
  • Không nên ngồi cúi hoặc gập cổ quá lâu (xem tivi, đọc sách, báo); ngồi tàu xe đường dài cần có phần tựa đầu và tựa lưng.
  • Khi luyện tập thể dục nhẹ nhàng và xoa bóp cần có sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Khi thấy đau đầu, cổ, gáy lan xuống cánh tay, liệt yếu tứ chi, không nên đi bấm nắn vặn vẹo mạnh dễ gây ra những tổn thương nghiêm trọng mạch, dây thần kinh vùng cổ, khi đó cần đi đến các chuyên khoa thần kinh để xác định bệnh chính xác để điều trị.
  • Khi thoái hoá cột sống cổ gây ra triệu chứng đau mỏi vai gáy, nặng hơn là đau tê lan xuống cánh tay thì bệnh nhân cần đến khám tại khoa cơ xương khớp để được đánh giá mức độ và hướng dẫn điều trị thích hợp. Điều trị thoái hóa đốt sống cổ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu của bệnh. Mục tiêu của điều trị là giảm đau, giúp duy trì các hoạt động thông thường nhất và ngăn ngừa tổn thương vĩnh viễn cho tủy sống và dây thần kinh.

Điều trị nội khoa:

  • Thuốc chống viêm,giảm đau không steroid (NSAID): việc lựa chọn các loại thuốc giảm đau trong nhóm này còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và các bệnh kèm theo khác.
  • Corticosteroid: một liệu trình ngắn của thuốc uống tiên dược có thể giúp giảm đau. Nếu triệu chứng đau nghiêm trọng, tiêm Corticosteroid có thể là cần thiết.
  • Thuốc giãn cơ: một số loại thuốc, chẳng hạn như cyclobenzaprine, có thể giúp giảm sự co cơ từ đó giúp giảm đau.
  • Thuốc chống động kinh: Một số loại thuốc điều trị động kinh, chẳng hạn như gabapentin (Thần kinh, Horizant) và pregabalin (Lyrica), có thể làm giảm cơn đau của các dây thần kinh bị tổn thương.
  • Thuốc chống trầm cảm. Một số loại thuốc chống trầm cảm đã được chứng minh có thể giúp giảm đau cổ do thoái hóa đốt sống cổ.

Vật lý trị liệu:

Thông qua các bài tập để giúp kéo dài và tăng cường sức cơ ở cổ và vai. Đặc biệt với các phương pháp như kéo dãn, xoa bóp vùng, điện phân dẫn thuốc sẽ giúp làm giảm biểu hiện đau đáng kể.

Phẫu thuật:

Nếu điều trị bảo tồn thất bại hoặc nếu các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh chẳng hạn như yếu ở tay cần phẫu thuật để giải phóng chèn ép tạo thêm chỗ cho tủy sống và rễ thần kinh.

Các phương pháp phẫu thuật có thể thực hiện là:

  • Loại bỏ một đĩa đệm thoát vị hoặc xương.
  • Loại bỏ một phần của đốt sống.
  • Hợp nhất một phần của cổ bằng cách ghép xương và phần cứng.

Với bệnh thoái hoá cột sống cổ, bạn có thể thăm khám, theo dõi và điều trị bệnh tại chuyên khoa cơ xương khớp tại bệnh viện đa khoa hay bệnh viện y học cổ truyền đều được, bạn nhé

Câu hỏi liên quan

035480****

Triệu chứng đau bụng xuất hiện sau ăn no có thể gặp do vấn đề tại dạ dày, tại túi mật, tại đại tràng…

Xem toàn bộ

097106****

Sưng các khớp ngón tay là biểu hiện của tình trạng viêm khớp bàn ngón tay.

Xem toàn bộ

09********

Một cục u cứng sờ thấy được ở vùng bụng bên trái xuất hiện khi táo bón và biến mất sau khi đi tiêu thì nhiều khả năng đó là khối phân, hay quai ruột cuộn gò lên…

Xem toàn bộ

098336****

Ngoại tâm thu thất dày, có dấu hiệu nguy hiểm thì việc điều trị là cần thiết. Lựa chọn điều trị tốt nhất là cắt đốt điện sinh lý.

Xem toàn bộ

09********

Với các chỉ số em cung cấp thì đường huyết của em đạt mục tiêu điều trị rồi, nên chú ý thêm các chỉ số khác như huyết áp, mỡ máu, cân nặng.

Xem toàn bộ

098960****

Bạn cần khám chuyên khoa tim mạch để bác sĩ đánh giá thêm các yếu tố nguy cơ tim mạch của bạn…

Xem toàn bộ

Tìm câu hỏi tư vấn qua hotline

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình