Hotline 24/7
08983-08983

TS Phan Minh Liêm tư vấn chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư

Đối với bệnh nhân ung thư thì nên hạn chế ăn đồ quá ngọt hoặc quá béo. Cách chế biến cần phải thực hiện phù hợp: dùng ngọn lửa với nhiệt độ vừa phải, hạn chế thức ăn cháy khét...

Hiện nay có rất nhiều ý kiến về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư ở Việt Nam. BS tây y thường nói không kiêng gì, nên ăn nhiều để có sức khỏe. Còn theo dân gian thì nên kiêng nhiều thứ, hoặc chỉ ăn gạo lứt muối mè. Theo TS Phan Minh Liêm, người bệnh ung thư cần kiêng món gì và nên ăn món gì?

(Bạn đọc Hồng Nhung - Mỹ Tho, Tiền Giang)


Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trong Tây y, có hẳn một kho dinh dưỡng dành cho bệnh nhân ung thư. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư như sau bạn nhé:

CHẾ BIẾN


- Thức ăn nên được nấu chín. Nếu cần có thể xay nhuyễn nhưng tốt nhất là nấu mềm và không dùng quá nhiều loại gia vị cay. Nhiệt độ thức ăn nên bằng với nhiệt độ phòng, không nên quá nóng hoặc quá lạnh.
- Chế biến thức ăn ở nhiệt độ vừa phải, chín chậm, từ từ.

- Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Nên chia thành 5, 6 bữa, ăn rải rác, cách nhau khoảng 3 tiếng.
Chế độ ăn như vậy giúp cho bệnh nhân dễ tiêu hóa vì lúc này hệ tiêu hóa của bệnh nhân ung thư, nhất là trong giai đoạn xạ trị, hóa trị dễ bị tổn thương. Nếu ăn một lượng nhiều thức ăn như một bữa chính bình thường sẽ đầy bụng, khó tiêu. Từ đó gây ra tâm lý ngại ăn, không tốt cho bệnh nhân.
- Nấu bằng nồi thủy tinh, inox
- Tránh đựng thực phẩm trong bao nhựa, hộp nhựa và không nên dùng chén bát nhựa. Tốt nhất là
đựng thực phẩm trong thố thủy tinh và dùng chén bát an toàn.


HẠN CHẾ


- Hạn chế chất ngọt, chất béo.
- Không ăn tương, chao, thức ăn có nấm mốc, nhiễm aflatoxin.
(Trừ nước tương được kiểm nghiệm an toàn).
- Hạn chế món nướng, chiên.
-
Tuyệt đối không dùng thức ăn cháy khét.
- Tránh xa hóa chất, phẩm màu công nghiệp, chất bảo quản, phụ gia độc hại,…
- Không nên lạm dụng sữa động vật. (
Nếu buộc phải dùng sữa thì nên dùng loại ít chất béo và có nguồn gốc an toàn). Tốt nhất là sữa thực vật (sữa hạnh nhân, sữa đậu xanh...).
- Không nên ép ăn, gây tâm lý xấu, chán ăn ở người bệnh.


NÊN


- Chọn nguồn thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, sạch an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tăng hàm lượng chất xơ. C
ố gắng ăn nhiều rau xanh, củ  và hoa quả - ít nhất là 40% trong chế độ dinh dưỡng.
- Tăng cường thực phẩm có tác dụng ngừa ung thư như: súp lơ xanh, súp lơ trắng, cà chua, cà rốt, dưa leo, bơ, cam, lê, dưa gang, mãng cầu xiêm, táo, lựu…
- Đa dạng hóa các nguồn thực phẩm
. cân bằng hợp lý giữa các thành phần dinh dưỡng: Đạm - Tinh bột - Vitamin - Khoáng chất - Chất béo.
- Tăng cường nguồn thực phẩm hải sản (an toàn)
. Thay thế nguồn đạm từ thịt gia súc (thịt đỏ, thịt trâu, bò heo), bằng những nguồn như hải sản, đạm thực vật sẽ tốt hơn.
-
Nấu món khoái khẩu của người bệnh để đa dạng hóa thực đơn (miễn món đó không rơi vào danh sách thực phẩm cần kiêng).
- Tạo không khí vui vẻ trong gia đình, nhất là trong bữa ăn. Tinh thần thoải mái, lạc quan quyết định 50% thành công trong điều trị.


Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư trong những ngày hóa, xạ trị:

- Uống đủ nước để thải độc cơ thể và bảo vệ gan thận khỏi tác dụng phụ của hóa trị.
- Mỗi lần hóa trị hay xạ trị, bệnh nhân thường có cảm giác chán ăn.
- Tâm lý và sức khỏe không tốt, không nên ép bệnh nhân ăn.

- Khi hóa trị hay xạ trị thì các tế bào của đường tiêu hóa dễ bị tổn thương và khả năng hồi phục của những tế bào này rất chậm.
Lúc này nên có chế độ dinh dưỡng đặc biệt. Nếu bệnh nhân không nhai được hay biếng ăn, có thể xay nhuyễn, chế biến món hợp khẩu vị, chia làm nhiều bữa nhỏ.
Đặc biệt, bệnh nhân sau hóa trị sẽ có cảm giác buồn ói, ói thường xuyên nên cần cho bệnh nhân ăn nhiều bữa nhỏ, thậm chí là 2 giờ cho ăn 1 lần.

Riêng việc bạn hỏi về việc ăn gạo lứt muối mè. Ăn gạo lứt mối mè không gây hại gì. Tuy nhiên cần lưu ý, gạo lứt bản thân nó dễ gây tổn thương bao tử bởi lớp bỏ bên ngoài của gạo lứt tương đối cứng. Khi ăn, chúng ta cố gắng nhai thật là nhuyễn thì mới ăn được.

Muối mè cũng là thực phẩm tốt nhưng cũng không nên ăn muối mè nhiều quá khiến dễ tăng huyết áp, ảnh hưởng đến thận. Việc ăn muối mè nhiều quá sẽ gây táo bón, bạn nhé.


Thân mến!


TS Phan Minh Liêm
Viện M.D Anderson


Trích trong: TS Phan Minh Liêm: Thực phẩm phòng ngừa ung thư và dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư


*** Mời bạn xem loạt bài rất nhiều thông tin bổ ích do TS Phan Minh Liêm đã chia sẻ cùng AloBacsi:

>>>  TS Phan Minh Liêm - Viện Ung thư Hoa Kỳ: "Ung thư - hiểu đúng để phòng bệnh"

>>>  “Thay đổi những thói quen nhỏ có thể giảm 2/3 nguy cơ ung thư”

>>>  TS Phan Minh Liêm và hội thảo ung thư: Câu chuyện của 4 tiếng đồng hồ và 300 khách mời

>>>  Những phương pháp giảm nguy cơ ung thư hiệu quả

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X