Trước 12 tuổi, con bạn nhất định phải thành thạo những việc này
Các chuyên gia đã tổng hợp lại những kỹ năng mà bất kỳ đứa trẻ 12 tuổi nào cũng cần biết thành thạo. Bé nhà bạn đã làm được bao nhiêu điều rồi.
1. Tự nấu nướng
Một đứa trẻ được học cách nấu nướng khi lớn lên sẽ tự chăm lo được tốt cho bản thân, trước tiên là không lo bị đói!
2. Tự giặt đồ
Việc này không chỉ giúp bố mẹ “bớt việc” mà còn giúp bé có tính tự lập từ sớm, có được sự tự chủ và riêng tư trong việc tự theo dõi những dấu hiệu dậy thì của bản thân như “rò rỉ” kinh nguyệt (ở bé gái) hoặc mộng tinh (ở bé trai).
3. Đi các phương tiện công cộng
Luyện tập cho các con cách đi lại để con thuộc những tuyến đường chính, biết đọc bản đồ đường hoặc tàu xe, trước khi để con tự đi lại một mình. Dạy con cách “động não” để biết xử lý ra sao khi bị lỡ bus hoặc bắt nhầm chuyến tàu, xe. Dạy con hãy ngồi hoặc đứng gần tài xế để có thể hỏi đường khi cần hoặc kịp thời cảnh báo nếu con cảm thấy không an toàn.
4. Tự thức dậy và đi học học đúng giờ (có thể đi bộ hoặc xe đạp)
Đây cũng là một trong những việc trẻ cần thành thục sớm để rèn luyện tính tự lập từ nhỏ.
5. Mua hàng tại tiệm tạp hóa
Yêu cầu con đi mua đồ và tự tính số tiền thừa sẽ nhận lại từ người thu ngân. Việc tưởng như không có ảnh hưởng này ngược lại sẽ giúp các con có một đầu óc biết tính toán từ sớm, rèn luyện đầu óc sắp xếp khi đi mua đồ.
6. Chơi những trò chơi “không-điện”
Khuyến khích con chơi các trò vận động, hoạt động ngoại khóa, ngoài trời hoặc đọc sách, trò chơi sáng tạo, các trò chơi tập thể hoặc dã ngoại như câu cá, cắm trại,…
7. Trông em nhỏ trong một khoảng thời gian ngắn
Việc này giúp bé phát huy tinh thần trách nhiệm, sự chăm sóc đối với người khác. Ngoài ra, đây cũng là cách trẻ chia sẻ bớt việc với bố mẹ.
8. Quản lý lịch trình
Đến năm 12 tuổi, trẻ có thể tự mình quản lý các buổi hẹn của chính mình, những chuyến đi thực tế, những bài tập, và ngày sinh nhật của những người thân yêu. Hãy giúp con hình thành những thói quen tốt từ sớm.
9. Thể hiện cách cư xử tốt
Ngay cả trong thời đại công nghệ máy móc này, những điều như nhìn vào mắt người đối diện khi nói chuyện và bắt tay một cách chắc chắn đủ thân thiện vẫn là những điều tối thiểu trẻ cần làm được.
10. Thể hiện lòng trắc ẩn đối với người khác, với con người và cả động vật
Các con nên biết đặt mình vào vị trí của người khác, bất kể là người thân hay người lạ và biết đứng lên vì lẽ phải khi thấy người khác bị bắt nạt hoặc lạm dụng.
11. Làm việc nhà
Với các bé không gặp vấn đề quá nghiêm trọng về thể chất thì ở lứa tuổi này, trẻ hoàn toàn có thể cáng đáng những việc như: vứt rác, dọn phòng, sử dụng máy rửa chén đúng cách hoặc đơn giản là “tự xử lý” đống chén bát với sự hướng dẫn của phụ huynh.
12. Sử dụng điện thoại
Không phải để nhắn tin mà dạy trẻ cách sử dụng điện thoại để khuyến khích bé gọi điện cho người thân, bạn bè vào những dịp đặc biệt. Một cuộc điện thoại của cháu có thể làm bà ngoại vui cả ngày đấy!
13. Phát triển liên hệ với thế giới tự nhiên
Bắt đầu với các kỹ năng cổ điển như dựng trại, phân biệt một vài loài chim địa phương, động vật và thực vật - đặc biệt là các giống cây có độc. Các con cần trang bị cả kỹ năng phán đoán giờ theo vị trí mặt trời và biết đọc la bàn.
14. Nuôi một con vật cưng hoặc “nuôi” một chậu cây con yêu thích
Chăm sóc một sinh vật khác dạy cho con trách nhiệm và sự từ bi. Việc nuôi một chú chuột Hamster sẽ cung cấp cho trẻ những trải nghiệm quý báu đầu tiên về sự đau buồn, mất mát...
15. Thấu hiểu những cảm giác liên quan tới việc chết chóc, giới tính và sinh nở
Điều này giúp trẻ có được sự cảm thông với những người khác khi họ lâm vào những hoàn cảnh khó khăn khi lớn lên.
16. Xử lý khi bị mất đồ
Bạn nên lập một kế hoạch sẵn với con, bao gồm những địa điểm con cần tới khi khẩn cấp, danh sách các đồn cảnh sát địa phương và những nơi an toàn để đến như: thư viện, phòng khám bác sĩ, các ủy ban phường, quận, huyện; số điện thoại khẩn cấp để gọi.
17. Phản ứng trong trường hợp khẩn cấp
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể biết những số như 113,114,115 và một đứa trẻ 12 tuổi cần làm được nhiều hơn thế, con cần biết cách tìm được bộ sơ cứu và biết những cách xử lý trong tình huống khẩn cấp như sử dụng bình cứu hỏa, dập tắt ngọn lửa với nắp chảo hoặc baking soda.
18. Biết bơi
Học bơi có thể cứu sống một đứa trẻ trong những tình huống đuối nước. Bố mẹ nên nhớ việc đầu tư cho trẻ học những “kỹ năng sinh tồn” không bao giờ là thừa và quá sớm.
19. Nuôi dưỡng ý kiến cá nhân của mình
Trẻ em thì không nên “cãi” cha mẹ, nhưng với tầm tuổi 12, các bé cần được hình thành thói quen trình bày quan điểm. Các bé cần nói ra suy nghĩ, cảm giác và lập trường của mình sau mỗi việc con làm, thay vì dừng lại ở trả lời “Vì con thích” hay “Vì nó chán lắm, con không làm”. Các cô cậu 12 tuổi cần giải thích được hành động của mình một cách rõ ràng.
20. Quản lý tài chính
Ở độ tuổi 12 trở lên, các bé cần có quỹ riêng. Và với những khoản tiền ngắn hạn, trẻ có thể áp dụng phương pháp TIẾT KIỆM, DÀNH DỤM VÀ CHIA NHỎ. Cũng đến lúc bé phải biết để dành một khoản cho tiền sử dụng điện thoại di động hoặc cho một số khoản phát sinh khác.
21. Tham gia các hoạt động cộng đồng
Một đứa trẻ tuổi này có thể trở thành một tình nguyện viên hoặc thậm chí là trở thành những thủ lĩnh, những “đầu tàu” trong công cuộc gây quỹ từ thiện.
22. Chịu trách nhiệm với bài tập về nhà
Đôi khi các mẹ hay lo lắng con không làm đủ bài tập và nhắc nhở con hoài, nhưng hãy để bé “tự xử" những nhiệm vụ của chính mình, nếu con không hoàn thành, việc con phải chịu trách nhiệm khi tới lớp mà không hoàn thành bài sẽ khiến con ghi nhớ lâu hơn một lời nhắc nhở đấy!
24. Tự đóng gói hành lý trước mỗi chuyến đi
25. Dọn dẹp phòng của mình
Cần dạy trẻ "nói không" với tất bẩn hoặc việc để bít tất bừa bộn dưới gầm giường!
26. Biết ký tên của chính mình
Việc tạo ra cho bản thân một chữ ký rất quan trọng với con sau này.
27. Với các bé gái: hướng dẫn con sử dụng băng vệ sinh
Dù con đã bắt đầu tới kỳ hay chưa thì việc hướng dẫn từ trước sẽ giúp các bé không bối rối khi "cô bạn dậy thì" đột ngột nghé thăm.
Theo Vân Trang - Helino/Parent
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình