Hotline 24/7
08983-08983

Triệu chứng ung thư buồng trứng sau mãn kinh

Thời kỳ mãn kinh không gây ung thư buồng trứng, nhưng nguy cơ của bạn tăng lên trong khoảng thời gian này.

Ung thư buồng trứng có thể gặp ở trẻ em, phụ nữ trẻ nhưng phổ biến nhất thường gặp ở phụ nữ lớn tuổi, sau mãn kinh. Các triệu chứng của ung thư buồng trứng ở phụ nữ sau mãn kinh có thể khó phân biệt với các điều kiện khác. 

Triệu chứng sớm bao gồm: thường xuyên đầy hơi, đau bụng hoặc đau vùng chậu dai dẳng, chán ăn. Nhiều trường hợp không phát hiện ra bệnh cho tới khi ung thư lan rộng, khó điều trị.

Ung thư buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ mọi độ tuổi.
Ung thư buồng trứng có thể gặp ở phụ nữ mọi độ tuổi.

Các triệu chứng của ung thư buồng trứng sau mãn kinh 

Theo các bác sĩ Ung bướu - Bệnh viện Thu Cúc, ở giai đoạn sớm nhất, nghĩa là ung thư vẫn còn nằm giới hạn trong buồng trứng, có rất ít triệu chứng. Nếu có, một số triệu chứng sẽ là: 

- Đau bụng, đặc biệt là ở một bên hoặc ở bụng dưới. 

- Cảm giác nhanh no, bụng cồng kềnh. 

Các triệu chứng khi ung thư đã lan ra ngoài buồng trứng

Các triệu chứng của ung thư buồng trứng bao gồm: giảm cân, đầy bụng, khó tiêu…
Các triệu chứng của ung thư buồng trứng bao gồm: giảm cân, đầy bụng, khó tiêu…

Khi ung thư phát triển bên ngoài buồng trứng, nó được gọi là ung thư buồng trứng giai đoạn 2 hoặc 3. Các triệu chứng sau đây có thể do phát triển khối u ở vùng xương chậu:

- Chảy máu âm đạo sau mãn kinh. 

- Đau bụng dưới. 

- Đi tiểu thường xuyên hơn. 

- Đau lưng.

- Táo bón. 

- Đau đớn khi quan hệ tình dục. 

- Đầy hơi. 

- Không có cảm giác thèm ăn, nhanh no.

Các triệu chứng của ung thư buồng trứng khi ung thư lan xa

Đây được gọi là ung thư giai đoạn bốn. Một số triệu chứng có thể bao gồm:

- Cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi. 

- Đầy bụng. 

- Táo bón. 

- Thở dốc.

Nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Đột biến BRCA 1,2 làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.
Đột biến BRCA 1,2 làm tăng nguy cơ ung thư vú và ung thư buồng trứng.

Cho tới nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư buồng trứng vẫn chưa được kết luận cụ thể nhưng có một vài yếu tố là gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

- Tiền sử gia đình bị ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú: Trong trường hợp này, bạn nên sàng lọc các gen liên quan đến nguy cơ mắc bệnh như BRCA 1,2.

- Tuổi tác: Đa số các ca mắc bệnh là ở những phụ nữ sau mãn kinh.

- Có một số loại thuốc sinh sản làm tăng nguy cơ ung thư buồng trứng, điều này đặc biệt đúng nếu phụ nữ phải sử dụng chúng lâu trên 1 năm mà không mang thai. 

- Nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn ở những người mang thai đầu lòng muộn, không sinh con.

- Từng mắc ung thư vú cũng làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Đó là lý do vì sao có trường hợp thử nghiệm dương tính với BRCA2 hoặc gen BRCA1 có thể quyết định cắt bỏ buồng trứng để phòng ngừa ung thư buồng trứng.

- Phụ nữ đã sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh làm gia tăng nguy cơ ung thư buồng trứng. Thời gian sử dụng càng dài, nguy cơ càng lớn.

- Thừa cân hoặc béo phì: Dường như có nguy cơ gia tăng đối với nhiều bệnh ung thư với những người thừa cân hoặc béo phì. Đối với phụ nữ có chỉ số BMI từ 30 trở lên sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng.

- Lạc lội mạc tử cung: Những người bị lạc nội mạc tử cung có thể có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn 30% so với những phụ nữ khác.

Nếu chị em phụ nữ lo ngại về ung thư buồng trứng, có thể chủ động sàng lọc bệnh để tăng cơ hội phát hiện sớm, giảm thiểu rủi ro. 

Theo VTV

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X