Trị dứt điểm táo bón ở trẻ
Khi trẻ bị táo bón, mỗi ngày bạn nên dành ra 10-15 phút cho trẻ ngồi vào bệ xí để tập thói quen đi vệ sinh đúng tư thế.
Theo Foxnews, táo bón là vấn đề phổ biến với trẻ em. Các chuyên gia nhi khoa cho rằng do trẻ thường ăn những món ăn cầu kỳ, ít ăn chất xơ và không đi đại tiện đúng cách khiến phân càng bị tắc nghẽn, khô và cứng lại. Từ đó càng làm bệnh táo bón trở nên trầm trọng hơn. Do đó để phòng và chữa bệnh táo bón cho trẻ, bạn cần lưu ý:
1. Tập thói quen đi vệ sinh
Song song với việc tập cho trẻ dùng bô, mỗi ngày bạn nên dành ra 10-15 phút (hoặc tối thiểu 2 ngày một lần) cho trẻ ngồi vào bệ xí để tập thói quen đi vệ sinh đúng tư thế.
|
2. Quan sát bé
Bạn nên chú ý quan sát phân của bé hằng ngày để phát hiện xem có bị táo bón không. Bé cần đi đại tiện hằng ngày, thông thường phân của trẻ khỏe mạnh sẽ giống như bơ đậu phộng hoặc mềm dẻo hơn. Nếu bé khó đi, có máu trên phân hoặc trên giấy vệ sinh khi lau chùi, hoặc bé thấy đau, thì bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhi khoa sớm.
3. Thay đổi loại sữa
Táo bón không chỉ là vấn đề với trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, mà còn ở trẻ em uống sữa ngoài. Khi con bạn bị táo bón, hãy xin ý kiến của bác sĩ nhi khoa về việc đổi loại sữa khác cho bé hoặc thêm một lượng nhỏ mận khô hay nước ép lê vào bình cho bé bú.
4. Hạn chế ăn đồ có màu trắng đơn điệu
Những loại đồ ăn kém sắc màu có xu hướng gây táo bón. Vì vậy nên cắt giảm những loại thức ăn có màu trắng đơn điệu như bánh mì, bánh gạo, bánh quy, pho mát, mì ống và thêm các loại thức ăn rau củ có màu sắc sặc sỡ vào khẩu phần ăn của bé.
5. Ăn thêm chất xơ
Ngũ cốc là nguồn thức ăn lý tưởng cung cấp chất xơ giúp ngăn chặn táo bón, nhưng hầu hết trẻ em không được ăn đủ lượng chất xơ, theo nghiên cứu gần đây của tạp chí Nghiên cứu dinh dưỡng Mỹ. Do đó hãy thêm các loại trái cây tươi, rau, ngũ cốc, mì ống, đậu lăng, các loại hạt...
6. Uống nhiều nước
Thức ăn chứa nhiều chất xơ là lý tưởng nhất cho bé, nhưng trẻ cũng cần uống nước. Từ 1-2 ly nước cho mỗi bữa ăn là điều cần thiết, theo tiến sĩ Dyan Hes, bác sĩ Nhi khoa, giám đốc Bệnh viện Nhi Gramercy, thành phố New York.
7. Giảm sữa
Khi bụng luôn căng sữa, trẻ sẽ không chịu ăn nên dẫn đến tình trạng thiếu chất xơ. Do đó các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ từ một tuổi trở lên không nên uống quá 450 gr sữa mỗi ngày và không quá 680 gr từ sau 9 tuổi. Thay vào đó nên bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn hàng ngày cho bé.
8. Thêm một ít nước ép vào chế độ ăn
Mặc dù trái cây chứa nhiều chất xơ và ít đường hơn nước ép, nhưng các chuyên gia khuyên nên cho trẻ uống nước ép trái cây 100% nếu bị táo bón kéo dài. 110gr- 170 gr nước ép mận hoặc lê hằng ngày là tốt nhất.
9. Vận động
Khi cơ bụng bạn co lại, nó sẽ đẩy phân trong đường ruột xuống hậu môn dễ dàng hơn.
10. Gặp bác sĩ
Nếu đã làm những bước trên mà trẻ vẫn không hết táo bón, hãy đến gặp bác sĩ nhi khoa để được tư vấn phương pháp điều trị tốt nhất, đừng để tình trạng này kéo dài quá lâu.
Thi Trân (theo Foxnews)
Theo VnExpress
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình