Hotline 24/7
08983-08983

Trẻ em, người lớn tuổi cần súc họng miệng, vệ sinh mũi thế nào trong mùa dịch COVID-19?

Trong bài viết này, TS.BS Nguyễn Nam Hà - BCH Liên chi hội Tai Mũi Họng Nhi TPHCM sẽ hướng dẫn những gia đình có con nhỏ, chăm sóc người lớn tuổi biết cách vệ sinh mũi và súc họng, súc miệng đúng cách.

Phần 1: Súc họng, súc miệng sao cho đúng cách, nên làm bao nhiêu lần một ngày?

Phần 2: Rửa mũi, xông mũi họng bằng tinh dầu, thảo dược thực hiện thế nào, cần lưu ý gì?

Phần 3: Trẻ em, người lớn tuổi cần súc họng miệng, vệ sinh mũi thế nào trong mùa dịch COVID-19?

8. Cần lưu ý gì khi cho trẻ súc họng miệng và vệ sinh mũi?

Riêng với trẻ em thì chúng ta cần lưu ý gì khi cho các bé súc họng miệng và rửa mũi?

TS.BS Nguyễn Nam Hà trả lời: Viêm hô hấp trên cấp được xem là “bệnh nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học”. Do vậy việc xịt mũi phun sương và súc họng nước muối sinh lý hàng ngày ở nhà nên được thực hiện đều đặn cho trẻ em, cũng giống như người lớn.

Xịt mũi bằng bình xịt thành dòng sẽ được bác sĩ chỉ định khi bé cần điều trị viêm VA. Rửa mũi xoang bằng bình lượng nước lớn ít khi được bác sĩ chỉ định do trẻ em có tỉ lệ viêm xoang không cao.

Trẻ nhỏ chưa đi nhà trẻ thì chưa cần xịt mũi nước muối. Hàng ngày đảm bảo nhà cửa, phòng ngủ của cháu được thoáng sạch là đủ. Chỉ nên xịt mũi phun sương nước muối sinh lý khi trẻ có triệu chứng mũi.

Trẻ nhỏ < 7 tuổi chưa hỉ mũi hiệu quả nên sau khi xịt mũi, ba mẹ cần hút mũi bổ sung cho sạch nhầy mủ trong mũi. Trẻ > 7 tuổi cần được hướng dẫn hỉ mũi đúng cách.

Ba mẹ làm cùng con để các cháu an tâm thực hiện.

Các cháu nghe lời dạy bảo của thầy cô giáo nhiều nhất, nên cần sự nhắc nhở của thầy cô để các cháu thực hiện đều đặn.

9. Người lớn tuổi nên chăm sóc mũi, họng như thế nào?

Người có tuổi, đối tượng nhạy cảm trong mùa dịch bệnh, cũng cần lưu ý chăm sóc mũi, họng hàng ngày. Vậy những nhóm người này nên chăm sóc mũi, họng như thế nào?

TS.BS Nguyễn Nam Hà trả lời: Người có tuổi thường ít cảm thấy triệu chứng mũi, do niêm mạc mũi phần nào teo lại, khô hơn, các phản xạ cũng giảm đi, nên cảm thấy không cần xịt mũi phun sương hàng ngày. Cần động viên, nhắc nhở người có tuổi thực hiện như hồi trẻ, vì các nghiên cứu vẫn cho thấy nước muối sinh lý giúp niêm mạc mọi lứa tuổi được khỏe mạnh và giúp chống khô mũi do tuổi tác.

Người có tuổi thường có triệu chứng ở họng, thường do chứng trào ngược họng thanh quản. Dịch vị trào ngược không những gây kích thích họng, mà còn dễ gây các đợt viêm họng cấp tái phát. Do vậy việc súc họng nước muối sinh lý đúng động tác sẽ giúp ích bên cạnh chế độ ăn uống và các thuốc điều trị trào ngược dịch vị.

Quan tâm giúp người có tuổi vệ sinh chai xịt mũi và cung cấp đủ nước muối mới để súc họng hàng ngày.

Trân trọng cảm ơn Hội Y học TPHCM và TS.BS Nguyễn Nam Hà - BCH Liên chi hội Tai Mũi Họng Nhi TPHCM đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

Phần 4: Nước muối sinh lý, nước súc miệng diệt khuẩn và nước gừng, sả, nên dùng loại nào?

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X