Hotline 24/7
08983-08983

Phản ứng "cánh tay COVID-19" sau tiêm vắc xin ở trẻ có đáng lo ngại?

Đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm là những phản ứng phổ biến đối với vắc xin COVID-19, được gọi phản ứng sau tiêm vắc xin COVID-19, hay “cánh tay COVID-19”. Vậy triệu chứng này ở trẻ em có đáng quan ngại? BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh - Nguyên Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM đã giải đáp trong bài viết sau đây.

1. Sưng đỏ sau tiêm là triệu chứng đặc trưng của vắc xin COVID-19 hay vắc xin nào cũng vậy?

Một số người gặp tình trạng sưng đỏ vị trí tiêm sau khi chích ngừa COVID-19, xin BS cho biết vì sao có hiện tượng này, và chích ngừa vắc xin bệnh khác có bị hay không?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh trả lời:

Khi trẻ bị sưng đỏ sau tiêm vắc xin COVID-19, quý phụ huynh có thể dùng bông gạc nhúng qua nước lạnh để chườm cho trẻ đỡ đau. Đặc biệt, tuyệt đối không nên chườm nóng hay lăn trứng gà bởi nhiệt độ cao có thể làm giãn mạch khiến da của trẻ càng đỏ hơn.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng có thể dùng gel có tính dịu nhẹ để bôi lên da trẻ, chẳng hạn như gel nghệ, nha đam. Ngoài ra, chúng ta có thể tắm cho trẻ bằng sữa tắm organic hoặc sữa tắm có chiết xuất từ thảo dược để da không bị kích ứng. Đồng thời, trẻ cũng cần được uống nước, ăn trái cây, bổ sung vitamin đầy đủ.

Đặc biệt, chúng ta nên đắp gạt trên vị trí tiêm để tránh trẻ gãi sẽ dễ sưng và nhiễm trùng hơn.

Trẻ thường phải chích nhiều loại vắc xin khác nhau như: chích ngừa 6 trong 1, sởi, quai bị, rubella,… và vẫn có biểu hiện sưng đỏ sau tiêm. Có thể thấy, không chỉ riêng chích ngừa COVID-19 mà với trẻ có cơ địa khác nhau sẽ có triệu chứng sưng đỏ sau tiêm với các loại vắc xin khác nhau.

Vì vậy, quý phụ huynh cần phân biệt được trẻ bị phản ứng cơ địa với thuốc hay đang bị áp xe, vô trùng do không khử khuẩn đúng khi tiêm. Cụ thể, nếu phản ứng sưng đỏ do thuốc thì sau khoảng 1 - 2 ngày, triệu chứng sẽ hết. Nếu áp xe sau chích ngừa do thuốc động thì vị trí tiêm sẽ sưng đỏ hơn, kèm theo hành sốt. Lúc này, chúng ta cần giải quyết để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Tuy nhiên, trường hợp này rất ít xảy ra.

Nói tóm lại, những trường hợp sưng đỏ sau tiêm vẫn xảy ra ở những vắc xin khác chứ không riêng chích ngừa COVID-1 và tuỳ cơ địa của trẻ sẽ có những phản ứng khác nhau.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh - Nguyên Trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, TPHCM.

3. Sưng đỏ như thế nào thì cần đến cơ sở y tế?

Thưa BS, sưng đỏ như thế nào chúng ta có thể xử trí tại nhà, khi nào cần đến cơ sở y tế?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh trả lời:

Nếu trẻ bị sưng đỏ trong vòng 24 giờ thì không cần đi khám. Ngược lại, nếu vị trí tiêm ngày càng sưng lên và có kèm sốt thì chúng ta nên đưa trẻ đưa trẻ đến cơ sở y tế để BS kiểm tra. Bên cạnh đó, các ông bố bà mẹ cũng nên quan sát xem trẻ có những biểu hiện bất thường khác không, chẳng hạn như: trẻ nổi phát ban, nổi mề đay, tiêu chảy, sốt nhẹ… để đưa trẻ đi khám kịp thời.

4. Sưng đỏ vị trí tiêm, chườm lạnh hay chườm nóng?

Nhiều người vẫn băn khoăn là khi bị sưng đỏ vị trí tiêm, nên chườm lạnh hay chườm nóng/thoa dầu, nhờ BS hướng dẫn cách làm đúng.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh trả lời:

Chúng ta chỉ nên chườm cho trẻ bằng nước mát. Nếu chườm quá lạnh hoặc quá nóng sẽ càng làm cho bé bị tổn thương nhiều hơn.

Tương tự, với những trẻ sơ sinh sau khi chích ngừa các loại vắc xin khác như lao hay viêm gan siêu vi B,… cũng không nên chườm đá vì da của trẻ lúc này vẫn còn rất non nớt.

5. Vị trí tiêm hình thành một cục cứng chìm dưới da là bị gì?

Vị trí tiêm hình thành 1 cục cứng chìm dưới da, nhiều tuần không tan thì phải làm sao ạ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh trả lời:

Hiện tượng này gọi là áp xe vô trùng, tức thuốc bị đọng lại và chưa tan được. Theo đó, chúng ta chỉ cần đợi một thời gian để áp xe tan đi và không cần phải làm gì cả. Bên cạnh đó, nếu tại chỗ tiêm không bị sưng đỏ thì chúng ta có thể xoa nhẹ bắp tay tiêm để thuốc tan đi. Trừ trường hợp áp xe có nhiễm khuẩn thì mới cần can thiệp.

Trường hợp áp xe vô trùng không nguy hiểm nhưng tốt nhất thuốc nên tan đều trong cơ thể, nếu vẫn trẻ hình áp xe như vậy tức là thuốc chưa tan. Việc có kích hoạt được hệ miễn dịch để cơ thể tạo kháng thể hay không lại là vấn đề khác nữa.

Vì vậy, khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào trẻ cũng cần được chích nhắc, kể cả vắc xin COVID-19. Do đó, có thể hiệu quả tạo kháng thể ở những trẻ có áp xe vô trùng không đáng kể nhưng trong lần chích nhắc sau sẽ có hiệu quả và chúng ta vẫn tính trẻ đã được tiêm mũi 1.

6. Cách phân biệt áp xe vô trùng và áp xe nhiễm trùng?

Thưa BS, vừa rồi BS có nhắc đến vấn đề áp xe, vậy làm sao phụ huynh có thể nhận biết được trẻ bị áp xe nhiễm trùng và áp xe vô trùng ạ?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh trả lời:

Khi áp xe nhiễm trùng, trẻ sẽ kèm theo triệu chứng sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, chán ăn và vị trí tiêm sẽ ngày càng sưng đỏ hơn, có thể sinh ra mủ. Với áp xe nhiễm trùng, chúng ta cần phải can thiệp bằng kháng sinh.

Áp xe vô trùng là khi chúng ta thấy vị trí tiêm có cục cứng chìm dưới da nhưng không làm trẻ thấy đau nhức hay sốt. Theo thời gian, áp xe này sẽ tan đi, có thể trong vòng 1 - 3 tuần và chúng ta không cần can thiệp gì.

7. “Cánh tay COVID” ở trẻ có sao không?

Trường hợp không chỉ sưng đỏ mà đau cả cánh tay thì phải làm sao ạ? Thường thì mấy ngày sẽ hết, thưa BS?

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh trả lời:

Đau và sưng đỏ tại vị trí tiêm là những phản ứng phổ biến đối với vắc xin COVID-19, hay còn được gọi là “cánh tay COVID”. Theo đó, trẻ sẽ không bị đau ngay khi tiêm mà sau khoảng 24 giờ mới cảm thấy nhức, nặng cánh tay. Đây là biểu hiện bình thường và sẽ hết sau 5 - 10 ngày.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể kèm theo biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, ù tai... Phản ứng này là do một phần tác động của thuốc, một phần do tác động của tâm lý. Theo đó, chúng ta chỉ cần ăn uống, nghỉ ngơi đều đặn thì triệu chứng sẽ khỏi dần.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X