Trầm cảm ở người cao tuổi
Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bị bệnh phải được phát hiện và chăm sóc điều trị kịp thời.
Mẹ tôi năm nay 60 tuổi, thời gian gần đây mẹ tôi hay mất ngủ, hay cáu gắt. Nghe nói người già rất dễ bị trầm cảm. Xin bác sĩ cho biết biểu hiện và cách phòng bệnh.
(Lê Hòa, Cao Bằng)
Chào bác,
Trầm cảm là một bệnh phổ biến của mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở người cao tuổi do nhiều nguyên nhân như mắc các bệnh lý thực thể như xương khớp, đái tháo đường, tăng huyết áp…, tỷ lệ bị trầm cảm có thể lên 20 - 35%. Ngoài ra, những sự kiện làm đảo lộn cuộc sống: về hưu, thay đổi chỗ ở, mất mát tài sản, con cái hư hỏng, gia đình ly tán,... đều là những sự kiện có thể tác động rất mạnh đến người cao tuổi; do sự mất cân bằng sinh hoá các chất trong cơ thể...
Nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi không phải lúc nào cũng dễ dàng, tuy nhiên có một số dấu hiệu quan trọng là thay đổi cảm xúc (vẻ mặt buồn kém vui tươi, các nếp nhăn ở mũi má hằn sâu trông già xọm so với tuổi, ánh mắt u tối thảng thốt lo lắng, ngồi trầm tư suy nghĩ...); Rối loạn giấc ngủ (có thể hoàn toàn trắng đêm kèm theo bồn chồn lo âu khó chịu đến mức kích động đi ra đi vào đứng ngồi không yên)… Một số người hay kêu đau đầu mỏi lưng, đau ngực đau khớp, rát lưỡi, táo bón dai dẳng,...); Một số bệnh nhân có biểu hiện hay quên, nhầm lẫn các đồ vật, các biểu hiện này thường xảy ra đột ngột giống như mất trí rất dễ chẩn đoán nhầm…
Người cao tuổi rất cần được chăm sóc cả về thể chất lẫn tinh thần. Khi bị bệnh phải được phát hiện và chăm sóc điều trị kịp thời. Nếu chẩn đoán đúng bệnh, người thân sẽ giúp người cao tuổi tuân thủ một chương trình điều trị thích hợp, sẽ giúp cho việc cải thiện các triệu chứng ngày càng tốt hơn.
AloBacsi.vn
Theo BS Nguyễn Văn Dũng - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình