Hotline 24/7
08983-08983

Top 10 thắc mắc thường gặp về bệnh cường giáp

Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp tạo ra nhiều hormone tuyến giáp hơn nhu cầu của cơ thể. Cường giáp là bệnh lý rất phổ biến ở phụ nữ và người lớn tuổi. Bài viết dưới đây cung cấp cho bạn những thắc mắc thường gặp về bệnh cường giáp.

1. Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp là một hội chứng, không phải một bệnh riêng biệt. Tuyến giáp là tuyến nội tiết quan trọng, nằm phía trước cổ, ngay dưới thanh quản và trên xương ức. Hormone tuyến giáp đóng vai trò chính trong chuyển hóa, tăng trưởng và phát triển cơ thể.

Bệnh cường giáp là một nhóm bệnh gây ra bởi tình trạng tăng tiết hormone tuyến giáp (triiodothyronine và thyroxin). Dẫn đến các triệu chứng tim mạch, tăng chuyển hóa quá mức với các biểu hiện: tim đập nhanh, gầy sút cân,...

2. Cường giáp có phải bướu cổ không?

Bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp là một bệnh lý phổ biến của tuyến giáp. Biểu hiện điển hình là có khối lồi lên ở vùng cổ do sự tăng lên về kích thước của tuyến giáp. Bướu cổ được chia làm ba nhóm là: 

- Bướu cổ lành tính: thường gặp nhất, chiếm 80% các trường hợp.

- Ung thư

- Rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp (cường giáp, suy giáp).

Bướu cổ lành tính là trường hợp tuyến giáp tăng lên về kích thước nhưng không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Do đó các trường hợp bướu cổ lành tính hầu như không phải can thiệp phẫu thuật. Tuy nhiên khi bướu quá lớn gây nuốt vướng, nuốt khó, khó thở và lồi ra phía trước gây mất thẩm mỹ thì có thể phẫu thuật cắt bướu. Bướu cổ lành tính là tình trạng tuyến giáp to nhưng không gây rối loạn, không gây cường giáp hay suy giáp và không phải ung thư.

Cường giáp Basedow là rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn đến rối loạn chức năng nội tiết tuyến giáp, sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp (cường giáp). Vì các hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến một số hệ thống cơ thể khác nhau, các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến bệnh cường giáp có thể rất rộng và ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể. Bệnh cường giáp có biểu hiện bướu cổ nhưng không phải bướu cổ đơn thuần mà có các đặc điểm riêng.

3. Bệnh cường giáp có bị vô sinh không?

Hormone tuyến giáp cũng liên quan đến hoạt động của cơ quan sinh sản ở cả nam giới và nữ giới, vì thế nhiều bệnh nhân lo lắng chức năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng. Nếu điều trị ổn định, bệnh nhân cường giáp vẫn có thể sinh con. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị bệnh sớm, một trong những biến chứng có thể gặp phải là chức năng sinh lý bị suy giảm, gây khó khăn trong việc sinh con.

Với nữ giới: Phụ nữ độ tuổi sinh sản có nguy cơ mắc bệnh cường giáp cao hơn nam giới và bệnh cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai phụ, sự phát triển của thai nhi. Vì thế nếu đang mắc bệnh, chị em nên điều trị khỏi hoàn toàn mới mang thai, tránh rủi ro cho thai như: sinh non, sảy thai, bệnh tim mạch bẩm sinh,… Nếu đã mang thai, hãy thông báo và điều trị với chuyên gia nội tiết khi theo dõi, điều trị bệnh tích cực, đứa trẻ vẫn có sức khỏe tốt.

Với nam giới: Nam giới khi mắc bệnh cường giáp thường bị suy giảm ham muốn tinh dục, nhiều trường hợp nặng hơn có thể gây yếu sinh lý. Nếu điều trị sớm và tích cực, bệnh nhân sẽ phục hồi trở lại khả năng tình dục và sinh sản.

Xem thêm: 11 dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cường giáp cần đi khám ngay

4. Nguyên nhân nào gây ra bệnh cường giáp?

Có nhiều nguyên nhân gây cường giáp, thường gặp nhất là bệnh Basedow. Bệnh Basedow thường gặp ở phụ nữ độ tuổi từ 20 - 40, nhưng cũng có thể xuất hiện ở nam và bất kì độ tuổi nào.

Triệu chứng của bệnh Basedow bao gồm: triệu chứng cường giáp, bướu giáp to lan tỏa, bệnh lý mắt do bệnh Basedow và phù niêm trước xương chày.

Ngoài ra, bướu giáp đơn nhân, đa nhân hóa độc và một số thuốc như amiodarone là những nguyên nhân khác gây cường giáp.

5. Cường giáp có các triệu chứng nào?

Triệu chứng lâm sàng cường giáp bao gồm: 

- Mệt mỏi, lo lắng, kích thích, khó ngủ.

- Yếu cơ (thường yếu cánh tay và đùi dẫn đến khó mang vác nặng, khó leo cầu thang hoặc đứng dậy từ ghế).

- Run tay, đổ nhiều mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực.

- Sụt cân dù ăn uống bình thường hoặc ăn ngon miệng, đi tiêu thường xuyên.

6. Làm thế nào để chẩn đoán bệnh cường giáp?

Khi có các dấu hiệu cảnh báo cường giáp, hãy đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra các cận lâm sàng thích hợp để chẩn đoán bệnh.

Xét nghiệm cần được làm là: Định lượng TSH, FT3, FT4. Nếu bị cường giáp, kết quả xét nghiệm sẽ biểu hiện bằng việc tăng nồng độ FT4, FT3 và TSH giảm. 

Các cận lâm sàng khác có thể được bổ sung để đánh giá kích thước tuyến giáp và tìm nguyên nhân của hội chứng cường giáp như: siêu âm tuyến giáp, siêu âm Doppler tuyến giáp.

7. Điều trị cường giáp như thế nào?

Thông thường, khi phát hiện bệnh cường giáp có thể được điều trị dễ dàng bằng các biện pháp nội khoa. Người bệnh chỉ cần uống thuốc điều trị theo toa của bác sĩ như thuốc kháng giáp tổng hợp, thuốc chẹn beta giao cảm hoặc thuốc an thần. Tuy nhiên thời gian điều trị bệnh cần kéo dài liên tục 12 - 18 tháng, người bệnh không nên tự ý bỏ thuốc khi không còn các triệu chứng của bệnh.

Tình trạng lâm sàng của người bệnh sẽ được cải thiện sau khoảng 2 - 4 tuần, các xét nghiệm chức năng tuyến giáp cũng dần hồi phục sau đó, TSH thường cải thiện chậm hơn.

Trong một số trường hợp, tình trạng bướu cổ to gây ảnh hưởng thẩm mỹ hoặc bướu tái phát nhiều lần có thể được giải quyết bằng phương tiện ngoại khoa hoặc uống đồng vị Iod phóng xạ.

Cường giáp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Khi gặp các dấu hiệu cảnh báo bệnh cường giáp, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

8. Những lưu ý khi điều trị cường giáp?

3 phương pháp chính điều trị cường giáp là:

- Thuốc kháng giáp tổng hợp: giúp ức chế sản xuất hormone giáp.

- Iod phóng xạ: phá hủy tế bào tuyến giáp, giảm khả năng sản xuất hormone giáp.

- Phẫu thuật tuyến giáp: cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Mỗi phương giáp đều có ưu điểm và khuyết điểm. Do đó, người bệnh cường giáp cần được khám bởi bác sĩ chuyên khoa nội tiết để thảo luận phương pháp điều trị tối ưu nhất.

Chế độ ăn của người bệnh cường giáp nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều iod như: rong biển, hải sản, thực phẩm bổ sung iod hoặc thức ăn có phẩm màu màu đỏ…

Xem thêm: Các địa chỉ phòng khám điều trị bệnh cường giáp uy tín tại Hà Nội

9. Bệnh cường giáp nếu không điều trị sẽ nguy hiểm như thế nào?

Nếu cường giáp không được phát hiện, điều trị và kiểm soát tốt sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm:

- Tim mạch: rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, tăng nguy cơ đột quỵ), suy tim sung huyết.

- Loãng xương: xương yếu và dễ gãy.

- Bất thường mắt: bệnh Basedow sẽ gây lồi mắt, mắt sưng và đỏ, nhạy cảm ánh sáng, nhìn mờ, nhìn đôi, thậm chí gây mù.

- Bão giáp: là biến chứng hiếm gặp nhưng có thể gây tử vong. Bão giáp thường xảy ra trên người bệnh cường giáp không điều trị hoặc điều trị chưa ổn định và có yếu tố thúc đẩy như phẫu thuật, nhiễm trùng, chấn thương,...

Vì vậy, người bệnh cường giáp cần tuân thủ điều trị và tái khám định kì tại chuyên khoa nội tiết để kiểm soát tốt chức năng tuyến giáp và tránh những biến chứng.

10. TPHCM, khám và điều trị tuyến giáp tại ở đâu?

1. Bệnh viện Ung bướu TPHCM

Địa chỉ:

- Cơ sở 1: Số 3, Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, TPHCM

- Cơ sở 2: Số 12, Đường D400, Phường Tân Phú, TP Thủ Đức

Liên hệ: (028) 3841 2637 - (028) 3843 3021 - (028) 3843 3022

Email: bvub@gmail.com

Website: benhvienungbuou.vn

2. Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM

Địa chỉ:

- Cơ sở 1: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TPHCM

- Cơ sở 2: 201 Nguyễn Chí Thành, Phường 12, Quận 5, TPHCM

- Cơ sở 3: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TPHCM

Liên hệ: (028) 3855 4269 - (028) 3955 5548

Email: bvdh@hcm.vnn.vn

Website: www.bvdaihoc.com.vn; www.bvdaihoccoso2.com.vn; www.bvdaihoccoso3.com.vn

3. Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Bình Thạnh, TPHCM

Liên hệ: (028) 3841 2692

Email: info@bvndgiadinh.org.vn

Website: bvndgiadinh.org.vn

4. Bệnh viện Quốc tế City

Địa chỉ: Số 3, Đường 17A, Phường Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TPHCM

Liên hệ: (028) 6280 3333

Email: truyenthong@cih.com.vn

Email đặt lịch hẹn: booking@cih.com.vn

Website: https://cih.com.vn/

5. Phòng khám Đa khoa Thiên Phước

Địa chỉ: 269 Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM

Liên hệ: 1900 0202

Email: info@phongkhamthienphuoc.vn

Website: https://phongkhamthienphuoc.vn/

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X