Hotline 24/7
08983-08983

Tổng quan về tầm soát đột quỵ mọi người nên biết

Cứ 45 giây thì thế giới có 1 trường hợp bị đột quỵ và 3 phút sẽ có 1 người tử vong. Vì vậy tầm soát đột quỵ được coi là biện pháp phòng ngừa tốt nhất giúp phát hiện khả năng xảy ra đột quỵ trong tương lai.

I. Ai nên tầm soát đột quỵ?

Tầm soát đột quỵ không phân biệt giới tính, độ tuổi và ngành nghề. Tuy nhiên, thông thường từ trên 40 tuổi nên đi tầm soát.

đối tượng tầm soát đột quỵNếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ thì nên tầm soát đột quỵ càng sớm càng tốt

Bên cạnh đó, nếu bạn có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ sau cũng nên đi tầm soát đột quỵ:

  • Thừa cân
  • Bệnh tim
  • Cholesterol cao
  • Nhịp tim không đều
  • Huyết áp cao
  • Hút thuốc (trước đây hoặc hiện tại)
  • Bệnh tiểu đường
  • Không/ít vận động
  • Lịch sử gia đình có người bị đột quỵ

Ngoài ra, nếu xuất hiện các dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) như méo miệng, yếu tay chân, đau đầu đột ngột… sau đó tự hết trong vòng 24 giờ thì cũng nên đi tầm soát đột quỵ ngay.

II. Các kỹ thuật tầm soát đột quỵ

Trong tầm soát đột quỵ cần phải làm các xét nghiệm cận lâm sàng để đánh giá một cách tổng quát và giúp dự phòng được trên 80%. Trung bình tổng thời gian khám tầm soát đột quỵ thường kéo dài khoảng 3 giờ đồng hồ. Do đó, bạn nên đi sớm để không bị dời lịch tiếp theo sang buổi chiều.

Cụ thể, một số kỹ thuật tầm soát đột quỵ bao gồm:

1. Chụp MRI

Chụp cộng hưởng (MRI 3 Tesla)Chụp cộng hưởng (MRI 3 Tesla) là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng hiện đại và hiệu quả

MRI giúp kiểm tra hệ thống mạch máu não, nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán, phát hình các bệnh lý của não như: phù nề, xuất huyết, khối u, nang, tuyến yên, thân não, nhiễm trùng, viêm, hay bất thường về cấu trúc,… Đánh giá tình trạng đau đầu, chóng mặt, yếu/liệt cơ, động kinh, suy giảm thị lực,...

Đối với chụp MRI 3 Tesla là thế hệ máy mới, không cần dùng thuốc cản từ trong khảo sát hệ thống mạch máu não vẫn có thể giúp bác sĩ quan sát rõ bó sợi thần kinh, độ tưới máu não và đánh giá chính xác vùng nhồi máu não, cũ - mới, tranh tối tranh sáng… Qua đó bác sĩ sẽ có cơ sở để quyết định có nên điều trị cho những trường hợp đến muộn sau 6 giờ hay không.

Thời gian chụp MRI 3 Tesla khoảng 15-20 phút. Thời gian nhận kết quả khoảng 30 - 60 phút (nếu hội chẩn cần 60 - 120 phút).

2. Siêu âm tim/đo điện tim (điện tâm đồ (ECG))

Phương pháp này giúp chẩn đoán xem bệnh nhân có nguy cơ đột quỵ tim hay không, bằng cách ghi lại các hoạt động điện trong tim, nhịp tim và nhịp đập của tim.

Nếu rối loạn nhịp bệnh nhân rất có khả năng bị đột quỵ do tim đập không đều.

Ngoài ra, cũng giúp đánh giá chức năng tim và phát hiện các bất thường của cơ tim, van tim, bệnh lý bẩm sinh, bệnh tim thiếu máu cục bộ, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, ngoại tâm thu, dày thất, rối loạn dẫn truyền,....

3. Siêu âm doppler động mạch cảnh

Có thể đánh giá 70% lượng máu lên não và phát hiện bệnh lý liên quan đến động mạch cảnh như phình, hẹp,…với chi phí không quá tốn kém, chỉ vài trăm ngàn.

4. Xét nghiệm máu

xét nghiệm máu trong đột quỵXét nghiệm máu có thể đánh giá và tìm ra được những yếu tố nguy cơ đột quỵ

Giúp kiểm tra lượng đường huyết (Glucose, HbA1c), Gout (Axit Uric), định lượng Protein phản ứng C trong máu; tình trạng cầm, đông máu; mỡ máu (Cholesterol toàn phần, Triglyceride, Cholesterol HDL, Cholesterol LDL) nhằm sớm ngăn ngừa những rối loạn do mỡ máu.

Đánh giá chức năng thận và các bệnh lý thận (phân tích nước tiểu, Creatinin, Ure)

Đánh giá bất thường về chức năng gan và tổn thương gan (men gan GGT, tỉ lệ AST/ALT) do rượu bia, thuốc lá.

Đánh giá tình trạng thiếu máu, một số bệnh nhiễm trùng và rối loạn đông máu do thiếu tiểu cầu.

5. Làm test gắng sức

Ví dụ như chạy bộ, đi bộ để kiểm tra mức gắng sức của bệnh nhân đến đâu và phát hiện xem có yếu tố nguy cơ nào khác không.

III. Chí phí tầm soát đột quỵ

Chi phí cho gói tầm soát đột quỵ thông thường đối với những người dưới 40 tuổi là khoảng 8 triệu đồng, trên 50 tuổi là 9 - 15 triệu đồng (thời điểm năm 2020). Tuy nhiên, tùy thuộc từng bệnh viện và chỉ định tầm soát mà mức giá sẽ có sự chênh lệch khác nhau.

IV. Bao lâu nên tầm soát đột quỵ 1 lần?

Bình thường, những người không có các yếu tố nguy cơ đột quỵ trên thì nên kiểm tra sức khỏe 6 tháng/ lần để phát hiện bệnh. Ngược lại thì nên 3 tháng khám 1 lần.

Đối với ai đi tầm soát đột quỵ, kết quả hoàn toàn bình thường thì 5 năm sau mới cần tầm soát đột quỵ.

thời gian tầm soát đột quỵNgười bình thường nên 5 năm tầm soát đột quỵ 1 lần

V. Lưu ý trước và sau khi tầm soát đột quỵ

1. Trước khi tầm soát

Bạn cần lưu lại một số thông tin về sức khỏe bản thân và tiền sử gia đình liên quan đến đột quỵ trước khi tới bệnh viện tầm soát: Bạn đã/đang/từng bị bệnh gì, thuốc đã sử dụng, gia đình có ai bị đột quỵ/cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA),…

Mang tất cả các loại thuốc đang sử dụng như thuốc huyết áp, tiểu đường (nếu có). Và ngưng tất cả các thuốc đang sử dụng (thuốc tiểu đường, insulin…) vào sáng ngày lấy máu.

Nên nhịn ăn sáng trước khi tầm soát đột quỵ ít nhất 8 tiếng đồng hồ, vì phải làm xét nghiệm máu hoặc chụp MRI có chất cản từ. Trong trường hợp nếu lỡ ăn sáng rồi thì có thể lấy máu sau 6 tiếng.

Hạn chế mặc quần áo có nút kim loại, hoặc đeo trang sức kim loại để tránh xét nghiệm nhầm lẫn và chèn hình.

2. Sau khi tầm soát

Bạn cầm kết quả lại phòng khám bác sĩ lúc đầu để nghe đọc kết quả, xem có nguy cơ gì không.

Nếu cần phải mua thuốc thì liên hệ quầy thuốc của bệnh viện để lấy thuốc và sau đó sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, tái khám định kỳ.

Nếu không dấu hiệu nguy hiểm thì bạn có thể ra về.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X