Tìm hiểu cách trị ho tại nhà cho trẻ
Chăm sóc trẻ đúng cách khi bị ho là giải pháp quan trọng giúp con nhanh lành bệnh. Vậy nên vệ sinh đường hô hấp sao cho đúng? Cần lưu ý gì trong dinh dưỡng và sử dụng thuốc trị ho? Tất cả những thắc mắc này đã được TS.BS Trần Anh Tuấn giải đáp trong bài viết dưới đây.
1. Các loại ho thường gặp ở trẻ
Ho là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em. Nhưng dù bạn có làm cha mẹ của bao nhiêu đứa trẻ chăng nữa đôi lúc vẫn bối rối khi đối diện với những tiếng ho, đợt này con có thể ho khan đến khàn tiếng, lúc khác ho lại kèm theo đờm đặc.
Nhiều bậc phụ huynh thường lo lắng khi con bị ho, nhưng thực tế đây là phản xạ có lợi để bảo vệ đường thở được thông thoáng, giúp hít thở dễ dàng. Không phải mức độ ho nhiều ít của trẻ lúc nào cũng song hành với mức độ nặng của bệnh. Thật vậy, trẻ có thể ho rất nhiều khi bị viêm hô hấp trên nhưng thường đây không phải là các trường hợp bệnh nặng. Trái lại, khi bị viêm phổi - một thể bệnh nặng thật sự - trẻ lại thường ít ho hơn.
Khi trẻ bị ho, cha mẹ nên để trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn, theo dõi bé thường xuyên để đề phòng trường hợp trẻ ho nhiều, có biểu hiện khó thở, thở nhanh thì cần đưa đi bệnh viện ngay lập tức. (Ảnh minh họa)
Theo Thầy thuốc Ưu tú, TS.BS Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô hấp - Bệnh viện Nhi đồng 1, có 2 cách để phân ra các loại ho. Một là phân chia theo mức độ thời gian, nếu trẻ ho dưới 4 tuần lễ (nguyên nhân hàng đầu là do nhiễm trùng đường hô hấp) thì được xếp vào tình trạng ho cấp tính, nhưng nếu vượt quá 4 tuần là ho kéo dài. Ở trẻ nhỏ đa phần là các trường hợp ho cấp tính, còn ho kéo dài thường gặp ở trẻ lớn hơn.
Hai là phân chia theo tính chất của cơn ho đó là ho khan và ho có đờm. Song rất khó để phân biệt “ranh giới” giữa 2 tình trạng này, bởi đôi khi trong cùng một bệnh lý ho khan và ho có đờm sẽ xảy ra kế tiếp nhau. Chẳng hạn như, ho do hen suyễn trong giai đoạn đầu là ho khan, sau đó mới chuyển sang ho có đờm. Hơn nữa, ở trẻ nhỏ hoàn toàn không có khả năng khạc đờm, vì thế trong một số trường hợp khi ho các bé vẫn nuốt vào dẫn đến việc cha mẹ khó nhận định rõ ràng con ho đờm hay ho khan.
2. Các biện pháp vệ sinh đường hô hấp cho trẻ
Vệ sinh đường hô hấp là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe ngay từ “cửa ngõ” đầu tiên giúp chống lại các mầm bệnh. Cơ thể có sạch thì hệ hô hấp mới khỏe mạnh. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý, cho dù trẻ có mắc bệnh thì vẫn cần được vệ sinh thân thể đúng cách, như vậy mới tránh được nguy cơ nhiễm khuẩn.
Cùng với đó là giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng, tránh khói bụi ô nhiễm, tập cho trẻ thói quen rửa tay, đeo khẩu trang, che miệng khi ho và hắt hơi… Đây là những nguyên tắc hữu ích không chỉ bảo vệ trẻ trước đại dịch COVID-19 mà còn nhiều mầm bệnh khác trên đường hô hấp.
“Việc vệ sinh mũi miệng không phải lúc nào cũng cần thiết với trẻ em. Bình thường, niêm mạc mũi của mỗi người đã hình thành cơ chế bảo vệ. Chỉ thực hiện vệ sinh mũi miệng khi trẻ mắc bệnh đường hô hấp mà có hiện tượng chảy mũi, nghẹt mũi, nhưng phải đúng kỹ thuật.
Nguyên tắc chung mà mẹ cần nhớ là rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh cho bé, dụng cụ phải đặt gọn gàng và ngăn nắp chất thải cần phải được bỏ vào thùng rác đúng nơi quy định. Có như vậy mới đảm bảo được cho em bé khỏe và tránh lây nhiễm từ môi trường xung quanh” - BS Tuấn nói.
Để vệ sinh mũi cho trẻ, cách thứ nhất mẹ có thể áp dụng phương pháp bấc sâu kèn, dùng khăn giấy mềm và dai se lại một đầu to, một đầu nhỏ. Sau đó, mẹ đặt nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm từ từ vào khăn giấy. Một lúc sau, mẹ nhẹ nhàng kéo khăn ra. Trong trường hợp trẻ bị sổ mũi đặc, mẹ có thể dùng nước muối sinh lý nhỏ vài giọt vào mũi trẻ để dịch mềm ra hơn, khi đó thực hiện bấc sâu kèn sẽ thuận lợi hơn.
Cách thứ hai là dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và sau đó hút ra ngoài, nhưng với phương pháp này mẹ cần lưu ý không nên hút dịch mũi ra ngoài bằng chính miệng của mình, vì đây là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh từ mẹ sang con. Hiện nay, mẹ có thể sử dụng ống nhựa hoặc dùng ống bóp nhỏ bằng cao su để hút dịch nhầy ở mũi ra, sau khi dùng xong cần vệ sinh sạch sẽ, tránh tạo thành “ổ vi khuẩn” tại các dụng cụ này.
Nên vệ sinh các dụng cụ sau khi hút mũi cho trẻ (Ảnh minh họa)
BS Tuấn khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên sử dụng một số lượng lớn nước muối sinh lý để rửa mũi cho con tại nhà, việc này chỉ nên thực hiện tại các cơ sở y tế hoặc người có chuyên môn đã được huấn luyện, nếu không có thể khiến trẻ bị sặc gây nguy hiểm tính mạng.
Bên cạnh mũi, việc vệ sinh răng miệng cũng quan trọng không kém. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc súc miệng bằng nước muối 2 lần 1 ngày có thể giảm thiểu được tối đa tình trạng viêm họng ở trẻ em và cả người lớn. Cha mẹ nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc có thể tự pha chế dung dịch này cho con dùng tại nhà. Ở những vùng lạnh nên sử dụng nước muối ấm để súc miệng sẽ tốt hơn so với nước muối thông thường.
3. Lưu ý về dinh dưỡng cho trẻ
5. Hỏi - đáp các thắc mắc thường gặp về biện pháp trị ho tại nhà
1. Thưa BS, bé nhà em bị cảm nên có sổ mũi, ho kèm tiếng đờm nhưng không nhiều. Vì bé sổ mũi nên rất khó chịu, cứ khò khè suốt. Xin hỏi BS em có nên hút mũi cho bé không ạ? Và hút sao cho đúng ạ?
Tốt nhất và đơn giản nhất là nếu bé bị sổ mũi trước thì bạn có thể áp dụng biện pháp bấc sâu kèn cho trẻ như đã hướng dẫn ở trên. Nếu dịch mũi quá đặc bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý nhỏ một vài giọt vào mũi em bé, chờ nửa phút, sau đó sử dụng ống hút hoặc ống bóp cao su để hút dịch mũi ra.
Mặc dù hai biện pháp sau không thể giải quyết được hết tình trạng nhưng một phần nào đó cũng giúp cho bé dễ chịu hơn. Nhưng khi sử dụng những biện pháp này cần lưu ý tuyệt đối vấn đề vệ sinh trước và sau khi sử dụng các ống hút dịch mũi... để tránh việc dụng cụ bị nhiễm bẩn.
Theo TS.BS Trần Anh Tuấn, chỉ nên dùng thuốc ho phù hợp với lứa tuổi và phù hợp với tính chất ho của trẻ. Đặc biệt, không nên tự ý cho trẻ dùng các loại thuốc ho dành cho người lớn do tác dụng phụ, độc tính có thể có.
2. Con em được 4 tuổi, bị viêm đường hô hấp cấp, đã uống hết thuốc theo đơn của BS nhưng vẫn còn ho khục khặc, ngoài vấn đề này thì không còn triệu chứng gì khác. Xin hỏi, vì sao con đã khỏi bệnh mà vẫn còn tiếng ho? Làm sao để chấm dứt tình trạng này ạ?
Sau khi bị nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là nhiễm virus đường hô hấp các chuyên gia nhận thấy đường hô hấp của các bé sẽ tăng mẫn cảm với những tác nhân bên ngoài. Vì vậy, dù đã hết bệnh nhưng nhiều bé vẫn ho khục khặc kéo dài nhiều tuần mới hết hẳn, nguyên nhân là do cổ họng trẻ lúc này đang khá mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài.
Nếu như 1 ngày bé chỉ ho vài tiếng, không ảnh hưởng đến việc sinh hoạt thì bạn không cần lo lắng. Với tình trạng này, bạn có thể cho trẻ sử dụng các loại thuốc ho với chiết xuất từ thảo dược an toàn để giảm thiểu phần nào đó việc xuất hiện các triệu chứng ho.
Bên cạnh đó cần tránh việc để trẻ tiếp xúc với tác động xấu từ môi trường bên ngoài như sử dụng nhiều quạt máy, điều hòa, máy lạnh, đặc biệt là hít khói thuốc lá thụ động hoặc khói từ than bếp nấu củi… vì đây đều là những yếu tố khiến trẻ ho kéo dài hơn.
4. Bác sĩ Tuấn ơi, con em ho có đờm uống thuốc ho thảo dược Cozz Ivy mới 2 ngày đã giảm ho và bớt khò khè nhiều. Nhưng hôm qua em quên cho bé uống một liều thì có cần uống bù, tăng liều không hay tiếp tục uống như bình thường vào cữ sau không, thưa BS?
Khi sử dụng thuốc cho trẻ, tốt nhất các bậc phụ huynh không nên quên. Đối với Cozz Ivy được chiết xuất an toàn từ lá thường xuân, nếu bạn có quên liều thì không nhất thiết phải uống bù hoặc tăng liều vào lần sau bạn nhé!
Cozz Ivy chứa chiết xuất của lá thường xuân - một loại thảo dược an toàn, có nguồn gốc từ y học Tây phương và đã chứng minh được tính hiệu quả, an toàn trong việc giảm ho cho cả người lớn lẫn trẻ em từ 1 tuổi trở lên.
5. Con gái em 3 tuổi, gần đây cứ cách tuần là cháu lại bị ho và sổ mũi, không sốt. Có người khuyên không nên cho bé ngủ máy lạnh dễ bị bệnh hô hấp, nhưng vì bé quen rồi nên không mở là không ngủ được. Vậy việc cho bé ngủ máy lạnh ở nhiệt độ nào thì bé sẽ không bị bệnh ho và sổ mũi? Nếu bệnh cứ lặp đi lặp lại thì có nguy hiểm gì không? Cách phòng ngừa? Cảm ơn BS.
Đây là câu hỏi của rất nhiều bậc phụ huynh. Hiện nay, trên thế giới chưa có bất kỳ một công trình nghiên cứu nào so sánh hiệu quả giữa máy lạnh và quạt máy cái nào hiệu quả hơn cái nào.
Song nhiều chuyên gia cho rằng, luồng gió từ quạt máy thổi trực tiếp vào trẻ sẽ nguy hiểm hơn khi nằm điều hòa, vì trong một chừng mực nào đó, chúng ta có thể điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa cho phù hợp. Hơn nữa luồng gió của máy điều hòa cũng không quá mạnh như của quạt. Do đó, một số công trình nghiên cứu không chính thức trên thế giới nhìn nhận, có lẽ cho trẻ ngủ với điều hòa sẽ có lợi hơn so với việc ngủ quạt.
Khi sử dụng điều hòa nên cài đặt nhiệt độ ít chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài càng tốt. Với trẻ em, nhiệt độ xấp xỉ 27-28oC là hợp lý. Lưu ý, không để luồng gió của máy thổi thẳng vào người trẻ, không để các bé ở trong phòng máy lạnh quá 3 tiếng.
Cuối cùng, nên dọn dẹp phòng sạch sẽ, mở cửa thường xuyên để thoáng gió. Nên vệ sinh máy lạnh định kỳ.
6. BS ơi, em vừa cho con dùng thuốc ho thảo dược Cozz Ivy vừa ngậm quất chưng đường phèn có được không ạ? Có cần sử dụng cách nhau không thưa BS? Bé nhà em được 4 tuổi, bị cảm lạnh nên ho, có đờm nhiều ạ. Em cảm ơn BS.
Khi dùng Cozz Ivy với quất chưng đường nghĩa là bạn đang áp dụng phương pháp dân gian của cả Đông và Tây phương. Từ xa xưa, phương pháp quất chưng đường phèn để cho thấy có hiệu quả trong điều trị ho ở trẻ em. Tương tự, Cozz Ivy được chiết xuất từ lá thường xuân cũng đã được các nước Tây phương dùng từ lâu đời để điều trị hiệu quả và an toàn các chứng ho. Hai sản phẩm này nếu sử dụng thì hoàn toàn không tương kỵ nhau, bạn có thể yên tâm sử dụng cho con.
Kính mời quý độc giả cùng đón xem những nội dung tiếp theo trong chuyên đề https://alobacsi.com/benh-ho-o-tre-em/
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình