Hotline 24/7
08983-08983

Tìm hiểu các cách điều trị bàng quang tăng hoạt hiệu quả

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh bàng quang tăng hoạt mà các bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, tuân thủ nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp và có thể riêng lẻ hoặc phối hợp nhiều liệu pháp cùng một lúc. Trong đó, thay đổi lối sống lành mạnh là biện pháp điều trị bàng quang tăng hoạt đầu tiên và cũng là cách đơn giản nhất.

1. Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang tăng hoạt hay bàng quang hoạt động quá mức (Overactive bladder - OAB) là tình trạng co bóp không đúng lúc của bàng quang, gây ra cảm giác muốn đi tiểu thường xuyên, đột ngột và khó kiểm soát. Người bị bàng quang tăng hoạt có cảm giác muốn đi tiểu nhiều lần cả ngày lẫn đêm và cũng có thể bị tiểu gấp. Do đó, nếu có tổng số lần đi tiểu trên 8 lần/ngày hoặc trên 2 lần vào ban đêm, bạn nên nghĩ đến chứng bàng quang tăng hoạt. 

Tình trạng bàng quang hoạt động quá mức không gây nguy hiểm, nhưng có thể khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ảnh hưởng đến công việc và gây cản trở trong sinh hoạt hàng ngày.  

2. Điều trị bàng quang tăng hoạt tại nhà

Thời gian đầu khi bệnh mới được phát hiện, phần lớn bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên áp dụng các cách chữa bàng quang tăng hoạt tại nhà. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh nếu kiên trì thực hiện.

a. Thực hiện các bài tập chữa bàng quang tăng hoạt

Các triệu chứng bệnh có thể được kiểm soát bằng những bài tập điều trị bàng quang tăng hoạt, giúp tăng cường nhóm cơ ở các bộ phận như: Sàn chậu; Bụng dưới; Cơ trung tâm ở bụng; Lưng dưới; Đùi; Hông.

Thông thường, những bài tập cơ sàn chậu, hay bài tập Kegel là phổ biến nhất. Ban đầu, bạn cần xác định vị trí cơ sàn chậu bằng cách tưởng tượng mình đang đi tiểu, sau đó nhịn tiểu giữa chừng. Cơ giúp bạn làm điều này chính là cơ sàn chậu. Sau đó, mỗi ngày hãy siết cơ sàn chậu trong 10 giây, rồi lại thả lỏng 10 giây 5 lần liên tiếp. Lặp đi lặp lại càng nhiều càng tốt mỗi khi có thời gian.

Ngoài ra, chuyên gia vật lý trị liệu có thể hướng dẫn bạn thực hiện phương pháp phản hồi sinh học cũng rất hữu ích.

b. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Xây dựng lại chế độ ăn uống hàng ngày cho phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn cũng là một cách điều trị bàng quang tăng hoạt và kiểm soát tốt các biểu hiện của bệnh.

Đối với tình trạng bàng quang hoạt động quá mức, người bệnh nên tránh các tác nhân gây lợi tiểu, bao gồm:

- Cà phê, trà, nước ngọt có gas…

- Thức uống có cồn: bia, rượu…

- Thức ăn mặn

Ngoài ra, cần hạn chế các thực phẩm và đồ uống có vị chua. Nguyên nhân là bởi lượng axit trong chúng có khả năng gây kích ứng niêm mạc bàng quang, khiến tình trạng bệnh trở nên tệ hơn.

Bên cạnh đó, hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như đậu các loại, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt để tránh táo bón. Vì táo bón tác động rất xấu đến chức năng của bàng quang.

Xem thêm: Điều trị ung thư bàng quang bằng phương pháp nào, cơ hội sống có cao không?

c. Kiểm soát lượng nước tiêu thụ

Xác định lượng nước tiêu thụ cần thiết trong ngày là một phần thiết yếu trong khi điều trị bàng quang tăng hoạt. Điều này có thể giúp bạn tránh tạo thêm áp lực lên bàng quang, đồng thời vẫn cung cấp đủ nước cho cơ thể.

Nhiều người tưởng rằng uống ít nước sẽ ít đi tiểu hơn. Tuy nhiên, uống quá ít chất lỏng khiến cho nước tiểu bị cô đặc và nước tiểu này lại gây kích thích cho bàng quang, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn.

Hãy cố gắng không để mất nước, chỉ uống cho tới khi hết khát. Đừng uống nước vào khoảng 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ để tránh tình trạng tiểu đêm nhiều lần.

d. Chiến lược tinh thần trong điều trị bàng quang tăng hoạt

- Tập luyện bàng quang. Cách luyện tập này chủ yếu dựa trên việc thiết lập các mốc thời gian “ghé thăm” nhà vệ sinh. Ban đầu, hãy nhịn tiểu trong khoảng thời gian ngắn, 15 - 30 phút, sau đó tăng dần cho đến khi đạt mức 3 - 4 giờ mới cần đi tiểu một lần. Điều này giúp bàng quang tăng dần khả năng chứa nước tiểu bằng cách tăng dần thời gian giữa những lần bạn đi vệ sinh.

- Sử dụng tã cho người có bàng quang hoạt động quá mức. Biện pháp này thường thông dụng với những ca bệnh trung bình hoặc nặng. Việc mặc tã có thể giúp bạn vượt qua nỗi sợ gặp phải “tai nạn” trong thời gian đầu bệnh phát sinh.

- Viết nhật ký. Ghi lại những triệu chứng bạn gặp phải và quan sát cơ thể mỗi ngày cũng có khả năng giúp bạn xác định những yếu tố khiến bệnh trở nặng, chẳng hạn như ho, hắt hơi, căng thẳng…

e. Bỏ các thói quen xấu

Béo phì cũng gây áp lực lên bàng quang và các cơ quan tiết niệu, từ đó khiến bệnh càng trở nặng. Lúc này, thay vì tự do ăn uống, bạn nên có áp dụng một số chế độ ăn kiêng phù hợp để giảm cân.

Bên cạnh những phương pháp trên, bạn cần ngưng hẳn hoặc thay đổi dần những thói quen sinh hoạt khiến các triệu chứng bệnh trở nên tệ hơn, bao gồm:

- Hút thuốc lá

- Nghiện bia, rượu

- Thường xuyên ăn đồ chiên rán.

Xem thêm: Vì sao phụ nữ hay bị viêm bàng quang hơn nam giới?

3. Điều trị bàng quang tăng hoạt bằng phẫu thuật

Phẫu thuật có 2 loại:

- Tăng dung tích bàng quang: sử dụng các mảnh ruột để thay thế một phần bàng quang. Sau đó, bạn có thể phải sử dụng ống thông tiểu liên tục trong suốt phần đời còn lại.

- Cắt bỏ bàng quang: Trong tình huống tệ nhất, bạn có thể sẽ cần cắt bỏ bàng quang. Thay vào đó, bạn sẽ thực hiện thêm thủ thuật tạo hình bàng quang hoặc tạo đường thoát nước tiểu ra một túi nằm ở ngoài da.

Người bệnh có thể điều trị bàng quang tăng hoạt bằng những biện pháp đơn giản như điều chỉnh chế độ ăn uống hay thực hiện các bài tập cho cơ quan này tại nhà. Tuy nhiên, đối với những trường hợp nghiêm trọng, bạn sẽ cần đến sự trợ giúp từ thuốc kê toa hay thậm chí là phẫu thuật.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X