Tiểu ra máu dùng thuốc gì?
Tiểu ra máu là một bệnh lý trong nước tiểu có hồng cầu, một triệu chứng gặp trong nhiều bệnh của hệ tiết niệu.
Nếu đúng đái máu, cần xác định đái máu ở đâu, đái máu do bệnh gì để có kế hoạch điều trị.
Tùy theo nguyên nhân đái máu mà chọn biện pháp và thuốc điều trị thích hợp. Một số bệnh ở đường tiết niệu có thể gây đái máu.
Do chấn thương niệu đạo, chấn thương thận: Các thuốc thường dùng:
- Thuốc giảm đau: efferalgan, decolgen viên; no - spa, meteospasmyl viên; diclofenac viên, ống.
- Thuốc cầm máu: tranexamic acid (hemotran, hexamic, transamin) gồm viên nén, viên nang, ống tiêm tĩnh mạch.
- Thuốc kháng sinh nhóm fluoroquinolon hay nhóm cephalosporin theo đường uống hoặc đường tiêm truyền. Liều lượng dùng thuốc phụ thuộc vào cân nặng, tuổi, giới.
- Cần can thiệp ngoại khoa khi có chỉ định.
- Thuốc giảm đau: no - spa uống hoặc tiêm.
- Thuốc kháng sinh: nhóm quinolon hoặc nhóm cephalosporin.
- Thuốc cầm máu: tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Tán sỏi nội soi khi sỏi có kích thước dưới 5cm.
- Phẫu thuật khi sỏi quá to trên 5cm.
Do u bàng quang, polip bàng quang, thoát vị niệu quản:
- Thuốc cầm máu tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Phẫu thuật nội soi hoặc phẫu thuật mở.
Do ung thư tuyến tiền liệt: Bệnh thường gặp ở người cao tuổi với triệu chứng đái máu đại thể, siêu âm hệ tiết niệu phát hiện tuyến tiền liệt to, mặt gồ ghề, xâm lấn vào bàng quang. Xét nghiệm máu có PSA tăng. Các thuốc thường dùng:
- Thuốc cầm máu tranexamic acid uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Flutamid (fugerel) là chất chống androgen đặc hiệu. Viên nén 250mg. Thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn nên cần được theo dõi khi sử dụng.
- Goserelin (zoladex) là một hoạt chất tổng hợp có tác dụng ức chế tuyến yên giảm nồng độ LH làm giảm testosteron trong máu.
- Phẫu thuật theo chỉ định của chuyên khoa tiết niệu.
- Phóng xạ trị liệu theo chỉ định của chuyên khoa u bướu, y học hạt nhân.
Do sỏi thận - sỏi niệu quản: Các thuốc thường dùng:
- Thuốc giảm đau, giãn niệu quản: no-spa viên hoặc ống.
- Thuốc cầm máu tranexamic acid (transamin) theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
Do lao thận và đường tiết niệu: Lao thận là một phần của lao tiết niệu sinh dục do trực khuẩn lao gây nên. Trong lao thận thường có hội chứng bàng quang: đái dắt, đái buốt, đái máu.
Về điều trị, điều trị nguyên nhân là chính với các thuốc chống lao: rimifon, pyrazinamid, streptomycin, ethambutol, rifamycin theo phác đồ của từng nước, từng bệnh viện. Chỉ điều trị triệu chứng đái máu khi mất máu nhiều với thuốc tranexamic acid (transamin) hoặc truyền máu.
Do ung thư thận:
- Ung thư thận có thể nguyên phát hoặc thứ phát.
- Ung thư thận thường có đái máu đại thể. Chuyên môn có lời khuyên nếu người lớn tuổi bị đái máu kéo dài, bệnh trước tiên nên nghĩ tới là ung thư thận và đường tiết niệu.
- Chỉ định thuốc tranexamic acid (transamin) khi đái máu nhiều, thiếu máu.
Do viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, viêm cầu thận IgA chỉ điều trị nguyên nhân với các thuốc đặc hiệu theo phác đồ với các thuốc kháng sinh, corticoid, ức chế miễn dịch; không dùng thuốc cầm máu.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình