Hotline 24/7
08983-08983

Thuốc nào ảnh hưởng rối loạn cương?

Sử dụng thuốc như thế nào để vấn đề sinh lý không bị ảnh hưởng

Tôi năm nay 43 tuổi, đang phải dùng thuốc fluoxetin (ở dạng fluoxetin hydroclorid) điều trị bệnh trầm cảm trong thời gian dài. Tôi đã uống thuốc được 4 tháng và nay muốn bỏ vì nghe nói thuốc fluoxetin gây rối loạn cương, có phải không, thưa quý báo? Quý báo có thể cho biết những thuốc nào có thể gây rối loạn cương nữa. (N.N. M - Hà Nam)

Thuốc nào ảnh hưởng rối loạn cương?

Trả lời

Fluoxetin là một thuốc chống trầm cảm hai vòng có tác dụng ức chế chọn lọc tái thu nhập serotonin của các tế bào thần kinh.

Thuốc được dùng điều trị: bệnh trầm cảm, hội chứng hoảng sợ, chứng ăn vô độ, rối loạn xung lực cưỡng bức - ám ảnh…Thuốc có hiệu quả điều trị bệnh trầm cảm rất cao, dễ sử dụng nên hay được các bác sĩ chỉ định.

Khi dùng thuốc bệnh nhân thường gặp các tác dụng phụ như: mệt mỏi, chóng mặt, ra mồ hôi, buồn nôn, chán ăn, phát ban da…

Với người bệnh có tiền sử bệnh động kinh (dù nhẹ), cũng cần thông báo tình trạng bệnh của mình cho bác sĩ điều trị, vì fluoxetin có thể hạ thấp ngưỡng gây cơn động kinh. Hơn nữa một điều đáng lo ngại là fluoxetin là loại thuốc ảnh hưởng đến chức năng tình dục nhiều nhất, đặc biệt là nam giới.

Người sử dụng thuốc có thể bị rối loạn cương, liệt dương, không có khả năng xuất tinh, suy giảm ham muốn tình dục.

Tuy nhiên, do việc điều trị bệnh là quan trọng hơn, nên khi kê đơn, thầy thuốc vẫn kê fluoxetin cho bệnh nhân vì lợi ích mà thuốc mang lại lớn hơn nguy cơ. Bệnh nhân trầm cảm cần dùng thuốc điều trị liên tục trong thời gian dài, có người phải uống thuốc suốt đời.

Do vậy, nếu trong quá trình dùng thuốc, tác dụng phụ của thuốc gây ra những ảnh hưởng lớn cho cơ thể, bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn và có thể đổi loại thuốc khác.

Trong việc dùng thuốc điều trị bệnh, một số loại thuốc có thể gây rối loạn cương là:

- Thuốc lợi niệu và chữa tăng huyết áp (hydrochlorothiazide, chlorthalidone, furosemide...).

- Các thuốc chống trầm cảm, lo âu và động kinh (fluoxetine, isocarboxazid, amitriptyline, amoxipine, phenytoin...).

- Thuốc kháng histamin (dimehydrinate, hydroxyzine, promethazine...).

- Thuốc chống viêm không steroid (naproxen, indomethacin).

- Thuốc điều trị bệnh Parkinson (biperiden, procyclidine, bromocriptine...).

- Thuốc điều trị rối loạn nhịp tim (disopyramide).

- Thuốc đối kháng thụ thể histamin H2 (cimetidine, nizatidine...).

- Thuốc giãn cơ (cyclobenzaprine, orphenadrine).

- Thuốc điều trị ung thư tuyến tiền liệt (flutamide, leuprolide...)

- Hóa chất liệu pháp (busulfan, cyclophosphamide).

AloBacsi.vn
Theo DS. Đức Tâm - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X