Thuốc dùng trong rối loạn tiểu tiện
Rối loạn tiểu tiện có thể xảy ra qua tác dụng tại chỗ trên bàng quang hay niệu đạo hoặc có thể do sự rối loạn kiểm soát dây thần kinh.
Rối loạn tiểu tiện có thể xảy ra qua tác dụng tại chỗ trên bàng quang hay niệu đạo hoặc có thể do sự rối loạn kiểm soát dây thần kinh bao gồm: đái dầm ban đêm, không kiềm chế được tiểu tiện và bí tiểu tiện.
Đái dầm ban đêm
Nước tiểu tràn ra không chủ tâm khi ngủ (gọi là đái dầm ban đêm) là hiện tượng xảy ra bình thường ở trẻ nhỏ, bệnh tự khỏi nhưng có một số tồn tại dai dẳng đến tuổi lên 10.
Điều trị bằng thuốc ban đầu tạo ra sự đáp ứng nhanh, nhưng việc huấn luyện người sử dụng báo động thường thấy có hiệu quả hơn vì tỷ lệ tái phát thấp hơn. Nhiều người cho điều trị bằng thuốc là không thích hợp với trẻ dưới 7 tuổi. Điều trị bằng thuốc có lẽ hữu ích nhất khi sử dụng gián đoạn định kỳ. Việc dùng thuốc kéo dài để chữa dái dầm đang còn tranh cãi.
Sử dụng desmopressin ban đêm có thể có hiệu quả khi kiểm soát ngắn hạn đái dầm ban đêm và nhiều người coi đó là thuốc lựa chọn an toàn. Tuy nhiên không nên dùng thuốc này nếu đái dầm kèm theo uống nhiều nước vì desmopressin có thể gây quá tải nước và co giật do natri thấp trong máu.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng được sử dụng nhiều nhất là imipramin. Cơ chế tác dụng thuốc với đái dầm ban đêm chưa được làm rõ. Có thể một phần do tác dụng kháng muscarin và chống co thắt.
Tiểu tiện không kiềm chế được và bí tiểu tiện
Các dạng tiểu tiện không kiềm chế được (TTKKCĐ):
Các thuốc chủ vận alpha adrenalin như ephedrin, phenylpropanolamin và pseudoephedrin đã được sử dụng để tăng trương lực của các cơ của niệu đạo và đáy của bàng quang. Những thuốc này chỉ có tác dụng phòng ngừa trong một số trường hợp dùng ngắn hạn. Các estrogen được dùng với một chủ vận alpha adrenalin như phenylpropanolamin tỏ ra hiệu quả ở một số phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
TTKKCĐ cấp bách là dạng phổ biến nhất ở người già và thường khó điều trị. Khi có bệnh, có nghĩa là thần kinh đã bị tổn thương ở noron vận động, tổn thương tủy sống hoặc bệnh xơ cứng rải rác, đó là phản xạ ở cơ bức niệu.
Có thể kiểm soát được các triệu chứng nhẹ của bệnh bằng cách giảm đưa chất lỏng vào cơ thể quá mức và tránh các nước uống có chứa alcol và cafein. Có thể hỗ trợ bằng điều trị vật lý, cách tập luyện bàng quang, tác động ngược sinh học, liệu pháp thôi miên, châm cứu và kích thích điện.
Chưa tìm ra cách điều trị nào bằng thuốc có hiệu lực vạn năng. Các thuốc có tác dụng muscarin có thể ức chế sự co cơ bức niệu không bền vững nhưng phản ứng phụ có thể xảy ra nhiều. Vì các thuốc này có thể gia tăng thể tích của bàng quang, chúng không thể sử dụng được cho bệnh nhân bí đái.
Thuốc oxybutynin kháng muscarin cũng có tính chất thư giãn trực tiếp cơ trơn, nhưng phản ứng phụ cũng phổ biến. Tolterodin, trospium và propiverin đã được đưa vào để thay thế cho oxybutynin. Desmopressin cũng được sử dụng nhiều trong bệnh đái dầm đêm và chứng tiểu tiện đêm.
Bí tiểu: chảy nhỏ giọt nước tiểu, thường là nguyên nhân của bàng quang căng phồng do bí đái gây nên, có thể còn do vài dạng tắc nghẽn niệu đạo khi dùng thuốc, tình trạng co thắt cơ bức niệu hay ảnh hưởng của sự thư giãn niệu đạo.
Bệnh ít gặp ở phụ nữ và người già bị tắc nghẽn niệu đạo do tăng sản tuyến tiền liệt thể nhẹ. Tuy nhiên, bí đái còn có thể xảy ra sau khi đẻ hay sau khi phẫu thuật. Việc điều trị tùy theo tình trạng, thông bằng ống nong thường được sử dụng để làm giảm đau do bí đái hay chưa tìm ra nguyên nhân. Các kỹ thuật ngoại khoa thường được sử dụng để hiệu chỉnh bất kỳ sự tắc nghẽn nào.
Các thuốc ức chế thụ thể alpha adrenalin như alfuzosin, doxazoxin, indoramin, prazoxin, tamsulosin và terazoxin có thể dùng cho bệnh nhân đang chờ phẫu thuật hay các bệnh nhân không thích hợp với phẫu thuật.
Theo DS. Phạm Thiệp - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình