Hotline 24/7
08983-08983

Thông tin hữu ích về thiểu năng tuyến sinh dục nam ở trẻ em

Thiểu năng tuyến sinh dục nam là tình trạng tinh hoàn không sản xuất được hormone testosterone, tinh trùng hoặc cả hai dẫn đến chậm dậy thì, vô sinh hoặc cả hai. Suy tuyến sinh dục có thể ảnh hưởng đến nhiều chức năng cơ quan và tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của trẻ sau này.

1. Thiểu năng tuyến sinh dục ở trẻ là gì?

Thiểu năng tuyến sinh dục nam hay thiểu năng tinh trùng là gì? Vấn đề này được nhiều bậc cha mẹ quan tâm khi có con gặp tình trạng này. Đây là tình trạng cơ thể không sản xuất đủ hormone đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng và phát triển nam tính ở tuổi dậy thì (testosterone), không sản xuất đủ tinh trùng hoặc cả hai.

Trẻ em có thể bị thiểu năng sinh dục nam bẩm sinh hoặc nó có thể phát triển sau này trong cuộc sống, thường là do chấn thương hoặc nhiễm trùng. Những ảnh hưởng phụ thuộc vào nguyên nhân và thời điểm bị suy sinh dục nam. Một số loại suy sinh dục nam có thể được điều trị bằng liệu pháp thay thế testosterone.

2. Triệu chứng của thiểu năng sinh dục nam ở trẻ em

Các dấu hiệu và triệu chứng của suy sinh dục nam ở trẻ phụ thuộc vào thời điểm tình trạng bệnh phát triển.

a. Giai đoạn bào thai

Testosterone không được sản xuất đủ trong quá trình phát triển của thai nhi, kết quả là có thể làm suy giảm sự phát triển của các cơ quan sinh dục bên ngoài. Tùy thuộc vào thời điểm bị suy sinh dục, một đứa trẻ là nam giới về mặt di truyền có thể được sinh ra với một bộ phận sinh dục nữ, bộ phận sinh dục không rõ ràng là nam hoặc không rõ ràng là nữ (bộ phận sinh dục không rõ ràng), bộ phận sinh dục nam kém phát triển.

b. Giai đoạn tuổi dậy thì

Thiểu năng sinh dục có thể làm chậm quá trình dậy thì hoặc gây ra sự phát triển không hoàn chỉnh hoặc thiếu bình thường. Nó có thể cản trở đến sự phát triển khối lượng cơ, sự thay đổi giọng nói, sự phát triển của cơ thể và râu, sự phát triển của bộ phận sinh dục. Và nó có thể gây ra sự phát triển quá mức của cánh tay và chân so với phần thân của cơ thể hoặc sự phát triển mô vú (nữ hóa tuyến vú).

Xem thêm: Những thông tin cần nhận biết về suy tuyến sinh dục ở nam giới

3. Phân loại thiểu năng sinh dục nam ở trẻ

Có hai loại thiểu năng sinh dục nam:

- Nguyên phát: Còn được gọi là suy tinh hoàn nguyên phát, bắt nguồn từ một vấn đề ở tinh hoàn.

- Thứ phát: Loại thiểu năng sinh dục này cho thấy có vấn đề ở vùng dưới đồi hoặc tuyến yên, đây là những bộ phận của não báo hiệu tinh hoàn sản xuất testosterone.

Một trong hai loại thiểu năng sinh dục có thể được gây ra bởi một đặc điểm di truyền (bẩm sinh) hoặc mắc phải, chẳng hạn như do một chấn thương hoặc nhiễm trùng. Đôi khi, suy sinh dục nam nguyên phát và thứ phát cùng xảy ra.

4. Nguyên nhân gây thiểu năng sinh dục nam

Nguyên nhân của thiểu năng sinh dục nam nguyên phát bao gồm:

- Hội chứng klinefelter: Nhiễm sắc thể X thừa trong hội chứng này gây ra sự phát triển bất thường của tinh hoàn, do đó dẫn đến sản xuất ít testosterone.

- Tinh hoàn ẩn: Trước khi sinh, tinh hoàn phát triển bên trong bụng và thường di chuyển xuống vị trí cố định trong bìu. Tinh hoàn ẩn là khi một hoặc cả hai tinh hoàn không di chuyển xuống bìu khi sinh. Tình trạng tinh hoàn ẩn thường có thể tự điều chỉnh trong vài năm đầu đời mà không cần điều trị. Nếu không được khắc phục trong thời thơ ấu, nó có thể dẫn đến hoạt động của tinh hoàn và giảm sản xuất testosterone.

- Viêm tinh hoàn do quai bị: Bệnh quai bị liên quan đến tinh hoàn xảy ra ở tuổi thanh niên hoặc tuổi trưởng thành có thể làm tổn thương tinh hoàn, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất testosterone.

- Thừa sắt có thể gây suy tinh hoàn hoặc rối loạn chức năng tuyến yên, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất testosterone.

- Tổn thương tinh hoàn: Tổn thương cả hai tinh hoàn có thể gây suy sinh dục.

- Điều trị ung thư: Hóa trị hoặc xạ trị để điều trị ung thư có thể cản trở quá trình sản xuất testosterone và tinh trùng. Tác dụng phụ của cả hai phương pháp điều trị này thường là tạm thời, nhưng có thể xảy ra vô sinh vĩnh viễn. Mặc dù nhiều nam giới lấy lại khả năng sinh sản trong vòng vài tháng sau khi điều trị, nhưng việc bảo tồn tinh trùng trước khi bắt đầu điều trị ung thư là một lựa chọn tốt cho nam giới.

Trong thiểu năng sinh dục thứ phát, tinh hoàn vẫn bình thường nhưng không hoạt động tốt do có vấn đề với tuyến yên hoặc vùng dưới đồi. Một số nguyên nhân gây suy sinh dục thứ phát, bao gồm:

- Hội chứng Kallmann: Là một sự phát triển bất thường của khu vực não kiểm soát việc tiết hormone tuyến yên (vùng dưới đồi). Sự bất thường này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngửi và gây mù màu xanh đỏ.

- Rối loạn tuyến yên: Làm suy giảm việc giải phóng hormone từ tuyến yên đến tinh hoàn, ảnh hưởng đến việc sản xuất testosterone bình thường.

- Bệnh viêm nhiễm: Một số bệnh viêm nhiễm, chẳng hạn như bệnh Sarcoidosis, bệnh bạch cầu mô và bệnh lao, liên quan đến vùng dưới đồi và tuyến yên và có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất hormon sinh dục nam.

- HIV/AIDS có thể ảnh hưởng đến vùng dưới đồi, tuyến yên và tinh hoàn, gây ảnh hưởng đến việc sản xuất testosterone.

- Thuốc men: Việc sử dụng một số loại thuốc và một số loại hormone có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất testosterone.

- Béo phì ở mọi lứa tuổi có thể liên quan đến thiểu năng sinh dục.

- Sự lão hóa: Khi đàn ông già đi, việc sản xuất testosterone sẽ giảm dần.

Xem thêm: Danh sách những bệnh viện tốt nhất khám nam khoa uy tín tại Hà Nội

5. Biến chứng của thiểu năng sinh dục nam

Các biến chứng của thiểu năng sinh dục không được điều trị khác nhau tùy thuộc vào thời điểm phát triển (trong quá trình phát triển của bào thai, dậy thì hoặc trưởng thành). Các biến chứng của thiểu năng tuyến sinh dục nam có thể bao gồm:

- Cơ quan sinh dục bất thường

- Ngực đàn ông to (nữ hóa tuyến vú)

- Vô sinh

- Rối loạn cương dương

- Loãng xương

- Béo phì ở mọi lứa tuổi có thể liên quan đến thiểu năng sinh dục.

6. Điều trị thiểu năng sinh dục nam ở trẻ

Đối với thiểu năng sinh dục nam ở trẻ em, việc điều trị dậy thì muộn ở bé trai phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Bác sĩ có thể yêu cầu bổ sung hormone testosterone từ 3 đến 6 tháng dưới dạng tiêm để kích thích dậy thì và sự phát triển của các đặc điểm giới tính thứ cấp, chẳng hạn như tăng khối lượng cơ, mọc râu và lông cũng như sự phát triển của dương vật.

Trường hợp vô sinh do thiểu năng sinh dục, nếu nguyên nhân là do các vấn đề liên quan đến tuyến yên, có thể điều trị bằng cách tiêm hormone tuyến yên để kích thích sản xuất tinh trùng và phục hồi khả năng sinh sản. Nếu bệnh nhân có khối u tuyến yên có thể cần phẫu thuật cắt bỏ, điều trị bằng thuốc, xạ trị hoặc thay thế các hormone khác.

Tuy nhiên, nam giới vô sinh có chữa được không khi bị suy sinh dục nguyên phát là một vấn đề rất khó khăn. Thường không có phương pháp điều trị hiệu quả nào để phục hồi khả năng sinh sản, nhưng với công nghệ hỗ trợ sinh sản hiện nay có thể giúp ích cho các cặp vợ chồng mong muốn có con.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X