Hotline 24/7
08983-08983

Thiếu máu, thiếu sắt: Ai có nguy cơ, bổ sung thế nào là hợp lý?

ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa khám Tự nguyện II, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, khoảng 70% thiếu máu do thiếu sắt và 30% do các nguyên nhân khác. Bên cạnh đó, phụ nữ có thai và trẻ dậy thì là những nhóm người dễ gặp tình trạng thiếu máu, thiếu sắt nhất.

1. Tình trạng thiếu máu tại nước ta hiện nay ra sao và thiếu máu tác động như thế nào đến sức khỏe?

Một thông tin cho thấy, tại Việt Nam, tỷ lệ thiếu máu cũng rất cao, không hề thua kém các bệnh mạn tính “nổi tiếng” như tăng huyết áp hay đái tháo đường.

- Nhờ BS chia sẻ cụ thể hơn, tình trạng thiếu máu tại nước ta hiện nay ra sao? Thiếu máu do thiếu sắt, thiếu acid folic chiếm bao nhiêu % trong các nguyên nhân ạ?

- Thiếu máu tác động như thế nào đến sức khỏe, thưa BS? Liệu nó có “không nguy hiểm” như nhiều người lầm tưởng?

ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy trả lời: Cho đến nay, theo Tổ chức Y tế Thế giới Việt Nam vẫn là một nước nghèo. Tại các nước nghèo, thiếu sắt là tình trạng rất phổ biết. Bên cạnh đó, có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, tỷ lệ người thiếu máu ở nông thôn rất nhiều, đặc biệt là vùng sâu vùng xa. Nhìn chung, tại Việt Nam khoảng 20% người trưởng thành bị thiếu máu, thường gặp nhất là phụ nữ có thai chiếm 25%.

Đối với người Việt Nam, thiếu máu, thiếu sắt diễn tiến chậm và không phải là bệnh có thể nhận thấy ngay, vì vậy mọi người ít quan tâm hơn. Chỉ khi đi khám hoặc làm xét nghiệm phát hiện thiếu máu, thiếu sắt mới bắt đầu chú ý đến.

Thiếu máu có nhiều nguyên nhân. Chủ yếu có khoảng 70% thiếu máu là do thiếu sắt, 30% do các nguyên nhân khác. Trong đó, nguyên nhân thiếu máu nhưng thừa sắt rất được quan tâm.

Máu là nguồn nhựa sống của cơ thể, không có máu sẽ chết, các cơ quan sẽ không phát triển được. Trong đó, quan trọng nhất là trí não, nếu thiếu máu não 5 phút, não sẽ không phát triển, ngừng hoạt động. Thiếu máu có thể gây mất ngủ, tổn thương thần kinh, đặc biệt là giảm sức đề kháng, giảm miễn dịch.

Nhiều người thường nghĩ khi thiếu máu sẽ chóng mặt, khó chịu,… tuy nhiên còn vấn đề quan trọng hơn là tình trạng giảm sức đề kháng, cơ thể sẽ yếu và dễ mắc các bệnh thông thường như nhiễm virus, vi khuẩn và mắc các bệnh từ bên ngoài.

Khi thiếu máu sẽ xảy ra rất nhiều bệnh, một trong những bệnh gây nguy hiểm nhất là suy tim. Nếu thiếu máu quả tim phải đập rất nhiều. Bình thường đủ máu tim chỉ đập 70 - 80 lần nhưng khi thiếu máu tim phải đập 90 - 100 lần, dẫn đến suy tim. Khi đó cả cơ thể sẽ rất yếu.

Đặc biệt là phụ nữ mang thai, khi mẹ thiếu máu, em bé sẽ không thể đủ máu và không phát triển khỏe mạnh. Vì vậy, thiếu máu ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của mọi người.

2. Nhóm người nào có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt?

Tại Việt Nam, những nhóm người nào có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt ạ? Trong đó, nhóm nào là phổ biến nhất và cần phải dè chừng tình trạng này nhất, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy trả lời: Một vấn đề cần quan tâm là trẻ em tuổi dậy thì. Vì hằng tháng kinh nguyệt rất nhiều, rong kinh, đa kinh và có hiện tượng xanh xao nhưng bố mẹ thường cho rằng trẻ xanh xao do không đi ra ngoài, tuy nhiên nguyên nhân là do thiếu máu.

Tổ chức Y tế Thế thường đưa ra các khuyến cáo đối với những nhóm người nguy cơ cao. Ví dụ, phụ nữa mang thai phải uống sắt từ lúc bắt đầu mang thai đến sau sinh 6 tuần. Đối với trẻ em tuổi dậy thì phải bổ sung sắt hằng ngày để chống thiếu máu.

3. Dấu hiệu điển hình của tình trạng thiếu máu thiếu sắt là gì, làm sao để phân biệt với tình trạng khác?

Các dấu hiệu điển hình của tình trạng thiếu máu thiếu sắt là gì, thưa BS? Theo BS, triệu chứng nào dễ bi bỏ sót nhất của tình trạng này ạ? Và làm sao để phân biệt thiếu máu thiếu sắt với các tình trạng khác?

ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy trả lời: Khi thiếu máu có triệu chứng như da xanh nhiều, tim có tiếng thổi hoặc khó chịu, khó thở khi gắng sức, lên cầu thang bị mệt thì tình trạng đã nặng.

Nếu thiếu máu não, khi đứng lên ngồi xuống sẽ có cảm giác hoa mắt, chóng mặt. Vì vậy, cơ bản nhất là phụ nữ mang thai hoặc người bình thường tự nhiên cảm thấy người mệt mỏi, da xanh, hoa mắt, chóng mặt là những dấu hiệu cơ bản của thiếu máu.

Với y học thực chứng hiện nay, phụ nữ mang thai khi cảm thấy cơ thể có vấn đề sẽ làm xét nghiệm máu, xét nghiệm sắt để bù đủ máu và sắt.

Người bình thường đủ máu tim đập 70 lần. Thiếu máu sẽ đập 80 lần hoặc 90, 100 lần nên có cảm giác tim đập nhanh. Khi làm gắng sức, lên cầu thang, đi nhanh tim sẽ đập rất nhanh và có cảm giác hụt hơi nhưng chúng ta thường không chú ý, cứ cho rằng khi lao động sẽ bị mệt và xuất hiện tình trạng này.

4. Ai cần bổ sung sắt dự phòng và vì sao?

Sắt có vai trò quan trọng với cơ thể. Và thiếu sắt cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến thiếu máu. Nhưng liệu có phải tất cả mọi người đều cần phải bổ sung sắt dự phòng không thưa BS? Nhờ BS chia sẻ cụ thể hơn, những ai cần bổ sung sắt dự phòng và vì sao ạ?

ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy trả lời: Các bác sĩ, nhân viên y tế thường cho rằng khi bệnh nhân xanh xao, thiếu máu sẽ thiếu sắt. Tuy nhiên, vấn đề thiếu máu nhưng thừa sắt cũng khá nghiêm trọng.

Điển hình là một bệnh nhân ở Kom Tum thiếu máu rất nhiều nhưng sắt khá cao nên trước khi mổ phải chuyển sang Huyết học để xử lý sắt mới có thể mổ được. Trong quá trình đó vẫn phải truyền máu nhưng không được để thừa sắt.

Khi đứng trước một trường hợp thiếu máu bắt buộc phải xét nghiệm để xác định nguyên nhân. Có 2 loại thiếu máu: Thiếu máu hồng cầu nhỏ do thiếu sắt và thiếu máu hồng cầu lớn do thiếu B12. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị hợp lý, không nên tự ý dùng thuốc dẫn đến tình trạng thiếu máu, thừa sắt.

Đối với phụ nữ mang thai, trước khi bổ sung phải biết chắc tình trạng hiện tại của cơ thể. Do đó, trong 3 tháng đầu nên xét nghiệm đồng loạt, xét nghiệm công thức máu, xét nghiệm sắt, huyết thanh,… Trước khi muốn bổ sung phải xét nghiệm để xác định thiếu bao nhiêu và bù đủ số lượng. Hai đối tượng thường sử dụng là phụ nữ mang thai, cho con bú và trẻ vị thành niên đang phát triển.

Bệnh nhân mang thai trong lần đầu đến xét nghiệm nếu thiếu máu, thiếu sắt sẽ bổ sung trong suốt thai kỳ. Lúc đầu, bệnh nhân thiếu nhiều sẽ cho bù lượng lớn và giảm dần đến liều cơ bản hằng ngày từ 30 - 60mg và sử dụng đến 6 tuần sau sinh. Khác với canxi, phụ nữ cho con bú không cần dùng sắt trong suốt thời gian cho con bú. Tuy nhiên, khi sinh mổ sẽ mất khoảng 300 - 500ml máu nên cần sử dụng sắt để bù lại.

5. Tác dụng phụ khi bổ sung sắt là gì và lựa chọn đúng loại sắt bổ sung có giúp hạn chế tác dụng phụ?

Con số thống kê cho thấy, hơn 50% bệnh nhân không tuân thủ điều trị sắt uống vì các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa. Xin hỏi BS, các tác dụng phụ đó là gì? Việc lựa chọn đúng loại sắt bổ sung sẽ có vai trò như thế nào trong việc hạn chế tác dụng phụ này, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy trả lời: Tác dụng phụ của sắt là vấn đề rất lớn đối với bác sĩ. Phụ nữ mang thai rất sợ táo bón vì đường tiêu hóa là đường duy nhất duy nhất để đào thải chất độc. Khi bị táo bón chất độc sẽ hấp thu dẫn đến trầm cảm, khó chịu và nhiều hệ lụy khác.

Một nguyên nhân khác gây táo bón là thừa sắt. Có thể loại sắt đó hấp thu không tốt dẫn đến táo bón hoặc đang thừa sắt mà bổ sung thêm sắt sẽ gây táo bón. Vì vậy, tốt nhất nên xét nghiệm để bổ sung phù hợp.

Trên thị trường hiện nay có vô số loại, ví dụ sắt sunfat là sắt vô cơ. Trước đây, viên sắt rất rẻ và nhiều. Hiện nay, có nhiều loại sắt hữu cơ, ngoài ra còn có sắt sinh học hấp thu tốt hơn và không có nhiều trên thị trường.

Cần lưu ý, mọi thứ đều có cơ chế, cơ thể hấp thu sắt II. Sắt III khi vào cơ thể không hấp thu ở dạ dày mà hấp thu ở ruột. Khi vào đến ruột với tác dụng men, sắt III sẽ tách ra thành sắt II để hấp thu.

Sắt II hay sắt III chỉ khác tỷ lệ hấp thu. Tuy nhiên tỷ lệ hấp thu của sắt trong cơ thể rất thấp. Ví dụ, 1 viên sắt 60mg chỉ hấp thu khoảng 15 - 20% hoặc 1 viên canxi 500mg chỉ hấp thu 20 - 25%. Bệnh nhân thường nghĩ uống sắt hàm lượng cao sẽ hấp thu được nhiều tuy nhiên chỉ hấp thu vừa phải và phần còn lại sẽ bị đào thải.

6. Sắt vô cơ, sắt hữu cơ và sắt sinh học có gì khác nhau?

Song, hiện có rất nhiều loại sắt, từ sắt vô cơ, sắt hữu cơ và mới nhất là sắt pyrophosphate được bào chế dưới dạng sắt sinh học. Xin hỏi BS, 3 loại sắt này khác nhau thế nào?

- Sắt pyrophosphate, điển hình như từ SunActive ® Fe khác biệt ra sao so với sắt vô cơ và hữu cơ? Đặc biệt là khả năng hấp thu và dung nạp ạ?

ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy trả lời: Về mặt y tế, thường quan tâm đến loại sắt hấp thu được cao nhất, khả sinh, khả dụng tốt nhất. Ví dụ, hấp thu nhưng sắt phải sử dụng được để tạo máu, không phải hấp thu và chỉ lưu hành trong máu mà không vào tủy xương, không tạo máu sẽ không có tác dụng.

Tiếp theo là tác dụng phụ, tất cả thuốc bổ uống vào phải tốt, nếu đau đầu, chóng mặt, khó chịu… thì không nên cố sử dụng. Khi uống nếu có biểu hiện bất thường, nhất là dị ứng phải ngừng sử dụng ngay, không để cơ thể mình tự chống lại mình.

Bên cạnh đó, sắt có mùi rất tanh mà phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với mùi nên dễ bị nôn, đây cũng là vấn đề cần được quan tâm.

7. Khi kết hợp sản phẩm bổ sung sắt với các thành phần khác sẽ đem lại lợi ích gì cho người dùng?

Trên thị trường, sản phẩm bổ sung không chỉ sắt đơn thuần mà còn kết hợp với các thành phần khác. Điển hình như sắt pyrophosphate từ SunActive ® Fe còn có thêm acid folic, vitamin C và Đồng. Những thành phần này quan trọng ra sao với sức khỏe, thưa BS?

- Sắt, acid folic là “cặp bài trùng” hầu như mọi người đều biết, nhưng vitamin C và đồng thì dường như ít được đề cập hơn hẳn. Nhờ BS giải thích thêm, việc kết hợp các thành phần này mang lại giá trị hiệp đồng ra sao ạ?

ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy trả lời: Sắt hấp thu trong môi trường axit nên thường uống sắt, vitamin C lúc đói vì khi đó dạ dày có rất nhiều axit. Trong 1 viên sắt luôn luôn có axit folic vì đây là một trong những yếu tố giống với sắt để tạo máu, ngoài ra axit folic còn có nhiều tác dụng khác. Mặc dù khuyến cáo bệnh nhân uống sắt lúc đói (có axit) sẽ tốt hơn nhưng vitamin C ít được kết hợp.

Nhiều bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt nhưng khi bù sắt lại không thể tăng máu vì thiếu khoáng chất. Cơ thể cần chu trình rất dài để tạo máu và khoáng chất giống với men giúp tạo máu. Vì vậy, bệnh nhân thiếu máu, thiếu sắt nhiều thường uống kèm theo khoáng chất.

Sắt là chất cơ bản nhất, nếu thiếu sắt các khoáng chất cũng sẽ thiếu. Khi thiếu máu và các khoáng chất khác, quá trình tạo máu sẽ kém đi. Nên các viên kèm theo khoáng chất như đồng, kẽm, selen,… có tác dụng tạo máu tốt.

8. Sắt nguyên tố là gì, cần bổ sung bao nhiêu và làm sao để nhận biết sản phẩm bổ sung có chứa sắt nguyên tố?

Các chuyên gia thường đề cập, liều lượng bổ sung là liều sắt nguyên tố. Xin hỏi BS, sắt nguyên tố là gì? Chúng ta cần bao nhiêu sắt nguyên tố, đặc biệt là những người có nguy cơ (mang thai, phụ nữ rong kinh hoặc chảy máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt, người hiến máu thường xuyên…)?

- Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung và đọc thông tin trên nhãn, làm sao để biết đó là sắt nguyên tố, thưa BS? Điển hình như trong sắt pyrophosphate từ SunActive ® Fe, 30mg sắt nguyên tố là đã đủ theo nhu cầu khuyến nghị chưa ạ?

ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy trả lời: Tất cả sắt bên ngoài môi trường hoạt động đều tồn tại dưới dạng muối, hợp chất, không tồn tại dưới dạng sắt nguyên tố (sắt ion). Khi cơ thể hấp thu hoạt chất muối, dưới tác dụng của các men và khoáng chất sẽ tách ra thành sắt nguyên tố và tạo máu.

Sắt nguyên tố vô cùng quan trọng. Nhưng loại sắt chúng ta uống không phải sắt nguyên tố mà là dạng hợp chất, sau đó cơ thể sẽ tách ra. Ngược lại, nếu uống loại muối vô cơ khả năng phân tách sẽ rất khó, không tạo sắt nguyên tố được, dẫn đến không tạo máu.

Không có liều sắt cố định vì mỗi người có huyết sắc tố khác nhau nên bổ sung khác nhau. Ví dụ, khi uống 1 viên sắt 60mg chỉ hấp thu khoảng 12mg và còn lại sẽ bị đào thải. Đào thảo này là rỉ sắt và bám vào thành ruột nên sau khi uống sắt thường đi phân đen. Ngoài ra, rỉ sắt còn gây táo bón vì làm giảm nhu động ruột, rỉ sắt bám làm vi khuẩn trong ruột không phát triển được. Mặc dù uống thừa sắt sẽ đào thải nhưng cơ thể sẽ rất mệt.

9. Bổ sung dưỡng chất với sắt pyrophosphate từ SunActive ® Fe liệu có gỉam được các tác dụng phụ không mong muốn từ sản phẩm mới này?

Như BS vừa chia sẻ, sắt có mùi tanh, tác dụng phụ táo bón, buồn nôn, phân đen, nóng trong khiến nhiều người khó chịu và dè chừng trong việc bổ sung sắt. Vậy còn với sắt pyrophosphate từ SunActive ® Fe thì sao, thưa BS?

ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh Thủy trả lời: Không có bất kỳ hãng thuốc nào có thể quảng cáo với bác sĩ loại thuốc do họ sản xuất là tốt nhất. Các bác sĩ có thể thử nghiệm trong vòng 1 - 2 tuần là có thể xác nhận được thành phần và công dụng của loại thuốc đó có phù hợp cho việc điều trị không.

Với tất cả những loại thuốc bổ sung dưỡng chất hiện nay, đúng với tháp sinh học nếu một loại sản phẩm mới được đưa vào thị trường, nhà sản xuất đưa ra những ưu điểm của thuốc cho rằng rất tốt, sinh khả dụng rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế những loại thuốc này phải được thông qua kiểm định.

Hy vọng rằng sẽ có một loại sắt bổ sung được nhập khẩu vào Việt Nam phù hợp với người Việt để khi dùng trong 1lượng ít nhất nhưng sinh khả dụng đem lại có tác dụng nhiều nhất cho bệnh nhân, ít tác dụng phụ. 

Phần 2: Bổ sung sắt như thế nào là hợp lý cho phụ nữ trước và trong giai đoạn thai kỳ?

Trân trọng cảm ơn ThS.BS.CK2 Diêm Thị Thanh ThủyNhãn hàng Folisid Forte - Công ty Dược phẩm Phương Linh đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X