Hotline 24/7
08983-08983

Tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc

Khi sử dụng thuốc, ngoài tác dụng điều trị bệnh thì kèm theo đó là những tác dụng phụ. Một trong số những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc là gây lơ mơ, mệt mỏi, buồn ngủ, ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh. Tuy nhiên không phải bất kì ai cũng lưu ý điều này.

Tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc

Các loại thuốc nào gây buồn ngủ?

Các thuốc kháng Histamin H1

Bao gồm các thuốc như clopheniramin, alimemazin, promethazine… Đây là những thuốc thuộc nhóm kháng Histamin H1 thế hệ 1 có tác dụng phụ là gây buồn ngủ và một số tác dụng phụ khác như khô miệng, mờ mắt, bí tiểu….

Thuốc kháng Histamin H1 được chia thành 2 thế hệ là thế hệ 1 và 2.

  • Thế hệ thứ 1: Bao gồm các thuốc được kể ở trên, đây là nhóm thuốc kháng Histamin cổ điển gây buồn ngủ nhiều.
  • Thế hệ thứ 2: Còn gọi là thuốc thế hệ mới, do không xâm nhập vào thần kinh trung ương nên ít hoặc không gây buồn ngủ. Trong nhóm thuốc này Cetirizine là thuốc có khả năng gây buồn ngủ cao nhất, đặc biệt là khi dùng với liều cao.

Các thuốc kháng Histamin thường được sử dụng với nhiều mục đích như điều trị viêm mũi dị ứng, ngứa, mầy đay, nôn, ói, trị say tàu xe và đặc biệt rất hay xuất hiện trong các đơn thuốc cảm cúm hoặc các thuốc phối hợp trị cảm cúm như tiffi, delcogen, ameflu…

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA)

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA) thường được sử dụng để điều trị trầm cảm, rối loạn lo âu. Đây là nhóm thuốc tổng hợp có nhân thơm 3 vòng. Các thuốc thường gặp là mitriptyline, nortriptyline, clomipramine… Thuốc ức chế sự hoạt động của serotonin và norepinephrine nên sử dụng một thời gian dài sẽ gây nên những tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, lơ mơ, ảnh hưởng đến nhịp tim và các vấn đề nghiêm trọng khác. Nhóm thuốc này hiện nay đã không còn được sử dụng nhiều và được thay thế bởi các nhóm thuốc chống trầm cảm khác như SSRI và SRNI.

Nhóm thuốc an thần Benzodiazepin

Nhóm thuốc an thần Benzodiazepin (Diazepam, Lorazepam và Triazolam…). Nhóm benzopdiazepin tác động lên thụ thể GABA làm tăng hoạt động ức chế của hệ GABA, giảm các kích thích gây nên chứng lo âu, sợ hãi, chứng mất ngủ…. Do đó, khi sử dụng trong một thời gian dài và/hoặc liều lượng cao sẽ gây ra tác dụng phụ mệt mỏi, buồn ngủ. Những người sử dụng nhóm này nên thận trọng vì nó có thể buồn ngủ vào buổi sáng, nó ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ra quyết định, nhất là những công việc như lái xe hay điều khiển máy móc.

Ngoài 3 nhóm thuốc trên, một số nhóm thuốc khác cũng có tác dụng phụ gây buồn ngủ, mệt mỏi như:

  • Nhóm thuốc chẹn beta (atenolol, metoprolol…), thường được sử dụng trong các bệnh lý tim mạch như cao huyết áp, suy tim, đau thắt ngực
  • Nhóm thuốc giảm đau opioid (morphine, codein, tramadol, fenatyl…)
  • Nhóm thuốc chống động kinh (phenytoin, phenobarbital, carbamazepin…).
  • Nhóm thuốc giãn cơ (cyclobenzaprine, eperison, methocarbamol…).

Thông thường, tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc không gây ra tác hại nghiêm trọng. Tuy nhiên trong một số công việc đòi hỏi sự tỉnh táo, tập trung như học tập, lái xe, điều khiển máy móc thì tác dụng phụ này gây giảm hiệu suất công việc, làm giảm sự tập trung, giảm khả năng xử lý tình huống, thậm chí nhiều tai nạn đáng tiếp đã xảy ra.

Làm gì khi uống thuốc bị buồn ngủKhông lái xe, vận hành máy móc hoặc làm các công việc đòi hỏi sự tỉnh táo và cảnh giác khi dùng những loại thuốc gây buồn ngủ. Bạn nên nói với bác sĩ về những tác dụng này của thuốc.

Lưu ý về tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp phải tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ, lơ mơ nghi ngờ do tác dụng phụ của thuốc gây ra, bạn nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để có hướng xử lý như thay loại thuốc khác có chung tác dụng mà không có tác dụng phụ buồn ngủ, điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi thời gian uống thuốc phù hợp.

Khi gặp bác sĩ, dược sĩ, người bệnh nên thông báo chính xác nghề nghiệp hoặc đặc tính công việc khi cần dùng thuốc để được lựa chọn những loại thuốc và thời điểm dùng thuốc để đảm bảo được hiệu quả điều trị và tính an toàn, không gây ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt của người bệnh.

Dược sĩ Minh Quân

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X