Sương mù khô dễ gây bệnh hô hấp và dị ứng
Khi khói sương ô nhiễm bao phủ, áp suất không khí thấp dẫn đến giảm lượng khí ôxy có thể gây cảm giác tức ngực, làm nặng thêm bệnh viêm phế quản, viêm họng và một số bệnh dị ứng khác.
BS Phạm Thị Dung,chuyên khoa Nhi BVĐK Tâm Trí Sài Gòn, cho
biết sự
xuất hiện
của sương
mù cộng
với khói ô nhiễm (còn gọi là mù khô) bao trùm TPHCM và một số tỉnh miền Nam những ngày
qua có thể gây ra và làm nặng thêm nhiều bệnh liên quan đến hô hấp, phổi, mắt, đe dọa sức khỏe người dân.
Tình trạng này kéo dài còn tạo môi trường thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển làm bùng phát nhiều dịch bệnh vốn đang là gánh nặng của ngành y tế.
14h chiều 7/10, sương khói vẫn bao phủ nhiều khu vực ở TPHCM. Hiện tượng này được cho là do ô nhiễm khói bụi ở đô thị cộng với ảnh hưởng của khói cháy rừng từ Indonesia.Ảnh: Thi Ngoan. |
Theo một
nghiên cứu của
giáo sư Lin jangtao và các chuyên gia tại BV Hữu Nghị Hô hấp Kenei (Trung - Nhật),
thành phần của sương mù ô nhiễm rất phức tạp, bao gồm hàng trăm chất hạt khí
quyển. Sương mù có một lực kết dính rất mạnh, có thể hấp thụ một số lượng lớn axit độc
hại như axit sulfuric, axit nitric, kiềm, muối, amin, phenol, vi sinh vật gây bệnh và các chất
khác.
Các chất độc hại khi xâm nhập đường hô hấp sẽ kích thích những bộ phận nhạy cảm, có khả năng gây ra hoặc làm nặng thêm bệnh viêm phế quản, viêm họng và một số bệnh dị ứng khác, thậm chí bùng phát cơn hen suyễn.
Không gian có nhiều khói mù bao phủ làm áp suất thấp, dẫn đến giảm lượng ôxy trong không khí, dễ gây ra cảm giác tức ngực. Sương mù ẩm ướt và lạnh cũng có thể gây kích thích làm co thắt mạch máu, biến động huyết áp, tăng tải tim. Các đám mây với một số tác nhân gây bệnh khiến nhiều người đau đầu, làm cho huyết áp tăng cao, đột quỵ và các bệnh khác.
Các hạt sương mù có quy mô tương đối nhỏ, từ 0,001 micron đến 10 micron, đường kính trung bình 1-2 micron. Bằng mắt thường không thể nhìn thấy các hạt này trôi nổi trong không khí. Đặc biệt các hạt aerosol đường kính dưới10 micron khi vào được trong đường thở có thể gây ung thư phổi về lâu dài.
Bác sĩ Dung khuyến cáo, tình trạng ô nhiễm sương khói kéo dài có thể làm bùng phát các dịch bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết, đặc biệt trong tình hình các dịch bệnh này đang diễn biến phức tạp. Nhiều nghiên cứu cho thấy sương mù xuất hiện trong điều kiện độ ẩm không khí cao trên 75%. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi vằn phát triển, tác nhân lây truyền bệnh sốt xuất huyết.
"Khi môi trường thuận lợi nóng ẩm, muỗi cái có thể sống kéo dài tới 3 tháng và sinh sản 8-10 lần trong suốt vòng đời. Sự biến đổi thời tiết theo hướng có lợi cho nguồn bệnh dẫn đến tình trạng dịch bệnh bùng phát nhanh chóng tại TPHCM", bác sĩ Dung nói.
Bác sĩ khuyến cáo bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Bệnh thường bùng phát ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và hay gặp nhất ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Không khí bụi ẩm là điều kiện thuận lợi để virus khu trú trên sàn nhà, vật dụng và đồ chơi. Do vậy cần vệ sinh sạch sẽ và tạo môi trường khô thoáng tại các nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo.
Ngoài ra,độ ẩm tương đối dưới 80% làm giảm khả năng hiện thị, độ ẩm tương đối trên 90% làm suy giảm tầm nhìn. Khi kết hợp cả 2 yếu tố trên sẽ dẫn đến tình trạng mắt phải căng ra, điều tiết để lấy được tầm nhìn tốt nhất. Cố gắng nhìn trong một thời gian sẽ làm mắt mỏi mệt, suy yếu, đau nhức.
Vi sinh vật và khói bụi không nhìn thấy cũng có thể là tác nhân gây viêm kết mạc mắt cấp tính hoặc dần dầngây ra những tổn thương thực thể tại mắt. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời dễ dẫnđến mù lòa.
Các chuyên gia môi trường cũng cảnh báo trước sự cộng gộp của tình trạng dân số ngày càng đông, hiện tượng trái đất nóng lên cùng với các hiện tượng ô nhiễm môi trường phát sinhcực đoan như hiện nay khiến cho sức khỏe của con người ngày càng xấu đi. Theo đó tỷ lệ chết vì ung thư ngày một tăng, nhiều loài đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, đến một giai đoạn nào đó sẽ không có không khí sạch để thở.
Nghiên cứu gánh nặng dịch bệnh toàn cầu do một số nhà khoa họccùng với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiến hành cho thấy ô nhiễm không khí xếp thứ bảy trong các yếu tố đe dọa tính mạng loài người, gây ra 3,2 triệu ca tử vong trong năm 2010.
Trong những ngày sương mù khô bao phủ này, để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, bác sĩ Dung khuyến cáo mọi người nên:
- Đeo khẩu trang và che chắn khi tiếp xúc trực tiếp với sương mù ô nhiễm.
- Tăng cường vệ sinh nhà cửa, phòng ốc, đồ chơi, hệ thốngchiếu sáng và làm thông thoáng môi trường sống.
- Nhỏ mắt, mũi bằng nước muối sinh lý natrichlorid 0,9% nhiều lần trong ngày.
Theo Thi Ngoan - VnExpress
Bài viết có hữu ích với bạn?
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình