Sưởi ấm bằng than củi trong phòng kín nguy hiểm như thế nào?
Nhiều gia đình ở Việt Nam có thói quen đốt than, củi để sưởi ấm. Tuy nhiên trong môi trường không thoáng khí, hành động này có thể gây nguy hiểm tính mạng. Vì vậy, trong bài viết dưới đây BS Trương Hữu Khanh sẽ chia sẻ cho chúng ta về những nguy hiểm mà khí CO gây ra và cách đảm bảo an toàn khi trời rét.
1. Sưởi ấm bằng than tiềm ẩn những nguy cơ gì?
Thưa BS, sưởi ấm bằng than tiềm ẩn những nguy cơ gì cho sức khỏe ạ? Vì sao khi sưởi ấm bằng than như than củi, than tổ ong có thể gây ra những câu chuyện thương tâm ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Khi sử dụng than, củi tạo nhiệt có thể gây phỏng hoặc ngạt khói dù có sưởi ấm hay không. Tuy nhiên các trường hợp này thường xảy ra trong phòng kín, vì khi đốt than sẽ tạo ra một lượng khí và làm ảnh hưởng đến tính mạng. Nếu đốt than bên ngoài sẽ hạn chế các ảnh hưởng hơn.
2. Khí CO nguy hiểm như thế nào và hít phải bao lâu sẽ có dấu hiệu ngộ độc?
Nhờ BS giải thích kỹ hơn: Khí CO được tạo ra khi đốt than củi, than tổ ong trong điều kiện thiếu không khí gây nguy hiểm như thế nào? Sau khi hít phải khí CO bao lâu chúng ta sẽ bắt đầu có dấu hiệu ngộ độc ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thông thường khi hít phải khí CO, nồng độ khí CO sẽ thay thế hết oxy trong cơ thể và gây ra ngộ độc ngay. Nồng độ khí CO trong môi trường mà chúng ta hít là yếu tố quyết định.
Đa số than tổ ong khi đốt lên sẽ phát sinh liên tục khí CO và đẩy oxy ra khỏi phòng. Theo nguyên tắc, phổi thải CO2 và hít oxy để trao đổi nhưng khi chúng ta hít CO nồng độ quá cao, đậm đặc sẽ dẫn đến gạt thở, thiếu oxy và có thể tử vong.
3. Khí CO còn được tạo ra từ đâu?
Bên cạnh than đốt trong điều kiện thiếu không khí, CO còn được tạo ra từ các nhiên liệu nào khác, thưa BS?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Cho đến hiện nay, toàn bộ khí CO tạo ra đều do chất cháy.
4. Những triệu chứng nào cảnh báo ngộ độc, ngạt khí CO?
Ngạt khí CO được ví như tác nhân gây ra cái chết “êm dịu” bởi vì hầu hết không dấu hiệu cảnh báo. Xin hỏi BS, thực tế chúng ta có những triệu chứng nào dễ bị bỏ sót mà cảnh báo ngộ độc, ngạt khí CO không ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Khí CO chỉ xuất hiện khi có đám cháy, do đó phải phòng ngừa hỏa hoạn. Không phải đốt và tính xem CO lên đến bao nhiêu sẽ gặp nguy hiểm để dừng lại là không đúng.
Lưu ý chúng ta phải tránh những nơi tạo CO trong phòng kín. Ngoài ra chỉ những người ngạt khí CO khi ngủ mê mới không vùng vẫy được, còn lại điều có triệu chứng vùng vẫy.
5. Sơ cứu thế nào cho đúng cách khi ngộ độc khí CO?
Khi phát hiện người có biểu hiện ngộ độc khí CO, chúng ta nên sơ cứu như thế nào thưa BS? NÊN làm gì và cần TRÁNH những thói quen sai lầm nào trong trường hợp này ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Khi phát hiện người có biểu hiện ngộ độc khí CO phải cho thở oxy hoặc hà hơi thổi ngạt. Tốt nhất nến đưa đến bệnh viện để thở oxy, thậm chí là oxy cao áp.
6. Cấp cứu người ngạt khí CO như thế nào cho đúng cách?
Theo BS, khi đã xảy ra ngạt khí CO, yếu tố nào quyết định cơ hội sống còn của nạn nhân ạ? Trong cấp cứu người ngạt khí CO, có thời gian vàng không thưa BS? Nên đưa đến bệnh viện lớn hay là cơ sở y tế gần nhất sẽ tốt hơn ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Lưu ý đưa đến bệnh viện có oxy, tốt nhất là bệnh viện có khả năng đặt nội khí quản và rửa được lòng khí quản để lấy bớt chất than ra.
7. Đốt than củi, than tổ ong ở những nơi thoáng khí, có nguy cơ bị ngộ độc không?
Nhiều người cho rằng, việc ngộ độc, ngạt khí CO là do chúng ta đốt ở trong phòng kín. Như vậy, nếu đốt than củi, than tổ ong ở những nơi thoáng khí như ngoài trời thì có an toàn không thưa BS?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thường, khi sưởi ấm sẽ không đốt than bên ngoài mà đốt trong phòng để tạo nhiệt độ. Ngoại trừ trường hợp chúng ta ngồi sát bếp than để sưởi ấm tạm thời.
Với một không gian lớn khi đốt, khí sẽ có khuynh hướng bay lên trên và loãng ra nên không có tác dụng hại cơ thể. Nhưng nếu chúng ta đốt quá nhiều hoặc ngồi quá sát sẽ hít phải khí độc và là một tác động lâu dài của cơ thể giống như bụi. Ngoài trời, không gian thoáng sẽ không thể ngạt CO, như vậy chỉ khi trong phòng hoặc hỏa hoạn thì trường hợp này mới xảy ra.
8. Để đảm bảo an toàn, người đến cấp cứu nạn nhân ngạt khí CO cần lưu ý gì?
Bản thân người đến cấp cứu nạn nhân ngạt khí CO cũng cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn cho mình trong tình huống này ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Khi cấp cứu cho nạn nhân gạt CO2 có khả năng người vào cấp cứu sẽ bị ngạt chung vì không khí vẫn còn CO2. Người đến cấp cứu trong đám cháy, nhà vẫn còn cháy hay nơi đốt than phải mang mặt nạ oxy hoặc tẩm ướt khăn che lên miệng để lọc bớt khí. Nếu chắc chắn không khí không có CO2 thì có thể vào cấp cứu bình thường.
9. Các dụng cụ nào có thể gây ngộ độc khí CO?
Ngoài than, còn những dụng cụ nào có thể gây ngộ độc, không nên dùng để sưởi ấm trong phòng kín, thưa BS?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Nên tránh những loại có thể đốt ra khói đen. Nhưng thông thường nhất vẫn là than củi, than tổ ong đốt trong phòng kín.
10. Các vật dụng, dụng cụ nào cần thiết để sưởi ấm cho gia đình?
Để không xảy ra những trường hợp đau lòng, bác sĩ có khuyến cáo nào cho khán thính giả khi sử dụng các dụng vụ, vật dụng sưởi ấm trong mùa lạnh ạ?
BS Trương Hữu Khanh trả lời: Những người có điều kiện thường sử dụng lò sưởi bằng điện hoặc bằng gas sẽ an toàn hơn. Sử dụng điều hòa 2 chiều để tăng nhiệt độ trong phòng.
Một số gia đình không có điều kiện mua các thiết bị giữ ấm thì có thể che chắn, cố gắng không để gió lùa vào trong nhà, sử dụng chăn ấm, nấu nước nóng để nước bốc hơi trong nhà nhưng tuyệt đối không mang vào phòng kín.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình