Hotline 24/7
08983-08983

Sốt và cách xử trí sốt ở trẻ em

Khi trẻ sốt cha mẹ thường quá lo lắng, đôi khi sử dụng thuốc hạ sốt quá nhiều và liên tục dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bản chất của sốt là gì?

Thực chất, sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh, nên sốt bản thân nó là phản ứng có lợi. Tuy nhiên, sốt quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ như trẻ quá vật vã, kích thích hoặc co giật.

Theo y văn, trẻ sốt khi nhiệt độ cơ thể đo ở hậu môn từ 380C trở lên. Nhiệt độ đo ở các vị trí khác nhau trên cơ thể thường thấp hơn ở hậu môn. Nếu nhiệt độ ở nách từ 37,50C trở lên thì được cho là sốt vì nhiệt độ ở nách thấp hơn nhiệt độ ở hậu môn là 0,50C. 

Các nguyên nhân gây sốt thường là do nhiễm virút, nhiễm khuẩn, ngoài ra còn do các bệnh hệ thống, bệnh tạo máu v.v.

Tại sao khi trẻ sốt đến 38,50C mới được hạ sốt?

Như đã nói ở trên, bản chất của sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể, cơ thể càng sốt cao, tác nhân gây bệnh càng dễ bị tiêu diệt. Tất nhiên, sốt cao quá sẽ kèm theo rất nhiều triệu chứng nguy hiểm. Vì thế, sau nhiều nghiên cứu, các bác sĩ đã đưa ra kết luận: nhiệt độ cao là từ 38 – 39,10C, trong đó nhiệt độ cao trung bình là 38,30C ± 0,2. 

Vì vậy, khi nhiệt độ cơ thể của trẻ là 38,50C thì nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, với trẻ có tiền sử sốt cao co giật hoặc trẻ có nguy cơ cao như sinh non thì nên dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ sốt 380C.

Chăm sóc trẻ khi bị sốt như thế nào?

Khi trẻ sốt tới 38,50C, ba mẹ có thể hạ nhiệt cho trẻ bằng các biện pháp sau:

– Biện pháp vật lý: nới lỏng và cởi bớt quần áo, để trẻ trong phòng thoáng mát, thậm chí có thể ở phòng có điều hoà ở nhiệt độ vừa phải. Lau người trẻ bằng khăn thấm nước ấm, chườm nách và bẹn. 

Đừng nghe theo nhiều phương pháp “dân gian” cũ xưa là quấn thật nhiều quần áo và chăn cho trẻ, rồi “giam nhốt” trẻ trong phòng kín, như vậy sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể của trẻ không những không thuyên giảm mà còn sốt lâu hơn.

– Biện pháp dùng thuốc: thuốc lựa chọn hàng đầu là thuốc hạ sốt dành riêng cho độ tuổi trẻ có chứa hoạt chất paracetamol, liều lượng từ 10 – 15mg/kg/lần cách nhau từ 4 – 6 giờ nếu trẻ vẫn sốt trên 38,50C. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nên dùng liều thấp: 10mg/kg/lần. 

Điều cần lưu ý là phải tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn liều lượng của bác sĩ khi hạ sốt cho trẻ, vì hoạt chất paracetamol quá liều sẽ gây độc cho gan, rất khó cứu chữa. Thuốc lựa chọn thứ hai là thuốc có chứa hoạt chất Ibuprofen, liều lượng từ 7 – 10mg/kg/lần. 

Tuy nhiên, cần thận trọng khi dùng thuốc có chứa hoạt chất này, đặc biệt là trong đợt sốt xuất huyết vì thuốc có thể gây giảm tiểu cầu, tăng nguy cơ chảy máu.

– Ngoài ra, cần bù nước và điện giải: cho trẻ uống nhiều nước như oresol, nước hoa quả, sữa hoặc nước lọc, vì khi sốt, trẻ bị mất nước qua mồ hôi, toả nhiệt, nôn, ăn, uống kém... 

Không nên ép trẻ ăn quá nhiều, ba mẹ nên chia khẩu phần ăn của trẻ thành những bữa nhỏ và cho ăn nhiều lần trong ngày. Chú ý chọn đồ ăn lỏng, dễ tiêu hoá và dễ nuốt.

Nên đo nhiệt độ cho trẻ 15 – 30 phút/lần sau khi dùng thuốc hạ sốt và một giờ một lần khi nhiệt độ đã giảm đến mức bình thường trong một ngày. Dùng thuốc đúng lúc và đúng liều là việc làm vô cùng quan trọng trong việc giúp trẻ hạ sốt. 

Bên cạnh đó, việc bổ sung năng lượng cho trẻ bằng các bữa ăn cũng quan trọng không kém, vì thực phẩm sẽ giúp cho hệ miễn dịch của trẻ không bị suy yếu, mau hết bệnh hơn.

Theo TS Võ Kim Huệ, Ths Lê Thu Hương Sài Gòn Tiếp Thị

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X