Hotline 24/7
08983-08983

Sốt cao 2 ngày nên đi thử máu, đừng ngồi đoán COVID-19, hậu COVID hay sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết ở người lớn khác gì với trẻ em? Sốt xuất huyết năm nay khác gì so với mọi năm hay không? Có yếu tố nào liên quan đến COVID-19 không, làm sao phân biệt? - BS Trương Hữu Khanh giải đáp vấn đề này.

1. Sốt xuất huyết là căn bệnh gì, nó nguy hiểm như thế nào?

BS Trương Hữu Khanh: Sốt xuất huyết nói theo nghĩa đen là con ma. Từ gốc của nó được đặt tên cho virus đen, con virus này rất kinh khủng từ xưa đến nay. Cho đến hiện nay, nó là gánh nặng ở các xứ nhiệt đới. Nếu không biết cách chữa bệnh, nó sẽ trải qua bốn giai đoạn.

Bệnh sốt xuất huyết có 4 type và nó là bệnh do muỗi lây. Nơi nào có muỗi vằn, mình sẽ bị sốt xuất huyết. Muỗi này cắn vào người bệnh và bay đi xa, làm lây bệnh cho người khác. Sự lây lan có thể xảy ra từ xóm này đến xóm khác. Việc kiểm soát bệnh vector rất khó, đặc biệt là muỗi. Chỉ cần chén, bể, vỏ xe đọng nước, muỗi sẽ sinh sôi nảy nở, đặc biệt vào mùa mưa.

Điểm khó khăn của bệnh là càng về sau, nó xuất hiện các thể khá nặng, sốt xuất huyết tấn công cả người lớn. Khả năng điều trị sẽ rất tốn kém và khám bệnh liên tục sẽ rất mệt mỏi. Bệnh sốt xuất huyết diễn ra từ hai đến bảy ngày. Đến ngày thứ bảy, tình trạng bệnh sẽ bớt “sóng gió”. Ngày thứ ba và thứ năm, sóng gió đến khi nào mình không biết. Bệnh sốt xuất huyết đến hẹn rồi lên, năm ít năm nhiều.

Đa số người lơ là bệnh sốt xuất huyết đầu mùa, khi nhắc nhở người ta biết phòng ngừa nhiều. Khi nghe một ca tử vong, họ mới biết phải phát hiện sớm. Thành ra, sốt xuất huyết phải được nhắc tới nhắc lui vào mỗi năm. Do công việc, phụ huynh cũng như người mắc sốt xuất huyết họ mới nhớ. Khi bệnh xảy ra, họ mới ý thức được đây là bệnh khá quan trọng.

Hiện nay, mình có được vắc xin nhưng vắc xin không đạt được như mong muốn. Vì vậy, họ rất thụ động. Phòng chống, diệt muỗi, phát hiện sớm, đến bệnh viện đúng lúc để điều trị, nếu không số ca tử vong vẫn còn nhiều.

2. Sốt xuất huyết ở người lớn khác gì với trẻ em?

Sốt xuất huyết ở TPHCM thường tấn công người lớn hay trẻ em nhiều hơn. Sốt xuất huyết năm nay khác gì so với mọi năm hay không thưa BS? Có yếu tố nào liên quan đến COVID-19 không, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh: 5 năm trở lại đây, sốt xuất huyết thường gặp ở người lớn. Sốt xuất huyết ở người lớn còn gây gánh nặng cao hơn ở con nít, số ca bệnh nặng và tử vong còn nhiều. Sau này, trẻ lớn (từ 7 tuổi trở lên), sốt xuất cũng nặng. Đó là đặc thù của thay đổi miễn dịch, nó là như vậy.

Chúng ta biết sốt xuất huyết khi làm bệnh nhân bệnh nặng có liên quan đến miễn dịch, sau đó mới đến độc lực của virus. Ở người lớn, tiểu cầu thấp hơn so với con nít, chỉ có 5000 nhưng không cần can thiệp.

Có các dạng sốc, xuất huyết, tổn thương nhiều cơ quan. Tuy nhiên, phác đồ điều trị sốt xuất huyết ở người lớn hiện khá chuẩn. Ở miền Nam, mùa này cũng có sốt xuất huyết và cũng đã có ca tử vong. Các ca tử vong khá đau lòng vì nhiều người không dám đi bệnh viện, họ sợ dịch COVID-19. Thậm chí, một số trẻ tưởng là COVID-19 ở người lớn, sau đó đổ thừa đó là hậu COVID-19. Một số người sau khi chích ngừa COVID-19 tưởng là sốt do chích ngừa, cho nên họ đến bệnh viện rất trễ.
Đối với mùa này, bệnh sốt xuất huyết đối với các bác sĩ nội khoa người lớn và bác sĩ nhi phải học. Phụ huynh cũng nên tìm hiểu về bệnh này vì đến mùa bệnh sẽ nổi lên. Miền Nam cũng có ca nặng và thông thường khi mùa mưa kéo dài sốt xuất huyết cũng sẽ kéo dài. Sốt xuất huyết là do muỗi gây nên, dẫu ta có giãn cách muỗi vẫn bay từ nhà này sang nhà khác để lây bệnh.

Một số bệnh như tay chân miệng, bệnh hô hấp, hòa nhập số ca bệnh mới tăng. Bệnh sốt xuất huyết đến hẹn lại lên, năm nào cũng nhắc và năm nào cũng là gánh nặng.

3. Làm sao phân biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh COVID-19?

Cách phân biệt bệnh sốt xuất huyết và bệnh COVID-19, bác sĩ có thể hướng dẫn cách xử trí từng loại sốt khác nhau?

BS Trương Hữu Khanh: Sốt xuất huyết được định nghĩa là cơn sốt kéo dài 48 tiếng không hạ. Mình phải nghĩ đến mùa mưa, sốt xuất huyết 48 giờ đầu thường không kèm với các bệnh khác. COVID-19 có thể kèm theo ho, tức ngực, khó thở.

Cái cuối cùng của sốt xuất huyết là khám và thử máu. Như vậy, có nghi mình là COVID-19 hay sốt xuất huyết hoặc bị một bệnh lý gì khác. Trong 48 giờ, sốt không hạ bệnh nhân cần đi khám bệnh. Khi khám bệnh, bác sĩ không biết gì cả, khám bệnh chỉ có thể đoán thôi. Phương pháp cuối cùng là thử máu.

Chúng ta cần nhớ kết quả thử máu lúc đó rất quan trọng. Thử máu sốt xuất huyết không chỉ để biết bệnh, tiên lượng được bệnh nhân thuộc nhóm nào mới quyết định được. Cũng như COVID-19, mình phải làm test nhanh hay PCR.

Theo tôi, nếu cơn sốt kéo dài 48 giờ cứ sốt đi sốt lại không kèm theo triệu chứng, nên đi khám bệnh và thử máu. Không nên ngồi bói ở nhà.

4. Có phải muỗi vằn nào cũng làm lây sốt xuất huyết cho con người?

BS Trương Hữu Khanh: Muỗi vằn có virus trong máu mới làm lây bệnh. Không phải tất cả muỗi vằn đều có virus trong người.

Tuy nhiên, muỗi vằn chích người sốt xuất huyết sẽ hút theo virus và trước khi chích, con muỗi sẽ phóng lượng máu tồn trong người và phóng lượng máu khác ra. Virus sẽ chui vào cơ thể và sinh sôi nảy nở, nó sẽ gây nên bệnh sốt xuất huyết.

Nói chung, ta phải diệt muỗi.

5. Người bệnh xuất huyết có cần nằm yên để tránh chảy máu?

BS Trương Hữu Khanh: Sốt xuất huyết có hai bệnh cảnh, bệnh cảnh của sốt xuất huyết làm cho mình bị chán ăn, nhưng điều đó không quan trọng. Nếu sốt, bốn hay năm ngày sau hết. Đáng sợ nhất là giai đoạn sốc và mất máu, chảy máu do giảm tiểu cầu, tổn thương nhiều cơ quan khác.

Thậm chí sau khi hết sốt, nó vẫn diễn tiến như vậy, cơn sốt khiến mình mệt mỏi. Khi sốt biến chứng mới thực sự nguy hiểm. Mình có thể uống thuốc để hạ sốt, nhưng biến chứng chỉ có nằm viện mới hết.

Mình nằm yên không phải nó không chảy máu, mình cần hạn chế vận động khi bị sốt xuất huyết đặc biệt trong những ngày có thể xảy ra biến chứng. Ngày thứ ba, thứ năm và thứ sáu dễ xảy ra biến chứng. Hạn chế vận động sẽ ít gây ra biến chứng hơn và uống nhiều nước để bù lại. Biến chứng gây giảm tiểu cầu và chảy máu.

6. Có phải một người nhiễm sốt xuất huyết nhiều lần là đã có miễn dịch trong người ?

BS Trương Hữu Khanh: Một người bị sốt xuất huyết bốn lần không có nghĩa là bị bốn lần hoàn toàn. Có nghĩa là mình bị rất thoáng nhưng không biết mình có bị một chút hay không. Phải thử máu mới biết, nếu bị một lần cũng vẫn phải phòng ngừa. Bị bốn lần chắc chắn phải phòng ngừa, đừng ngồi đếm. Bị một lần rồi rang bị thêm một lần nữa để khỏi bị bệnh. Việc phát hiện và phòng ngừa bệnh khá quan trọng, đừng ngồi đó đếm.

Bệnh lần hai sẽ dễ nặng hơn lần một, tính miễn dịch là như vậy. Đừng nên ngồi đó đếm bao nhiêu lần.

7. Trẻ em bị sốt xuất huyết nhưng dấu hiệu nhẹ thì có nguy hiểm không?

Trẻ bị sốt xuất huyết có dấu hiệu nhẹ, nó có nguy hiểm đến trẻ và trẻ có nguy cơ diễn biến nặng không, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh: Sốt xuất huyết đã được tính chưa chắc 100% đã cao hay 100% phải đến bệnh viện. Cho nên nó cũng có các tỷ lệ nhất định sốt nhẹ, sau đó có ban hồi phục. Khi thử máu ra, bệnh là sốt xuất huyết. Nếu không thử máu, mình không thể biết có sốt xuất huyết hay không. Khi sốt nhẹ, nhưng hết mình nên nghĩ nó là sốt siêu vi bình thường. Mình đừng tìm hiểu đó là sốt gì. Nếu sốt cao hai ngày liên tục không hết, nên đi khám bệnh.

Dù mình sốt nhẹ hay cao, nó có các dấu hiệu cảnh báo trong mùa này. Mình phải tìm hiểu dấu hiệu cảnh báo vì mấy hôm trước con mình sốt nhưng mình chưa rõ, giờ nó có dấu hiệu cảnh báo, đau bụng nhiều ở vùng gan, nôn ói, đi vệ sinh ra máu, chảy máu chân răng. Lúc đó, mình phải đưa trẻ đi khám bệnh. Lúc tay chân trẻ bị lạnh, khó thở, mạch bắt sẽ rất trễ.

Phụ huynh cần biết sốt trên 2 ngày, các dấu hiệu cảnh báo đó cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay. Chỉ có cách đưa trẻ đến bệnh viện mới giải quyết được sốt xuất huyết. Phòng khám và nhà không làm gì được vì trong bệnh viện mới có thể truyền dịch đúng và bác sĩ khám đến khám lui, thử máu hai ba lần. Chính các dấu hiệu đó mới báo hiệu khi nào phụ huynh có thể để em bé ở nhà, khi nào nhất thiết phải đi bệnh viện.

7. Ngoài muỗi vằn làm lây bệnh sốt xuất huyết, bệnh có lây qua con đường khác không thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh: Cho đến hiện nay, chỉ có muỗi là vật truyền bệnh. Sốt xuất huyết là bệnh đặc thù lây qua vector muỗi và từ người qua người. Một số bệnh lý lây qua muỗi nhưng không phải từ người qua người. Ví dụ như viêm não Nhật Bản, người bị viêm não Nhật Bản bị muỗi cắn lây qua người khác lại không lây. Trong khi cắn từ chim lại bị lây, sốt xuất huyết lây từ người sang người và qua vector muỗi. Không có muỗi, không có sốt xuất huyết. Chỉ có cách diệt lăng quăng, mới không có muỗi. Trong những trận dịch, nhiều người phải đi soi góc cạnh có muỗi và thả muối vào vùng không thể kiểm soát.

8. Khi cho con bú, nhưng con bị sốt xuất huyết có nên ngưng sữa mẹ hay không, thưa BS? Mẹ bị sốt xuất huyết có lây cho con không?

BS Trương Hữu Khanh: Năng lượng nạp vào cơ thể phải đủ, người mẹ không phải ngưng cho con bú nhưng phải nạp đủ năng lượng nước vì nó rất quan trọng. Khi bác sĩ cho mình ở nhà theo dõi tái khám sốt xuất huyết, phải thực hiện đúng theo tái khám của bác sĩ. Bác sĩ dặn uống nước, theo dõi tái khám, mình tuân thủ theo. Không chống chỉ định ngưng bú.

Bú sữa không lây, con muỗi chích người mẹ sau đó chích đứa con mới làm lây bệnh.

9. Thưa BS Khanh, vợ con em đã điều trị sốt xuất huyết và đã khỏi bệnh. Em cần làm gì để phòng ngừa cho những người còn lại và người cao tuổi nhà em có bệnh nền. Chế độ dinh dưỡng cho người sốt xuất huyết.

BS Trương Hữu Khanh: Sốt xuất huyết lây từ muỗi, không từ một vật nào khác. Mình phải có thói quen khi phát hiện trong nhà có muỗi, mình phải tìm xem muỗi ở đâu, ở đâu có lăng quăng, trong nhà mình hay hàng xóm. Nhà hàng xóm không kiểm soát được, mình nhờ họ. Có một số nơi trong nhà có lăng quăng nhưng mình không để ý chẳng hạn như mảnh sành vỡ ngoài sân, chỗ chưng hoa. Khi mình thấy muỗi, mình nghĩ ở đâu đó có lăng quăng và tiêu diệt ngay. Đợi muỗi chích gây sốt xuất huyết sẽ rất chậm.

Ở nhà có hai người bị sốt xuất huyết, cần tìm ngay muỗi để diệt ngay. Đối với sốt xuất huyết, người bệnh sẽ rất biếng ăn uống. Thành ra, mình phải chăm nhiều bữa, bệnh mới bớt. Mình không chăm nước, không biết bệnh nhân thiếu nước, đặc biệt người lớn tuổi quên khát mình phải đong nước để cho bệnh nhân uống cho đủ và đi tái khám. Chất dinh dưỡng cũng giống như các bệnh khác.

10. Sốt xuất huyết và viêm não Nhật Bản đều do muỗi truyền bệnh. Vì sao viêm não Nhật Bản đã có vắc xin nhưng sốt xuất huyết chưa có vắc xin phòng bệnh.

BS Trương Hữu Khanh: Có thể nói viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết có đường lây giống nhau. Tuy nhiên, người viêm não Nhật Bản bị muỗi chích không hút được nhiều virus. Trong khi người bị sốt xuất huyết có nhiều virus hơn, nên chích qua người khác sẽ lây. Viêm não Nhật Bản chỉ do muỗi chích từ chim hay heo mới lây. Cả hai loại bệnh này có cùng loại virus Alpha. Cấu trúc của nó khá giống nhau. Virus sốt vàng ở Châu Phi, virus đen, virus viêm não Nhật Bản. Tuy nhiên, khi người ta chế vắc xin virus viêm não Nhật Bản rất hiệu quả. Sau đó, họ lấy công nghệ đó thực hiện ở sốt xuất huyết. Không may, nó chỉ đạt ở vài tuýp thôi. Nhiều lúc họ bàn việc chích vắc xin, chưa chắc nó đã hiệu quả.

Sắp đến đây, có một dòng vắc xin khác. Vắc xin đang được thử nghiệm ở Nam Mỹ. Kết quả ban đầu khá tốt, sau khi thử nghiệm họ có giảm được bệnh hay không. Chỉ khi có được vắc xin, chúng ta mới không chế được dịch. Tất cả các biện pháp khác đều thụ động. Đối với bệnh sốt xuất huyết, không có vắc xin nào làm chéo được. Nói về vắc xin, chúng ta vẫn phải chích (không chéo không chích). Bệnh nào cũng gây sốt, chích một vắc xin khác không sốt mình khỏi phải lo vì nó là sốt xuất huyết (21 phút 58 giây đến 22 phút 2 giây). Nói chung, mình phải chích được các vắc xin ngừa được bệnh. Hiện nay, vắc xin rất quan trọng.

11. Lời khuyên của bác sĩ trong việc phòng ngừa và điều trị sốt xuất huyết?

BS Trương Hữu Khanh: Sốt xuất huyết là bệnh do muỗi chích. Trong nhà có muỗi, đến mùa sẽ có khả năng rất cao. Cần tìm muỗi ở đâu và tìm lăng quăng để diệt. Nếu tìm không được, mình nhờ hàng xóm. Các vật nhỏ mà mình không ngờ đến được như mảnh sành, lọ hoa, nơi diệt kiến, muỗi vẫn đẻ trứng.

Điểm chính là phát hiện sớm bệnh sốt xuất huyết và các dấu hiệu nguy hiểm. Nếu sốt trên 48 giờ, phải đưa người bệnh đi xét nghiệm máu và khám bệnh. Sốt xuất huyết có thể được điều trị tại nhà nhưng phải thực hiện đúng theo lời bác sĩ dặn. Đặc biệt, khi họ dặn mình tái xét nghiệm máu mình phải đi xét nghiệm máu. Có những lúc, họ hẹn tái khám chiều nay, người bệnh cần đi khám chiều hôm nay.

Đừng thấy em bé có tình trạng tốt mà không đi khám, điều này rất nguy hiểm. Các dấu hiệu chuyển biến nặng như nôn ói, chảy máu chân rang, đi vệ sinh ra máu, đau bụng vùng gan. Đến lúc đó, còn kịp nhưng để trễ tay chân em bé sẽ bị lạnh như nước đá, mạch không có, tuột huyết áp, phải chở em bé đi bệnh viện ngay. Những dấu hiệu đó, em bé vẫn ngồi nói chuyện được. Đừng nghĩ em bé ngồi nói chuyện được là còn khỏe. Cần tìm các dấu hiệu đó, chúng ta mới tìm và chữa trị tốt.

Đừng bao giờ quyết định truyền dịch tại nhà, điều đó rất nguy hiểm vì mình không biết được nhu cầu có cần dịch hay không. Đến lúc cần, mình không truyền dịch được cho em bé sẽ rất nguy hiểm.

Trọng Dy (ghi)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X