Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm: tin vui cho chị em có tổn thương vú
Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB) dưới hướng dẫn của siêu âm là kỹ thuật sinh thiết mới được báo cáo tại hội thảo ung thư năm nay. Kỹ thuật này khắc phục được nhược điểm của sinh thiết mở và sinh thiết lõi kim, cho kết quả chính xác, đồng thời tránh được cuộc mổ hở.
Hội thảo hàng năm phòng chống ung thư TPHCM lần thứ 21 quy tụ hơn 1500 đại biểu tham dự, đại biểu đến từ các tỉnh thành trên khắp cả nước tỉnh. Hình ảnh này là khách mời tham dự quan tâm đến phiên tuyến vú.
Phiên tuyến vú của Hội thảo hàng năm Phòng chống ung thư TPHCM lần thứ 21 (năm 2018) giới thiệu một số kỹ thuật điều trị mới, như báo cáo “Áp dụng phẫu thuật trì hoãn trong tái tạo vú và núm vú trên tuyến vú đã xạ trị” của GS.BS. Albert Chao đến từ Đài Loan, “Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB) dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú” của TS.BS Trần Việt Thế Phương - Bệnh viện Ung bướu TPHCM; “Kết quả thẩm mỹ sau phẫu thuật bảo tồn carcinôm vú giai đoạn sớm” của BS.CK2. Nguyễn Anh Luân- Bệnh viện Ung bướu TPHCM.
Hiện nay có 2 lựa chọn tái tạo vú: tái tạo vú tức thì và tái tạo vú trì hoãn. Tái tạo vú tức thì là mổ cắt vú loại bỏ ung thư và tái tạo vú ngay lúc này, có thể sử dụng túi hoặc vạt tự thân. Tái tạo vú trì hoãn là sau khi cắt bỏ vú, còn phải xạ trị và vào hóa chất, điều trị cho ổn định rồi mới tái tạo vú.
Hiện nay có 2 lựa chọn tái tạo vú: tái tạo vú tức thì và tái tạo vú trì hoãn. Tái tạo vú tức thì là mổ cắt vú loại bỏ ung thư và tái tạo vú ngay lúc này, có thể sử dụng túi hoặc vạt tự thân. Tái tạo vú trì hoãn là sau khi cắt bỏ vú, còn phải xạ trị và vào hóa chất, điều trị cho ổn định rồi mới tái tạo vú.
GS.BS Albert Chao
Trong phần trình bày của mình, GS.BS Albert Chao nói về phẫu thuật trì hoãn trong tái tạo vú và núm vú sau khi cắt bỏ vú do ung thư và có xạ trị. BS Chao nói về các chỉ định, các kỹ thuật tái tạo như thế nào, khi nào tái tạo là thích hợp. Trong những phương pháp tái tạo, ông đưa ra nhiều kỹ thuật và chọn lựa trên từng bệnh nhân. Ví dụ, có trường hợp sử dụng vạt tại chỗ, có trường hợp làm vạt, có trường hợp đặt túi 1 thì, 2 thì… Nghiên cứu của BS Chao thực hiện với hơn 20 bệnh nhân và theo dõi 14 tháng, cho thấy kết quả khả quan.
Trong phiên tuyến vú năm nay, kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB) dưới hướng dẫn của siêu âm được cả bệnh viện Ung bướu TPHCM và bệnh viện Chợ Rẫy đề cập, thu hút sự quan tâm, chú ý của các đại biểu tham dự.
Để sinh thiết vú, chúng ta có thể dùng kỹ thuật chọc hút bằng kim nhỏ (FNA), kỹ thuật này đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp và có kết quả tương đối chính xác với êkíp có kinh nghiệm, nhưng hạn chế là có tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả, không phân biệt được carcinôm tại chỗ hay xâm lấn, không thể xác định được hóa mô miễn dịch.
Để có kết quả mô học thì chúng ta có thể sinh thiết mở, đây là kỹ thuật lâu đời, cung cấp mẩu mô lớn nhưng gây tổn thương khá nhiều, để lại sẹo to, phải chăm sóc sau mổ. Sinh thiết lõi kim ít xâm lấn hơn, sẹo tối thiểu nhưng có hạn chế là không sử dụng được cho bướu rất nhỏ (<5mm), mẩu mô nhỏ nên tỷ lệ chẩn đoán thấp hơn thực tế cao, chỉ có thể dùng để chẩn đoán chứ không thể điều trị u lành, hầu như không thể sử dụng dưới hướng dẫn của nhũ ảnh hay MRI.
VABB bù đắp được những nhược điểm của sinh thiết mở và sinh thiết lõi kim. Thiết bị này sử dụng kim lớn nên có thể cắt được mẩu lớn và có thể lấy trọn được những tổn thương vú lành tính không quá to (<=5cm), vừa giúp cung cấp mô để chẩn đoán bệnh học, vừa giúp điều trị các u lành. Phương pháp này đã được FDA (Mỹ) và NICE (Anh quốc) và các cơ quan y tế của nhiều nước chấp thuận cho sử dụng để sinh thiết tổn thương vú lành tính và điều trị các bướu lành.
Trong phiên tuyến vú năm nay, kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB) dưới hướng dẫn của siêu âm được cả bệnh viện Ung bướu TPHCM và bệnh viện Chợ Rẫy đề cập, thu hút sự quan tâm, chú ý của các đại biểu tham dự.
Để sinh thiết vú, chúng ta có thể dùng kỹ thuật chọc hút bằng kim nhỏ (FNA), kỹ thuật này đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp và có kết quả tương đối chính xác với êkíp có kinh nghiệm, nhưng hạn chế là có tỷ lệ âm tính giả và dương tính giả, không phân biệt được carcinôm tại chỗ hay xâm lấn, không thể xác định được hóa mô miễn dịch.
Để có kết quả mô học thì chúng ta có thể sinh thiết mở, đây là kỹ thuật lâu đời, cung cấp mẩu mô lớn nhưng gây tổn thương khá nhiều, để lại sẹo to, phải chăm sóc sau mổ. Sinh thiết lõi kim ít xâm lấn hơn, sẹo tối thiểu nhưng có hạn chế là không sử dụng được cho bướu rất nhỏ (<5mm), mẩu mô nhỏ nên tỷ lệ chẩn đoán thấp hơn thực tế cao, chỉ có thể dùng để chẩn đoán chứ không thể điều trị u lành, hầu như không thể sử dụng dưới hướng dẫn của nhũ ảnh hay MRI.
VABB bù đắp được những nhược điểm của sinh thiết mở và sinh thiết lõi kim. Thiết bị này sử dụng kim lớn nên có thể cắt được mẩu lớn và có thể lấy trọn được những tổn thương vú lành tính không quá to (<=5cm), vừa giúp cung cấp mô để chẩn đoán bệnh học, vừa giúp điều trị các u lành. Phương pháp này đã được FDA (Mỹ) và NICE (Anh quốc) và các cơ quan y tế của nhiều nước chấp thuận cho sử dụng để sinh thiết tổn thương vú lành tính và điều trị các bướu lành.
TS.BS Trần Việt Thế Phương
“Sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không (VABB) dưới hướng dẫn của siêu âm trong chẩn đoán và điều trị tổn thương vú” của TS.BS Trần Việt Thế Phương đến từ bệnh viện Ung bướu TPHCM nói về 83 trường hợp đã sử dụng kỹ thuật này, đảm bảo được kết quả về mặt khoa học (chẩn đoán chính xác), đồng thời đảm bảo được kết quả thẩm mỹ (tránh được cuộc mổ hở, không làm tổn thương vú).
Nếu nghiên cứu của TS Phương chỉ nghiêng về điều trị (đã chọn lọc bệnh nhân có tổn thương vú lành tính) thì bài báo cáo “Kết quả chẩn đoán và điều trị tổn thương tuyến vú bằng thiết bị sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm” của TS.BS Huỳnh Thanh Khánh đến từ bệnh viện Chợ Rẫy có tính chất vừa chẩn đoán vừa điều trị, và máy sử dụng cũng khác máy ở bệnh viện Ung bướu.
PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng - Phó giám đốc Trung tâm Ung bướu, bệnh viện Trung ương Huế
Là chủ tọa của phiên tuyến vú, PGS.TS.BS Nguyễn Đình Tùng - Phó giám đốc Trung tâm Ung bướu, bệnh viện Trung ương Huế đánh giá cao 2 phần trình bày về kỹ thuật sinh thiết vú có hỗ trợ hút chân không dưới hướng dẫn của siêu âm. Ngoài kỹ thuật này, BS Tùng cho biết: “Cũng còn những kỹ thuật mới khác, chẳng hạn như “tái tạo vú 1 thì” của BS Chao trình bày, tại bệnh viện Ung bướu TPHCM cũng có làm rồi nhưng chưa thấy báo cáo trong phiên năm nay”, ông mong rằng phiên tuyến vú năm sau sẽ có nhiều báo cáo hơn nữa về các kỹ thuật mới trong tái tạo tuyến vú.
Hồng Nhung - Ảnh: Viết Hưởng - AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình