Hotline 24/7
08983-08983

Rửa thực phẩm thế nào để loại bỏ vi khuẩn, thuốc trừ sâu, chất tăng trọng?

Thực phẩm bẩn là vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Hơn 40% các nguyên nhân gây bệnh ung thư xuất phát từ thực phẩm bẩn và nước ta là một trong những nước có tỷ lệ ung thư tăng lên hằng ngày. Vậy trong bữa ăn gia đình cần là gì để bảo vệ sức khỏe? Trong bài viết dưới đây, ThS.BS Lê Thị Hải - Nguyên Giám đốc trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia sẽ giải đáp về vấn đề này.

1. Những vấn đề về thực phẩm thường gặp trong mùa hè là gì?

Theo kinh nghiệm của BS, vào mùa hè - nắng nóng, đâu là những vấn đề về sức khỏe mà chúng ta thường hay gặp phải có liên quan đến thực phẩm ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày là mối quan tâm của tất cả chúng ta, đặc biệt là người nội chợ trong gia đình.

Mùa hè đến, nhiệt độ môi trường rất cao, độ ẩm, thời tiết thường xuyên thay đổi là điều kiện thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh như nấm mốc, vi khuẩn phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm cao, gây thương hàn, tiêu chảy cấp,…

Mùa hè là mùa chúng ta lo lắng nhất vì với nhiệt độ cao thức ăn sẽ nhanh chóng bị ôi thiu. Ví dụ mùa đông, khi trời lạnh có thể để thực phẩm lâu hơn, ít bị hư, tuy nhiên mùa hè sau khi nấu xong chỉ cần để quá 2 tiếng các vi khuẩn sẽ phát triển nhanh chóng.

Vì vậy, đối với mùa hè vấn đề lựa chọn cũng như bảo quản thực phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng để phòng ngừa các bệnh do thực phẩm bẩn gây ra, đặc biệt là tình trạng nhiễm vi sinh vật gây bệnh dẫn đến ngộ độc thức ăn.

2. Thói quen nào trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm dẫn đến ngộ độc?

Vậy, những thói quen nào trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm trong mùa hè khiến chúng ta đối diện với những nguy cơ này, thưa BS?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Mùa hè đến thực phẩm rất nhanh hỏng và ôi thiu. Một trong những nguy cơ mua phải thực phẩm không an toàn của người tiêu dùng và các bà nội trợ là:

- Thói quen thuận tiện: Khi đi đường nhìn thấy thực phẩm bày trên mặt đường, vỉa hè, thậm chí cống rãnh nhưng vẫn ngừng lại mua.

- Thói quen mua thực phẩm giá rẻ: Mặc dù tùy theo điều kiện kinh tế nhưng nhiều người thích mua đồ rẻ. Các thực phẩm rau, hoa quả bị hư, mốc hoặc thịt cá bị ươn giá sẽ rẻ hơn rất nhiều.

- Thói quen về cách chế biến, bảo quản thực phẩm trong gia đình: Rất nhiều người để thức ăn vào tủ lạnh và nghĩ sẽ hoàn toàn yên tâm nhưng nếu không biết cách bảo quản hoặc không thường xuyên vệ sinh tủ lạnh vô hình chung đã biến tủ lạnh thành ổ chứa vi khuẩn. Một số trường hợp sau khi mua thực phẩm về không rửa hoặc không bỏ phần hư đã để ngay vào tủ lạnh.

- Thói quen sắp xếp tủ lạnh không ngăn nắp: Để lẫn lộn thức ăn sống với thức ăn chín dẫn đến các vi sinh vật lây chéo trong thực phẩm hằng ngày.

- Thói quen tích trữ quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh: Do không đi chợ mỗi ngày, tích trữ trong tủ lạnh quá lâu chất lượng thực phẩm sẽ không tốt. Đôi khi thực phẩm để trong tủ lạnh chỉ ức chế các vi sinh vật gây bệnh không phát triển nhưng sau đó bỏ qua ngoài lại phát triển rất nhanh.

- Vấn đề chế biến thực phẩm: Không có thói quen sử dụng dao, thớt riêng giữa thực phẩm sống và thực phẩm chín.

Tóm lại, đây là những thói quen vẫn còn tồn tại trong một số gia đình. Những thói quen không tốt này là một trong những nguy cơ dẫn đến mất an toàn vệ sinh thực phẩm và ngộ độc thức ăn hiện nay.

3. Đồ ăn sống, rau sống có hoàn toàn tốt cho sức khỏe?

Thời tiết nắng nóng, đồ ăn sống từ rau - củ - quả trở thành những món khoái khẩu của nhiều người. Xin hỏi BS, thực tế những đồ ăn sống, đồ ăn trực tiếp như vậy có hoàn toàn tốt cho sức khỏe, giữ được toàn bộ dưỡng chất như nhiều người tin tưởng?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Các loại rau củ quả nếu chưa qua quá trình xử lý của nhiệt và có thể ăn sống sẽ giữ được rất nhiều vitamin và khoáng chất (ví dụ rau sống). Về giá trị dinh dưỡng có thể thu nhận được nhiều hơn, tuy nhiên nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ các thức ăn tươi sống rất cao.

Sushi và sashimi là những món ăn rất phổ biến ở các nước đã phát triển như Nhật Bản. Ở đó, nguồn gốc cung cấp thực phẩm an toàn, ví dụ các loại cá ăn sống hoàn toàn vệ sinh hoặc các loại rau củ đảm bảo không có hóa chất thực vật, thuốc trừ sâu,… nên có thể ăn sống.

Tuy nhiên điều kiện nuôi trồng ở Việt Nam chưa đảm bảo. Vì vậy, dù thực phẩm tươi sống có giá trị dinh dưỡng cao nhưng chưa nhận được giá trị dinh dưỡng thì đã gặp phải tìm ẩn ngộ độc thực phẩm.

4. Đề phòng nguy cơ liên quan đến thực phẩm cần chú ý các vấn đề nào?

Theo BS, để đề phòng các nguy cơ cho sức khỏe liên quan đến thực phẩm, ăn uống, đặc biệt là thời tiết oi bức, nắng mưa thất thường như hiện nay, chúng ta cần chú ý những vấn đề nào?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Với mùa hè nóng bức nên:

- Chọn thực phẩm bán ở nơi đảm bảo an toàn.

- Tuyệt đối không ham rẻ mua các thực phẩm, rau củ đã dập nát hay thịt cá ươn, có mùi.

- Quan trọng nhất khi mua thực phẩm về nên rửa sạch, để vào bao gói cẩn thận mới cất vào tủ lạnh.

- Để thức ăn ngăn nắp, gọn gàng, không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín.

- Trước khi chế biến phải rửa tay sạch sẽ tránh tình trạng lây nhiễm từ bàn tay vào thực phẩm.

- Khi cất thức ăn vào tủ lạnh phải có nắp đậy, tuyệt đối không để thức ăn sống chung với thức ăn chín.

- Dù thức ăn để trong tủ lạnh nhưng trước khi ăn phải đun sôi, không nên ăn ngay sau khi lấy từ tủ lạnh vì ngộ độc có thể xảy ra.

Mùa hè nóng nực là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp, ngộ độc thức ăn thường xảy ra. Vì vậy, khi chúng ta tuân thủ theo các quy chuẩn về chế biến thực phẩm, cũng như cách lựa chọn thực phẩm an toàn sẽ phần nào tránh được các nguy cơ ngộ độc.

5. Thực phẩm bẩn chứa những thành phần gì và nếu ăn phải sẽ nguy hại ra sao?

Nhờ BS giải thích cho khán thính giả hiểu rõ thêm: thực phẩm bẩn thường chứa những thành phần gì và khi ăn phải sẽ có nguy hại như thế nào?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Trong rất nhiều năm nay, vấn nạn thực phẩm bẩn là một trong những điều nhức nhối ở xã hội của chúng ta. Thực phẩm bẩn là thực phẩm chứa các chất độc hại mà khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thực phẩm bẩn có 2 nguồn:

- Tác nhân về sinh học: Thực phẩm bị nhiễm tác nhân gây bệnh từ các loại vi khuẩn, virus như thương hàn, lị, tả,… Ngoài ra, các loại nấm mốc không những ăn vào gây ngộ độc cấp tính mà lâu dần có thể dẫn đến tình trạng ung thư. Khi thức ăn bị ôi thiu, nước ô nhiễm hoặc thực phẩm để lâu có thể nhiễm các vi sinh vật gây bệnh, tuy nhiên khi đun sôi chúng ta có thể giết chết vi khuẩn.

- Tác nhân về hóa học: Trong quá trình nuôi trồng các loại thực phẩm hằng ngày từ rau củ quả đến gia súc, gia cầm,… người sản xuất thường xuyên lạm dụng hóa chất bảo vệ thực vật như thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, dùng thức ăn tăng trọng làm con vật lớn nhanh, tạo nhiều nạc để tăng lợi nhuận. Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến người tiêu dùng lo lắng vì những tác nhân gây bệnh từ phương pháp hóa học này đun sôi, đun chín không thể tiêu diệt được.

Nếu ăn phải sẽ gây ra các tác hại như:

- Ngộ độc cấp tính: Thường gặp trong trường hợp thực phẩm bị nhiễm tác nhân sinh học như nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh. Dẫn đến tình trạng tiêu chảy cấp (bao gồm nôn, đi ngoài, tiêu chảy, mất nước,…) nếu không cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

- Tác nhân về hóa học: Thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, hormone tăng trọng số lượng rất nhiều mới có thể gây ngộ độc cấp (đau đầu, nôn mửa,…). Tuy nhiên, thông thường không đủ liều lượng gây nhiễm độc cấp tính mà tích lũy dần trong cơ thể, lâu ngày có thể dẫn đến các bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, thừa cân, béo phì, bệnh về xương khớp. Nguy hại hơn các tác nhân đường hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng sẽ làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể và tác động đến ADN trong tế bào, là một trong những nguyên nhân hằng đầu dẫn đến ung thư.

Hơn 40% các nguyên nhân gây bệnh ung thư là thực phẩm bẩn, chưa bao giờ bệnh ung thư tăng nhanh và nhiều như vậy. Nước ta là một trong những nước bệnh ung thư tăng lên hằng ngày.

Chính vì vậy nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm bẩn rất đáng lo ngại vì không thể hiện cấp tính mà tích lũy dần dần, phá hủy hệ thống các tế bào trong cơ thể.

Vấn nạn vệ sinh an toàn thực phẩm là nỗi lo của mỗi người, nếu chúng ta biết cách loại trừ các tác nhân gây bệnh sẽ bảo vệ được sức khỏe của bản thân, cũng như các thành viên trong gia đình.

6. Những loại thực phẩm nào thường tồn dư nhiều hóa chất nhất?

Chúng ta nên hiểu sao cho đúng về khái niệm “thực phẩm dư lượng thuốc trừ sâu”, thưa BS? Những loại thực phẩm nào thường tồn dư nhiều hóa chất nhất ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Tồn dư thuốc trừ sâu hay tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm hằng ngày là nồng độ quá giới hạn cho phép của tổ chức như Codex hoặc theo tiêu chuẩn Châu Âu, tiêu chuẩn của Mỹ, Cục vệ sinh an toàn thực phẩm,… Các tổ chức này sẽ đưa ra tiêu chuẩn, quy chuẩn về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cho phép tối đa trong thực phẩm. Khi kiểm định, nếu quá mức quy chuẩn có thể gây nguy hiểm, tức là những thực phẩm đó đã bị nhiễm bẩn và khi ăn vào sẽ gây hậu quả.

Trước đây, rau củ quả nhập từ Trung Quốc tiêu chuẩn có thể thấp hơn và cho phép đồng độ cao hơn một chút. Tuy nhiên các nước đã phát triển như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản có quy chuẩn hàm lượng rất rất nhỏ, nếu nông sản hoặc các thực phẩm sản xuất có hàm lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh quá mức cho phép sẽ không đạt tiêu chuẩn.

7. Khoảng cách từ khi bón phân, phun thuốc trừ sâu đến khi ăn bao lâu sẽ đảm bảo?

Như vậy, khoảng cách từ khi bón phân hay phun thuốc trừ sâu đến khi ăn bao lâu sẽ đảm bảo an toàn? Liệu có cách nào nhận biết được các thực phẩm đạt đủ thời gian chuẩn này ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Trên các phương tiện thông tin đại chúng đều kêu gọi người dân “hãy là người tiêu dùng thông thái” nhưng đây chỉ là câu khẩu hiệu vì bằng mắt thường chúng ta không thể phân biệt được.

Ngay cả khi kiểm định nhưng không có đầy đủ hóa chất, phòng xét nghiệm hiện đại cũng không thể biết được thực phẩm có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại hay không. Điều này chỉ biết được khi các thực phẩm đó được mang đến trung tâm kiểm nghiệm.

8. Sản phẩm chứa chất tăng trọng nguy hại ra sao và làm thế nào để nhận biết?

Nhiều người còn lo ngại về việc sử dụng phải thực phẩm chứa chất tăng trọng. Dùng phải những thực phẩm này, điều gì sẽ xảy ra, thưa BS? Làm sao để nhận biết và phân biệt được các sản phẩm chứa chất tăng trọng ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Những thành phần, loại thực phẩm có thuốc tăng trọng, hormone tăng trưởng, thực phẩm biến đổi gen,… có thể không đủ nồng độ để gây ngộ độc cấp tính nhưng mỗi ngày tích lũy dần dần dẫn đến chất độc hại phá hủy, làm rối loạn quá trình chuyển hóa trong cơ thể gây các bệnh mạn tính như tiểu đường, mỡ máu, huyết áp, xương khớp,…

Nguy hiểm đáng lo ngại nhất là các chất độc hại này sẽ vào trong cơ thể và phá hủy ADN, làm rối loạn cấu trúc gen, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh ung thư.

9. Công dụng và lợi ích của máy khử khuẩn là gì?

Cuộc sống ngày càng hướng đến sự tiện lợi. Ngày nay, máy khử khuẩn thực phẩm dần được ưa chuộng. Theo BS, công dụng và lợi ích của những sản phẩm này ra sao?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện nay có rất nhiều có rất nhiều máy khử khuẩn, máy khử các chất độc hại ra đời. Máy công nghệ tốt, đã được kiểm định của cơ quan chức năng giúp chúng ta có thể yên tâm phần nào khi lựa chọn và có thể tránh nguy cơ nhiễm độc vi sinh vật gây bệnh, cũng như nhiễm hóa chất độc hại trong thực phẩm.

10. Công nghệ điện phân Hydroxyl là gì và diệt khuẩn ra sao?

Hiện, công nghệ điện phân Hydroxyl trong các máy khử khuẩn thực phẩm chiếm lĩnh thị trường. Xin hỏi BS công nghệ điện phân Hydroxyl là gì? Liệu có giúp diệt khuẩn hay “đánh bật” các chất độc hại tồn đọng trên thực phẩm? Đặc biệt là những thực phẩm “cứng đầu” chứa nhiều thuốc trừ sâu hay chất tăng trọng trong thực phẩm?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Hydroxyl là công nghệ mới nhất hiện nay, được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày, nhất là trong các máy khử khuẩn để đảm bảo thực phẩm được loại bớt các vi sinh vật gây bệnh cũng như loại bỏ các chất độc hại ra ngoài.

Công nghệ Hydroxyl dựa vào phương pháp điện phân hiện đại để tạo ra những ion âm (chủ yếu là Hydroxyl và HClO). Nguồn nguyên liệu thô là nước máy theo tiêu chuẩn hằng ngày, khi sử dụng tấm điện phân tạo ra phân tử ion Hydroxyl và HClO, có tác dụng tác động vào thành vách của các loại vi khuẩn, virus, nấm mốc gây bệnh.

Công nghệ này có thể tiêu diệt hơn 99% các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh. Nhất là các loại rau sống chúng ta không lo phải nấu chín. Phân tử Hydroxyl kết hợp với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng,… tạo thành các chất không độc hại.

11. Công nghệ điện phân Hydroxyl an toàn thế nào?

Dưới góc độ khoa học, BS đánh giá như thế nào về mức độ an toàn cho sức khỏe của công nghệ điện phân Hydroxyl này ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Công nghệ Hydroxyl với thành phần ion âm không độc hại cho cơ thể, không sử dụng hóa chất và dùng nước máy theo tiêu chuẩn (nguyên liệu thô) sử dụng tấm kim loại cắm điện và điện phân tạo thành phân tử Hydroxyl và HClO.

12. Làm thế nào để lựa chọn máy khử khuẩn chất lượng, an toàn?

Để lựa chọn máy khử khuẩn chất lượng, an toàn, trên góc độ chuyên môn theo BS chúng ta cần ghi nhớ những nguyên tắc gì ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Khi mua bất cứ sản phẩm nào đầu tiên phải tìm hiểu kỹ về công nghệ của sản phẩm đó. Ví dụ, khi mua máy khử khuẩn phải xem máy đó đang áp dụng công nghệ nào, công nghệ càng mới, hiện đại càng yên tâm. Ngoài ra, nên tìm hiểu thêm công nghệ tạo ra sản phẩm có gây ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.

Trên thị trường có rất nhiều thương hiệu khác nhau sản xuất máy khử khuẩn. Cần tìm hiểu xem hãng nào được cấp giấy chứng nhận của cơ quan chức năng như Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, Viện kiểm nghiệm quốc gia.

Khi lực chọn nên quan tâm đến những sản phẩm đã có thương hiệu trên thị trường vì đây là những sản phẩm tốt nhất được đưa ra. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm chế độ bảo hành, chế độ sử dụng sản phẩm,…

13. Cần làm gì để đảm bảo thực phẩm luôn tươi mới, nhất là những vùng có khí hậu nóng ẩm?

Thưa BS, để đảm bảo thực phẩm luôn tươi mới, nhất là những vùng có khí hậu nóng ẩm, chúng ta cần phải làm gì ạ? Việc sơ chế, bảo quản thực phẩm cần thực hiện tuần tự ra sao và sắp xếp trong tủ lạnh thế nào choa khoa học, thưa BS?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Mùa hè nóng bức là điều kiện để vi sinh vật gây bệnh phát triển và thực phẩm rau củ quả nhanh hỏng; thịt, cá, tôm nhanh ươn khi đó nguy cơ nhiễm độc sẽ rất cao.

- Đầu tiên phải lựa chọ thực phẩm sạch: Tuyệt đối không mua những loại thịt cá đã để lâu. Thịt phải còn tươi, độ đàn hồi tốt, cá còn sống hoặc mắt trong, bụng không bị phình, mang cá tươi,… rau củ quả không bị úa vàng, dập nát,…

- Vấn đề bảo quản vô cùng quan trọng: Loại bỏ những phần ăn không được, sau đó rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước để tránh dập nát và để ráo nước. Chia thành từng phần theo bữa ăn gia đình và để vào túi đựng thực phẩm. Khi cất vào tủ lạnh phải sắp xếp, ngăn đựng rau củ riêng, ngăn thực phẩm sống riêng. Nếu có điều kiện mua máy khử khuẩn thì có thể sử dụng.

- Đặc biệt những thức ăn dùng chưa hết nếu muốn cất lại phải đun sôi, sau đó để nguội, đậy nắp và để vào tủ lạnh. Tuyệt đối phải sắp xếp ngăn nắp, không chồng chéo, nhét kín tủ dẫn đến không còn chỗ thông khí.

- Nên ăn chín uống sôi, hạn chế ăn thực phẩm sống vì nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao.

14. Các sản phẩm nào có thể dùng máy khử khuẩn?

Tôi tìm hiểu trên các nhóm nội trợ, thấy chị em ưng máy khử khuẩn Nagakawa. BS cho tôi hỏi, việc khử khuẩn bằng máy này chỉ dùng cho các loại rau củ, trái cây thôi hay ngay cả thịt, cá, hải sản, các loại ngũ cốc như gạo, đậu… cũng cần khử khuẩn?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Máy khử khuẩn Nagakawa không chỉ khử các loại vi khuẩn, cũng như chất độc hại trên rau củ quả mà còn có thể khử khuẩn trên thịt, cá, thực phẩm tươi sống.

15. Có thể dùng máy khử khuẩn công nghệ điện phân Hydroxyl để khử khuẩn đồ dùng trong gia đình không?

Thưa BS, nhà em có hai bé 3 tuổi và 5 tuổi. Mùa dịch bệnh nên là đồ chơi, bình sữa của các bé em đều rất kỹ. BS cho em hỏi, em dùng máy khử khuẩn công nghệ điện phân Hydroxyl để khử khuẩn đồ dùng trong gia đình từ bát đũa đến bình sữa, đồ chơi thì có nên không ạ?

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Đồ chơi, dụng cụ bát đĩa, đồ dùng,… nếu được khử khuẩn sẽ càng tốt vì vậy có thể yên tâm sử dụng cho gia đình.

16. Sau khi khử khuẩn và bảo quản tủ lạnh liệu có sinh ra nhiễm khuẩn hay vấn đề nào khác?

Gia đình tôi đang sử dụng máy khử khuẩn Nagakawa. Vì người nhà đều không có nhiều thời gian, tôi có một số thắc mắc:

- Khi mua thực phẩm về thì rửa và khử khuẩn để loại bỏ thuốc sâu hoặc chất độc hại còn tồn tại trước, sau đó bảo quản cho các bữa ăn trong tuần thì có được không?

- Như vậy liệu có sinh ra việc nhiễm khuẩn hay vấn đề nào khác trong quá trình bảo quản - cho dù mình đã khử khuẩn bằng máy? Xin cảm ơn BS đã giải đáp.

ThS.BS Lê Thị Hải trả lời: Trong trường hợp không có máy khử khuẩn, khi mua rau củ quả về, trước khi cất vào tủ lạnh phải sơ chế qua để làm sạch nếu không vi khuẩn sẽ phát triển và gây hỏng. Vì vậy khi mua thực phẩm về phải làm sạch và đưa vào máy khử khuẩn.

Nếu không lau dọn tủ lạnh thường xuyên và không tuân thủ quy tắc bảo quản thì các loại vi khuẩn, nấm mốc có thể xâm nhập lại vào thực phẩm dù đã khử khuẩn.

ĐÁP ÁN MINIGAME LIVESTREAM

Xin chúc mừng bạn Thuy Văn, Nguyen Loan, Ngọc Huyền đã đưa ra câu trả lời chính xác.

Mỗi bạn sẽ nhận được một phần quà là 1 bàn là Nagakawa.

Trân trọng cảm ơn Nhãn hàng Nagakawa đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình lần này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X