Hotline 24/7
08983-08983

Phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh nền có khác gì với người khỏe mạnh?

Làm sao để phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh nền trong giai đoạn “bình thường mới”? Câu hỏi này đã được Thầy thuốc Nhân dân.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Nguy cơ đột quỵ ở người bệnh nền “đứt thuốc” trong mùa dịch?

Dịch COVID-19, giãn cách xã hội khiến việc tái khám, lấy thuốc trở nên khó khăn với những người bệnh nền. Xin hỏi BS, việc thiếu thuốc, “đứt thuốc” điều trị ở những người bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu… sẽ khiến người bệnh đối diện với nguy cơ đột quỵ ra sao?

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Đột quỵ là một bệnh nặng nề với tỷ lệ khuyết tật và tử vong rất cao. Đột quỵ khiến chúng ta đối diện với tình trạng nguy hiểm như: tắc mạch máu não (không đủ máu để nuôi dưỡng bởi mảng u xơ của huyết khối) và chảy máu não (do vỡ mạch gây nên).

Đột quỵ là một bệnh nặng nề do nhiều yếu tố nguy cơ tác động như:

  • Bệnh lý nền: tăng huyết áp, đái tháo đường, u xơ mạch máu, các bệnh về tim mạch và một số bệnh mãn tính khác.
  • Tuổi tác.
  • Giới tính.
  • Chế độ sinh hoạt,…

Ví dụ, khi chúng ta quá stress có thể dẫn đến huyết áp tăng cao, gây vỡ thành mạch hoặc cục huyết khối bong ra… Do đó, người có yếu tố nguy cơ đột quỵ phải sử dụng thuốc liên tục, thường xuyên theo chỉ dẫn của BS.

Rõ ràng, trong giai đoạn COVID-19 này, nhiều người không thể đến bệnh viện để tái khám dẫn đến gián đoạn thuốc. Từ đó, yếu tố nguy cơ đột quỵ cũng tăng lên. Đôi khi triệu chứng của bệnh nền và đột quỵ tương tự nhau nên nhiều người không nhận diện được.

2. Mùa dịch COVID-19, vì sao bệnh nhân đột quỵ đến trễ giờ vàng?

Trong quá trình thăm khám, tiếp nhận bệnh nhân trong giai đoạn giãn cách xã hội vì COVID-19, tại nơi BS công tác có sự thay đổi về tỷ lệ bệnh nhân bị đột quỵ, đến trễ giờ vàng? Nếu có thì đâu là những tác nhân làm xảy ra tình trạng này?

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Theo thống kê, trong giai đoạn đại dịch COVID-19 vừa qua, tỷ lệ bệnh nhân đến bệnh viện giảm nhưng tỷ lệ bệnh nhân bị những di chứng như yếu liệt nửa người lại tăng lên. Như vậy, có thể khẳng định rằng, tỷ lệ người bị đột quỵ không hề thuyên giảm mà là do người bệnh đến viện muộn hơn. Một số nguyên nhân khiến bệnh nhân đến bệnh viện muộn bao gồm:

  • Tâm lý lo sợ COVID-19: đây là đại dịch để lại di chứng ngay trước mắt với tỷ lệ lây lan rất nhanh nên nhiều người lo sợ mà không đến bệnh viện.
  • Trong một số trường hợp đột quỵ nhẹ, hoặc chỉ có những biểu hiện ban đầu chưa rõ ràng nên bệnh nhân lơ là, nghĩ rằng đó là triệu chứng thoáng qua nên không đến bệnh viện hoặc đến chậm hơn. Đây cũng là lý do dẫn đến tình trạng bệnh nhân không đảm bảo thời gian vàng trong điều trị đột quỵ.
  • Trong một số trường hợp, triệu chứng lâm sàng của COVID-19 và đột quỵ cũng khá giống nhau nên người bệnh hoang mang không biết nên xử lý như thế nào.
  • Nhà nước tập trung nguồn lực để điều trị COVID-19 nên trong một số trường hợp có thể bỏ sót triệu chứng đột quỵ.

>>> Dấu hiệu nhận biết đột quỵ và triệu chứng cảnh báo đột quỵ tái phát

3. Thay thế bằng thuốc cùng hoạt chất để điều trị bệnh nền, nên hay không?

Thời gian vừa qua, nhiều bạn đọc của AloBacsi cho biết, họ có các bệnh lý nền như tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu nhưng đi mua thì hết loại thuốc đang sử dụng. Và được giới thiệu một loại thuốc khác cùng hoạt chất, như vậy có đảm bảo hiệu quả điều trị thưa BS?

Trong trường hợp, sau khi hết giãn cách và họ có nhu cầu sử dụng lại các thuốc đã được BS kê đơn trước đó thì có nên đổi ngay lập tức? Việc thay đổi thuốc trong thời gian ngắn như vậy có ảnh hưởng gì không BS? Vì nhiều người trong đó lo sợ việc này sẽ làm gia tăng nguy cơ đột quỵ ạ!

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Về mặt thực hành lâm sàng, trong thuốc thường được chia thành 2 dạng: gốc thuốc và biệt dược.

Gốc thuốc của dược liệu (hay còn gọi là general) là điểm chung của các thuốc, và biệt dược tùy vào mỗi công ty sẽ có tên khác nhau (tên thương hiệu của thuốc).

Theo đó, trong trường hợp chúng ta hết thuốc điều trị bệnh nền mà BS đã kê đơn, việc thay thế bằng biệt dược khác có hàm lượng của gốc thuốc tương đương với thuốc cũ thì vẫn được.

Tuy nhiên, bệnh nền là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ nên người bệnh cần phải dùng thuốc trong thời gian dài. Khi đó, nếu sử dụng lâu dài thì có thể tác dụng của thuốc sẽ bị giảm đi; bệnh nhân có thể kháng thuốc hoặc bệnh tiến triển nặng lên. Do vậy, có thể BS sẽ cho bệnh nhân uống thuốc phối hợp. Ví dụ, một số thuốc huyết áp sẽ kết hợp chung với thuốc lợi tiểu.

Do đó, nếu chỉ nhìn gốc thuốc mà không để ý đến thuốc kết hợp thì có thể tác dụng thuốc sẽ khác nhau, và giai đoạn dùng cũng sẽ khác nhau.

Tóm lại, nếu dùng đúng gốc thuốc và hàm lượng thì người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng. Nhưng nếu có thêm thành phần khác để phối hợp điều trị thì chúng ta phải cân nhắc, tốt nhất nên nghe theo sự chỉ dẫn của BS. Bởi mỗi người bệnh hay giai đoạn bệnh khác nhau sẽ yếu tố nguy cơ khác nhau.

Nếu người bệnh đổi thuốc trong mùa dịch, sau đó lại quay trở lại dùng thuốc như ban đầu, có thể tác dụng lại kém hơn thuốc hiện tại. Chính vì vậy, tốt hơn hết chúng ta nên theo dõi tình trạng bệnh của mình có ổn định khi thay đổi thuốc không. Ví dụ, kiểm tra xem huyết áp của mình có duy trì ổn định không, đường huyết có đảm bảo không …

Nếu không đến khám được ở bệnh viện thì bệnh nhân có thể nhờ BS tư vấn thông qua hình thức trực tuyến hoặc gọi điện thoại.

4. Sai lầm cần tránh khi sử dụng thuốc tiểu đường, tăng huyết áp để hạn chế đột quỵ?

GS Thông ơi, cho tôi hỏi, trong Nam chúng tôi tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp nên tôi rất ngại đi khám. GS có thể tư vấn giúp tôi, các sai lầm cần tránh và những lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường, tăng huyết áp để tránh nguy cơ đột quỵ?

Ngoài thuốc điều trị, tôi đang dùng cả NattoEnzym để ngăn ngừa đột quỵ. Vậy dùng với thuốc Tây liệu có gây tương tác thuốc, hoặc giảm hiệu quả của thuốc điều trị? Có nhất thiết phải giữ khoảng cách giữa các loại thuốc? (Lê Thiên Phúc - phucle89...@gmail.com)

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời:

Đầu tiên, chúng ta nên biết rằng huyết áp dao động trong ngày, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, căng thẳng… Vì vậy, dù dùng thuốc huyết áp thì người bệnh vẫn cần đo huyết áp thường xuyên để kiểm tra xem các chỉ số của mình có đảm bảo không.

Nên dùng thuốc theo thời gian nhất định đã được BS chỉ dẫn (sáng/tối/trước khi ăn/sau khi ăn…) để giảm tác dụng phụ và tăng hiệu quả của thuốc. Bên cạnh đó, chúng ta không nên tự ý bỏ thuốc vì mỗi cơ thể sẽ đáp ứng với một loại thuốc khác nhau. Nếu uống thuốc mà không thấy hiệu quả thì nên báo ngay với BS để được hướng dẫn cụ thể.

Tương tự, các lưu ý khi uống thuốc đái tháo đường cũng vậy. Thuốc phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nên chúng ta cần phải kiểm soát. Ngoài việc tái khám theo lịch hẹn của BS, người bệnh có thể tự kiểm tra đường huyết ở nhà bằng những test nhanh để xác định liều lượng thuốc đã đủ tác dụng chưa, có hạ được glucose trong máu không… Một điều rất quan trọng là người đái tháo đường phụ thuốc rất nhiều vào chế độ ăn uống. Nếu ăn quá ngọt hay tiêu thụ nhiều hoa quả… thì chắc chắn lượng đường cũng sẽ tăng lên.

Theo đó, người bệnh xây dựng chế độ tập luyện, làm việc, nghỉ ngơi thư giãn… hợp lý để vừa duy trì huyết áp, vừa đảm lượng đường trong máu tốt, giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Với NattoEnzym, đây là một loại thực phẩm chức năng đã được nhiều nước trên thế giới tin dùng. NattoEnzym có tác dụng hỗ trợ trong điều trị (ví dụ hỗ trợ thuốc tăng huyết áp, đái tháo đường). Do đó, bạn có thể dùng thêm để bổ trợ bên cạnh các thuốc trị huyết áp hay đái tháo đường, nhưng nhớ rằng NattoEnzym không thể thay thế thuốc Tây y.

Về chỉ định, NattoEnzym là dạng thực phẩm chức năng nên sẽ không ảnh hưởng gì đến thuốc Tây y. Tuy nhiên, chúng ta nên dùng cách nhau 2 tiếng để đảm bảo thuốc và thực phẩm chức năng được hấp thu tốt hơn.

5. Dùng thuốc theo đơn cũ tối đa được bao lâu?

Tôi đọc thì thấy khuyến cáo có thể cấp thuốc điều trị 3 tháng. Nhưng hiện nay đã qua mốc thời gian này rồi, tôi vẫn mua các thuốc theo đơn để dùng, vậy tôi có thể dùng thêm tối đa trong bao lâu nữa? Nếu tôi tiếp tục dùng thuốc đến khi nào dịch ổn định hẳn thì đi khám được không? (Hoàng Đình Hiệp - TPHCM)

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Theo khuyến cáo trong Y học thực hành, mỗi bệnh nhân sẽ được BS kê đơn khác nhau (có thể là 7 ngày, 1 tháng) và rất ít khi kéo dài đến 3 tháng. Ngoại trừ trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh ký mạn tính, BS có thể kê thuốc trong thời gian dài để thuận tiện hơn cho bệnh nhân trong việc tái khám, đi lại nếu ở xa. Tuy nhiên, việc kê thuốc như vậy phải có sự kết hợp giữa BS và bệnh nhân.

Trong trường hợp bạn đã được kê đơn 3 tháng và đã uống hết thuốc rồi thì bạn nên đến cơ sở y tế để BS khám lại. Trong một số bệnh mạn tính, người ta quy định bệnh nhân nên tái khám sau 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm. Mục đích của việc này là để BS thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra lại các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc, đáp ứng của thuốc đối với cơ thể,… Chính vì vậy, chúng ta không nên tự ý mua thuốc uống tiếp mà nên tái khám.

6. Người bệnh nền nên ưu tiên làm gì để giảm nguy cơ đột quỵ trong “bình thường mới”?

Ngay sau khi việc giãn cách xã hội kết thúc, theo BS những người bệnh nền nên ưu tiên làm gì để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là giảm nguy cơ đột quỵ?

Trước đó, tôi có sử dụng NattoEnzym để ngăn ngừa đột quỵ. Nhưng do dịch nên chưa mua tiếp được, đã ngừng 2 tháng, nay tôi tiếp tục sử dụng có được không? Nguyễn Văn Tuấn - Hà Nội)

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Đột quỵ là bệnh có nhiều yếu tố nguy cơ nên cần phải dùng thuốc thường xuyên theo chỉ dẫn của BS. Sau hết giãn cách xã hội, tốt nhất người bệnh nên đi khám lại.

NattoEnzym là môt dạng thực phẩm chức năng, hỗ trợ cho điều trị các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ như duy trì huyết áp, hạn chế cục máu đông,… nên không ảnh hưởng gì đến thuốc Tây y. Vì vậy, bạn đọc vẫn có thể tiếp tục dùng NattoEnzym khi có điều kiện.

7. Nattokinase mang lại lợi ích gì cho người bệnh COVID-19?

Có nhiều nghiên cứu NattoKinase giúp ích cho cải thiện COVID-19, cụ thể như thế nào hả BS. Em mới thấy Việt Nam công bố tác dụng với đột quỵ phải không ạ, mong BS giải đáp? (Huỳnh Hữu)

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Nattokinase là một dạng thực phẩm chức năng đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học thừa nhận tác dụng. Khi mắc COVID-19, hơn 50% người bệnh có nguy cơ hình thành cục máu đông. Theo đó, Nattokinase giúp ngăn chặn quá trình hình thành cục máu đông nên nó cũng có tác dụng hỗ trợ trong điều trị đột quỵ do COVID-19.

Theo các nghiên cứu, nattokinase có khả năng làm tan các sợi tơ huyết quấn dính bất thường cũng như các cục máu đông gây tắc nghẽn lòng mạch máu não - nguyên nhân gây ra khoảng 80% số ca đột quỵ.

8. Mối liên hệ giữa COVID-19 và cục máu đông?

Mình có thấy thông tin mối liên hệ giữa COVID-19 và cục máu đông, vậy có liên quan trực tiếp đến đột quỵ không và có gây nguy hiểm không BS? (Nguyễn Minh Tuyết)

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: COVID-19 có liên quan đến việc hình thành cục máu đông theo cơ chế sau:

  • Tăng đông máu rải rác trong lòng mạch.
  • Từ các mạch máu nhỏ, lớn, cục huyết khối di trú đến đâu sẽ gây những hậu quả khác nhau. Nếu huyết khối di chuyển đến não sẽ gây đột quỵ; di chuyển đến tim sẽ gây viêm cơ tim, làm cho tim không hoạt động; một số viêm mạch khác làm tổn thương thành mạch, làm xơ vữa thành mạch.

Đó là những tác động của COVID-19 lên cơ thể, cũng là một trong những nguyên nhân làm nặng nề hơn bệnh tình. Như vậy, Nattokinase sẽ giúp cho chúng ta hỗ trợ tình trạng này, giúp chống hình thành cục máu đông, giảm quá trình đông máu trong lòng mạch, giúp luân chuyển máu tốt hơn,…

Như vậy, giữa COVID-19 và đột quỵ có mối quan hệ qua lại. Nhưng Nattokinase chỉ có tác dụng hỗ trợ giúp chúng ta hạn chế hình thành cục máu đông, trong COVID-19 cũng có một tác dụng nhất định.

9. Đầu quay quay, xây xẩm mặt mày, tê yếu tay chân có phải đột quỵ?

Có một thực trạng là trong thời gian giãn cách, người dân ở nhà quá nhiều, đôi khi dẫn tới tình trạng thiếu vận động, dẫn đến xây xẩm mặt mày, chóng mặt, khó thở,…Một khán giả cũng có câu hỏi liên quan đến vấn đề này như sau: Ở nhà nhiều nên mình cứ thấy đầu quay quay, xây xẩm mặt mày, tê yếu tay chân, có cách nào để phân biệt với triệu chứng đột quỵ không ạ?

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Những triệu chứng của bạn đọc là biểu hiện của rất nhiều loại bệnh khác nhau như: tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, rối loạn giấc ngủ, thoái hóa cột sống cổ,… Bên cạnh đó, một số trường hợp COVID-19 cũng có những biểu hiện như trên nên nhiều người thường bỏ sót hoặc nhầm lẫn.

Theo đó, để phân biệt những triệu chứng này với đột quỵ, chúng ta có dựa vào những điều sau:

  • Yếu tê bì hoặc liệt nửa người.
  • Rối loạn ngôn ngữ vận động: nói khó, nói líu lưỡi.
  • Đáp ứng phối hợp vận động chậm.

Những người trung niên hoặc cao tuổi có một số bệnh nền nhưng tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, một số bệnh tim… mà có triệu chứng như đã nêu ở trên thì nên cẩn thận vì đó là dấu hiệu đột quỵ.

10. Thực hư phụ nữ dễ đột quỵ hơn nam giới?

Tôi nhận được thông tin là nữ thường dễ đột quỵ hơn nam giới nhưng tỷ lệ mắc các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường hay mỡ máu thì nam giới lại tỷ lệ cao hơn. Điều này lý giải như thế nào ạ? (Bạn đọc tên Hoàng Hải)

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: Tỷ lệ đột quỵ được phân ra 3 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn < 60 tuổi: Tỷ lệ ở nam bị đột quỵ cao hơn nữ. Bởi nam có nhiều thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc lá,…
  • Giai đoạn 60 - 70 tuổi: Tỷ lệ đột quỵ của nữ tương đương với nam.
  • Giai đoạn > 70 tuổi: Tỷ lệ ở nữ đột quỵ cao hơn. Do người phụ nữ có thiên chức là sinh con nên nội tiết tố nữ sẽ giảm đi rất nhanh theo thời gian, hoạt động vận động kém đi, có thể do tăng huyết áp… dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao hơn.

11. Đột quỵ gây ra bệnh Parkinson?

Thưa BS, đột quỵ gây bệnh parkinson phải không ạ? Nhà em có người bị đột quỵ nhưng sao thấy bảo parkinson ạ? (Bạn đọc tên Sơn Lê)

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: 2 bệnh này hoàn toàn khác nhau.

Đột quỵ không gây bệnh parkinson nhưng parkinson có thể dẫn đến đột quỵ.

Đột quỵ là do tắc mạch máu não, các vùng máu não không được nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử; tụ máu não dẫn đến mạch máu bị chèn ép… Người đột quỵ có thể có triệu chứng run (run 1 bên người do rối loạn vận động).

Parkinson là bệnh thoái hóa não, chủ yếu tập trung vào nhân đỏ và liềm đen trên não, vùng dẫn đến thiếu hụt vận động dopamin. Người bệnh có triệu chứng run tay, chân, chậm vận động,…

Có thể chúng ta dễ nhầm 2 bệnh bởi các triệu chứng đôi khi giống nhau như: dáng đi chậm, tiếp xúc chậm, run tay, chân… Khi đã xác định chắc chắn là parkinson thì nên điều trị theo bệnh parkinson như bổ sung dopamin để giúp cơ thể hoạt động tốt lên. Còn đột quỵ thì chúng ta phải dự phòng nhiều yếu tố khác.

12. Tiêu chuẩn JNKA của NattoEnzym là gì?

Tiêu chuẩn JNKA của NattoEnzym giúp gì hơn cho người tiêu dùng và khác với các sản phẩm phòng ngừa đột quỵ khác như thế nào ạ? (Bạn đọc tên Trường)

TTND.GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông trả lời: JNKA là một thương hiệu độc quyền của Nhật Bản. Để đạt được tiêu chuẩn JNKA, sản phẩm phải đảm bảo đủ 4 tiêu chí:

  • Lên men Natto bằng chủng Bacillus.
  • Tạo được men NattoKinase.
  • Được cấp phép là thực phẩm chức năng.
  • Xuất xứ từ Nhật Bản.

Cảm ơn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngừa tai biến, đột quỵ Nattoenzym - Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X