Nước tiểu có vị nhạt là bệnh gì?
Nước tiểu có vị nhạt có liên quan đến hoạt động của hệ tiết niệu, cụ thể là thận. Đây là tình trạng bệnh lý do mất khả năng tái hấp thu nước ở ống thận, hậu quả của sự thiếu ADH tương đối hoặc tuyệt đối.
1. Nước tiểu có vị nhạt là bệnh gì?
Nước tiểu có vị nhạt là triệu chứng của đái tháo nhạt. Đái tháo nhạt (DI) là một tình trạng hiếm gặp xảy ra khi thận của bạn không có khả năng dự trữ nước.
Đái tháo nhạt không liên quan đến bệnh đái tháo đường và có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Đái tháo nhạt dẫn đến hiện tượng cực kỳ khát và đi tiểu thường xuyên, nước tiểu loãng, có vị nhạt.
2. Các triệu chứng đi kèm khi nước tiểu có vị nhạt
a. Đi tiểu nhiều lần
Đi tiểu nhiều lần là triệu chứng quan trọng và dễ nhận biết nhất khi bị đái tháo nhạt. Theo tiêu chuẩn về số lần đi tiểu của một cơ thể khỏe mạnh, thường từ 6 - 8 lần/ngày, mỗi lần khoảng 300ml nước và tổng thể tích nước tiểu thải ra trong ngày không quá 3 lít/ngày.
Khi bị bệnh đái tháo nhạt bạn có thể đi tiểu lên tới 30 - 50 lần mỗi ngày và đi hết 5 - 25 lít/ngày, ở trẻ em là 1 - 2 lít/ngày. Kèm theo đó là nước tiểu có màu trong, nhạt, không đường, không protein trong suốt như nước lã, có tỷ trọng thấp dưới 1.005 (ở cơ thể bình thường là 1.010-1.020) và áp lực thẩm thấu của nước tiểu bị giảm đi dưới 300 mosm/kg.
b. Uống nước quá nhiều
Việc đi tiểu quá nhiều lần sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể bị mất nước trầm trọng, tăng áp lực thẩm thấu máu và kích thích trung tâm khát ở vùng dưới đồi đạo, do vậy bạn cũng sẽ bị khát liên tục. Bệnh nhân luôn ở trong tình trạng khát nước liên tục, phải uống nước cả ngày lẫn đêm mà vẫn không giảm cơn khát.
Bình thường bạn chỉ cần uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày, nhưng khi bị đái tháo nhạt mỗi ngày bạn có thể uống 6 - 8 lít nước mà vẫn thấy khát. Kèm theo đó là miệng lưỡi lúc nào cũng khô và đặc biệt thích uống nước lạnh. Cơn khát sẽ kéo dài hành hạ bạn từ ngày này sang ngày khác, nếu không bổ sung kịp thời, bệnh nhân có thể sẽ uống bất kì loại nước gì để chống chọi lại với ơn khát đang hoành hành.
c. Biểu hiện khi mới phát bệnh
Ở thời kỳ mới phát, bệnh nhân sẽ không có triệu chứng rõ rệt ngoài khát nước và tiểu nhiều. Riêng trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ mắc bệnh đái tháo nhạt sẽ có biểu hiện khi thay tã thấy rất nặng và ướt liên tục trong ngày, trẻ bị đái dầm, khó ngủ, thường xuyên quấy khóc. Ngoài ra, nếu trẻ có tốc độ tăng trưởng quá chậm hay giảm cân không rõ lý do thì cần tầm soát bệnh đái tháo nhạt.
d. Biện hiện bệnh ở thể nặng
Khi ở thể nặng, người lớn bị bệnh sẽ bị khô da, da xanh sao và ít mồ hôi. Đối với trẻ nhỏ sẽ có các dấu hiệu khác như trẻ không tăng cân, chán ăn, suy dinh dưỡng, sốt cao không rõ nguyên nhân hoặc rối loạn tâm thần.
Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh đái tháo nhạt cũng thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng uống nhiều, tiểu nhiều của bệnh đái tháo đường, bệnh suy thận mạn, uống nhiều do loạn thần kinh chức năng… Vì vậy, bạn cũng nên tham khảo các bệnh này và đến bệnh viiejen thăm khám để không bị nhầm lẫn.
Xem thêm: Các nguyên nhân gây ra chứng tiểu đêm nhiều lần
3. Chẩn đoán bệnh lý khi nước tiểu có vị nhạt
Bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử về các triệu chứng của bạn và xác định những xét nghiệm nào là cần thiết. Có thể sử dụng một số xét nghiệm để chẩn đoán, bao gồm:
a. Phân tích nước tiểu
Lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra nồng độ muối và các chất thải khác. Nếu bạn có mắc bệnh đái tháo nhạt, phân tích nước tiểu của bạn sẽ có nồng độ nước cao và nồng độ thấp của các chất thải khác.
b. Kiểm tra sự thiếu hụt nước
Xét nghiệm thiếu nước bao gồm việc không uống bất kỳ chất lỏng nào trong vài giờ để xem phản ứng của cơ thể như thế nào. Trường hợp bệnh nhân bị đái tháo nhạt sẽ vẫn tiếp tục bài xuất một lượng lớn nước tiểu loãng. Trong khi bình thường chỉ cần đi tiểu một lượng nhỏ nước tiểu cô đặc. Lượng nước tiểu sẽ được đo trong từng thời điểm.
Ngoài ra bệnh nhân cần xét nghiệm máu để đánh giá nồng độ hormone chống bài niệu ADH trong máu. Đồng thời máu và nước tiểu sẽ được kiểm tra thành phần khác như glucose (đường huyết), canxi và kali. Điều này giúp loại trừ trường hợp nhầm lẫn các triệu chứng của bệnh đái tháo đường.
Việc lấy mẫu máu và nước tiểu nhằm đo lường những thay đổi trong:
- Nồng độ natri trong máu và nồng độ thẩm thấu
- Trọng lượng cơ thể
- Lượng nước tiểu
- Thành phần nước tiểu
- Nồng độ ADH trong máu
Thử nghiệm được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ và có thể yêu cầu nhập viện ở một số trường hợp để đảm bảo việc thực hiện được an toàn.
c. Chụp cộng hưởng từ (MRI)
MRI dùng để tìm kiếm những bất thường trong hoặc gần tuyến yên. Đây là xét nghiệm hình ảnh để xem liệu có bất kỳ tổn thương nào đối với mô não gây ra các triệu chứng của bạn hay không. Phương pháp này sử dụng một từ trường mạnh và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của mô não.
4. Phương pháp điều trị khi nước tiểu vị nhạt
Điều trị sẽ phụ thuộc vào loại DI bạn được chẩn đoán và mức độ nghiêm trọng của tình trạng. Trong trường hợp DI nhẹ, bác sĩ có thể khuyên bạn nên quản lý lượng nước uống vào một lượng cụ thể mỗi ngày.
a. Điều trị hormone
Hình thức điều trị phổ biến nhất cho tất cả các loại đái tháo nhạt là desmopressin (DDAVP). Đây là một loại hormone nhân tạo có thể được sử dụng bằng thuốc viên, xịt mũi hoặc tiêm. Đó là một dạng tổng hợp của hormone vasopressin. Trong khi dùng thuốc này, điều quan trọng là phải điều chỉnh lượng nước của bạn và chỉ uống khi bạn khát.
Desmopressin được sử dụng để điều trị đái tháo nhạt trung ương và có thể được chỉ định cho đái tháo nhạt nặng thai kỳ.
Xem thêm: Xét nghiệm đái tháo nhạt như thế nào?
b. Điều trị bằng thuốc
Đối với bệnh đái tháo nhạt do thận, các loại thuốc điều trị bao gồm dùng desmopressin liều cao, cùng với các loại thuốc khác như thuốc lợi tiểu hoặc kết hợp với aspirin hoặc ibuprofen, hoặc các loại khác của nhóm thuốc này như indomethacin (TIVORBEX). Khi dùng những loại thuốc này, điều quan trọng là chỉ uống nước khi bạn khát.
Nếu tình trạng là do thuốc bạn đang dùng, bác sĩ sẽ đề xuất thay thế hoặc ngừng dùng những loại thuốc này. Nhưng đừng ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không nói chuyện với bác sĩ của bạn trước.
c. Điều trị các tình trạng cơ bản
Nếu việc nước tiểu có vị nhạt liên quan đến chứng đái tháo nhạt là do một tình trạng khác, chẳng hạn như một khối u hoặc vấn đề với tuyến yên, bác sĩ của bạn sẽ điều trị tình trạng đó trước và sau đó xác định xem đái tháo nhạt có cần được điều trị hay không.
d. Thay đổi lối sống và thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi lối sống rất quan trọng trong điều trị nước tiểu có vị nhạt. Quan trọng nhất là ngăn ngừa tình trạng mất nước. Bạn có thể làm điều này bằng cách mang theo nước mọi lúc mọi nơi. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định lượng chất lỏng bạn nên uống mỗi ngày.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình