Hotline 24/7
08983-08983

Nội soi tai mũi họng: Những lưu ý khi được chỉ định nội soi

Kỹ thuật nội soi tai mũi họng là một trong những phương pháp khám bệnh khá phổ biến hiện nay. Thủ thuật này có đau không? Được chỉ định trong những trường hợp nào và cần lưu ý gì khi thực hiện? Trong bài viết dưới đây, ThS.BS Văn Thị Hải Hà - Khoa tai mũi họng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM sẽ giải đáp những vấn đề này.

1. Khi nào nên thực hiện nội soi tai mũi họng?

Xin hỏi BS, nội soi tai mũi họng thường được chỉ định trong những trường hợp nào? Ai chống chỉ định với nội soi tai mũi họng?

ThS.BS Văn Thị Hải Hà trả lời: Khi bệnh nhân đến khám tại bệnh viện, đặc biệt về chuyên khoa tai mũi họng, thường sẽ được chỉ định nội soi tai mũi họng. Những trường hợp nào sẽ được chỉ định? Khi người bệnh có vấn đề về tai mũi họng hoặc một số bệnh nhân khám bệnh ở những chuyên khoa khác cũng có thể được chỉ định nội soi. Ví dụ những bệnh nhân có tầm soát về khối u hoặc ung thư ở vùng đầu cổ.

Một số người bệnh trước khi phẩu thuật ở vùng đầu cổ sẽ được chỉ định nội soi tai mũi họng, để đánh giá xem có những vấn đề gì về đường họng, đường thanh quản hay không trước khi được gây mê. Chống chỉ định với những trường hợp người bệnh không hợp tác, không tỉnh táo hay trẻ em còn quá nhỏ, có thể dùng những biện pháp khác để nội soi tai mũi họng.

Thông thường, bệnh nhân sẽ được nội soi tai mũi họng bằng ống cứng. Ngoài ra, có thể sử dụng biện pháp khác, ví dụ sử dụng ống mềm để nội soi cho bất kỳ đối tượng bệnh nhân nào. Những bệnh nhân hôn mê đang nằm trên khoa ICU (phòng chăm sóc đặc biệt) hoặc những bệnh nhân lớn tuổi kém hợp tác có thể sử dụng ống nội soi mềm để có thể quan sát được những hóc sâu hơn trong tai mũi họng.

2. Vị trí nào trong cơ quan tai mũi họng có thể thực hiện nội soi?

Nội soi tai mũi họng có thể kiểm tra được ở những vị trí nào trong cơ quan, bộ phận này? Những bệnh lý nào có thể phát hiện thông qua nội soi tai mũi họng, thưa BS?

ThS.BS Văn Thị Hải Hà trả lời: Đối với bệnh lý ở những điểm sâu như trong vùng mũi, ví dụ nội soi mũi chúng ta có thể khảo sát được hết vào trong khoang mũi, những ngách của mũi và tới những vùng vòm họng mũi. Ở những vị trí đó là những vị trí sâu có thể phát hiện ra bệnh ung thư vòm.

Trước đây, thường rất khó khăn trong việc phát hiện ra những bệnh lý này. Khi xuất hiện những triệu chứng như nổi hạch cổ hoặc có khối u to lên mới có thể phát hiện. Hiện nay, nhờ có nội soi mà việc phát hiện những khối u ở vùng vòm sớm hơn hoặc những tổn thương nằm sâu trong vùng họng, thanh quản không thể khám bằng mắt thường như sử dụng đèn đầu để quan sát. Vùng thanh quản, hạ họng hoặc những tổn thương nằm sâu trong tai đối với trẻ nhỏ khó có thể quan sát, có thể sử dụng nội soi để đánh giá tốt hơn.

Tuy nhiên, với những tổn thương khuất sâu, ống nội soi không thể tới, ví dụ ở khoang mũi, sâu trong những khe mũi vào trong xoang. Tại xoang hàm bác sĩ không thể đánh giá được hoặc vào trong những xoang trán, xoang bướm,… Hoặc ở vị trí vùng dưới dây thanh hạ thanh môn xuống khí quản, bác sĩ khó có thể đánh giá được. Với những trường hợp này, có thể sử dụng những biện pháp khác như chụp CT Scan để khảo sát được sâu hơn.

3. Độ tuổi nào được chỉ định nội soi tai mũi họng?

Nội soi tai mũi họng liệu rằng có giới hạn độ tuổi hay không? Đối với trẻ em thì độ tuổi nào thường được chỉ định và trường hợp nào được chỉ định nội soi tai mũi họng, thưa BS?

ThS.BS Văn Thị Hải Hà trả lời: Thông thường,chúng ta sẽ sử dụng nội soi ống cứng cho những độ tuổi có thể hợp tác để nội soi tai mũi họng. Ngoài ra, có thể sử dụng nội soi ống mềm, do độ mềm mại của ống nên có thể đưa vào trong mũi, họng, từ trên mũi xuống họng miệng vào trong thanh quản.

Ống mềm có những kích cỡ nhỏ, dễ dàng sử dụng trong việc nội soi cho trẻ nhỏ, ví dụ trẻ sơ sinh hay trẻ nhũ nhi để đánh giá những tổn thương bẩm sinh bất thường. Ví dụ trẻ có dị tật ở vùng cửa mũi hay bít cửa mũi sau, có thể sử dụng để đánh giá những bất thường như mềm sụng thanh quản gây ra tình trạng khó thở, khó bú ở những trẻ sơ sinh.

4. Phương pháp nội soi tai mũi họng có ưu nhược điểm như thế nào?

Hiện nay có những phương pháp nội soi tai mũi họng thưa BS? Ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp này là gì ạ?

ThS.BS Văn Thị Hải Hà trả lời: Như đã đề cập, trong nội soi tai mũi họng có 2 phương pháp là sử dụng nội soi ống cứng và nội soi ống mềm. Ngoài ra, còn có nội soi bằng phương pháp MBI. Nghĩa là nội soi ống cứng nhưng có bước sóng ngắn hoặc bước sống hẹp để đánh giá trên những tổn thương mà các bác sĩ nghi ngờ như bệnh ung thư.

Khi sử dụng nội soi bằng MBI, có thể đánh giá được những tổn thương, nghi ngờ ung thư nhờ vào sự phân bố mạch máu trên những tổn thương. Có thể quan sát rõ hơn với nội soi bước sóng hẹp như hoặc có thể sử dụng nội soi để đánh giá hoạt động dây thanh (hoạt nghiệm thanh quản).

Để đánh giá tổn thương trên dây thanh rõ hơn, ví dụ trường hợp khàn tiếng, mất giọng, đánh giá tổn thương do hoạt động của dây thanh đó như thế nào, ở vị trí nào để có thể điều trị can thiệp tốt hơn. Hoặc có thể sử dụng nội soi trong trường hợp đánh giá tình trạng ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ. Khi người bệnh ngủ, chúng ta sử có thể sử dụng nội soi ống mềm để đi vào vùng mũi họng, khảo sát tổn thương thực thể là hẹp eo họng hay hẹp ở những vị trí nào khác quan sát được khi bệnh nhân ngủ.

5. Nội soi tai mũi họng diễn ra như thế nào?

Quá trình nội soi tai mũi họng diễn ra như thế nào và quá trình này mất khoảng bao nhiêu thời gian ạ?

ThS.BS Văn Thị Hải Hà trả lời: Đối với người bệnh khi khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược có chỉ định nội soi tai mũi họng, khi vào trong phòng nội soi sẽ được hướng dẫn những bước cần lưu ý trước khi nội soi.

Ví dụ như trước khi nội soi mũi dưới ống cứng, người bệnh sẽ được đặt que có tẩm thuốc con mạch vào để khi bác sĩ nội soi sẽ có đánh giá tốt hơn. Hoặc nếu người bệnh nội soi họng thì có thể được sử dụng thuốc để gây tê vòm họng khi nội soi sẽ giảm bớt tình trạng đau.

Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn tư thế nằm hoặc tư thế ngồi để cho việc nội soi dễ dàng. Có thể đánh giá được tổn thương rõ nhất tránh gây ra tình trạng khó chịu cho người bệnh.

6. Khi được chỉ định nội soi cần chuẩn bị gì?

Trước khi tiến hành nội soi tai mũi họng, người bệnh cần chuẩn bị những gì (ở cả trẻ em và người lớn)?

ThS.BS Văn Thị Hải Hà trả lời: Đối với nội soi tai mũi họng, người bệnh không cần nhịn ăn, nhịn uống. Bác sĩ khi đến khám sẽ đánh giá xem người bệnh này có thể nội soi bằng ống cứng được hay không hoặc phải nội soi bằng phương pháp khác như nội soi ống mềm hoặc nội soi thực nghiệm,… Hay sử dụng những phương pháp cụ thể hơn, ví dụ nội soi dưới gây mê để người bệnh có thể chọn phương pháp phù hợp. Sau đó, người bệnh sẽ được đưa đến phòng nội soi để tiến hành nội soi.

7. Trong quá trình nội soi, người bệnh cần lưu ý những gì?

Trong khi nội soi, người bệnh cần lưu ý những điểm nào để thực hiện dễ dàng và nhanh chóng ạ?

ThS.BS Văn Thị Hải Hà trả lời: Trước khi nội soi, người bệnh sẽ được bác sĩ và điều dưỡng hướng dẫn các tư thế để thực hiện nội soi tốt hơn. Để đạt được những hình ảnh tốt cũng như quan sát kỹ những tổn thương rõ ràng hơn. Người bệnh nên nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ, ví dụ đối với nội soi mũi người bệnh nên thở qua vùng miệng để tránh cho ống soi bị mờ. Nằm yên, giữ đầu cho tư thế đúng, không xoay trở trong lúc nội soi bằng ống cứng để tránh tổn thương gây đau hay trầy xước trong niêm mạc mũi.

Đối với nội soi họng, đa phần người bệnh sẽ trong tư thế ngồi trên giường hoặc trên ghế và hướng chòm người ra trước há miệng để bác sĩ có thể quan sát sâu hơn trong vùng họng hay vùng thanh quản của người bệnh. Khi đó, bác sĩ sẽ quan sát được các hoạt động của cơ, những dây thanh để đánh giá tổn thương sâu hơn.

8. Sau khi được nội soi người bệnh cần theo dõi như thế nào?

Sau khi nội soi cần theo dõi như thế nào thưa BS? Trường hợp nào cần thông báo ngay với bác sĩ?

ThS.BS Văn Thị Hải Hà trả lời: Trong quá trình nội soi như đã đề cập trước đó, trường hợp nội soi mũi hay họng đều có sử dụng những loại thuốc giúp đỡ cho việc nội soi tốt hơn. Ví dụ nội soi mũi sử dụng thuốc co mạch, thuốc tê hoặc nội soi họng có sử dụng thuốc tê xịt. Đa phần sẽ không có các triệu chứng tác dụng phụ, nhưng một số trường hợp sẽ có tình trạng dị ứng thuốc. Lúc này, người bệnh sẽ được hướng dẫn nên tự theo dõi bản thân, sau đó tự đánh giá xem có những triệu chứng như mệt, khó thở, sưng hoặc nổi mẫn đỏ trên người hay không đối với trường hợp dị ứng thuốc.

Với những trường hợp trong lúc nội soi, bác sĩ nghi ngờ có những tổn thương. Khi đó người bệnh sẽ được hướng dẫn quay lại bác sĩ khám ban đầu để có thể làm thêm những thủ thuật khác, ví dụ như sinh thiết khối u hoặc đốt cầm máu,…

9. Người bệnh có hốc mũi hẹp hoặc vách ngăn mũi vẹo chèn ép khe mũi cần chú ý gì?

Vấn đề lo lắng nhất của người bệnh là: nội soi tai mũi họng có đau không? Với những người có hốc mũi hẹp hoặc vách ngăn mũi vẹo chèn ép khe mũi thì nên làm gì để giảm sự khó chịu?

ThS.BS Văn Thị Hải Hà trả lời: Trước khi người bệnh được chỉ định đến nội soi, đã được các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám và đánh giá sơ lược về tình trạng bệnh. Khi vào trong nội soi, người bệnh sẽ được đặt thuốc co mạch cho hóc mũi rộng ra, khi bác sĩ soi vào nếu đánh giá thấy những tổn thương làm hẹp hóc mũi gây cản trở cho việc nội soi. Ví dụ vẹo, gai vết ngăn, cuốn mũi phát quá to hoặc những có những khối u.

Trong lúc nội soi, bác sĩ sẽ hướng dẫn giữ tư thế nằm yên hoặc có thể chọn lựa những phương pháp nội soi khác phù hợp hơn với người bệnh. Ví dụ chọn ống nội soi nhỏ hơn hoặc sử dụng thuốc tê xịt vào vùng nội soi để giảm bớt tình trạng đau cho người bệnh. Hoặc sử dụng những biện pháp khác đối với những người bệnh không hợp tác. Nếu người bệnh có cảm giác đau nhiều, bác sĩ sẽ sử dụng nội soi bằng ống mềm phù hợp hơn với người bệnh và để có thể quan sát tốt nhất những tổn thương.

10. Nội soi tai mũi họng có nhiều nguy cơ tiềm ẩn hay không?

Nội soi tai mũi họng có ảnh hưởng/gây hại hay biến chứng gì không thưa BS? Để hạn chế ảnh hưởng trong quá trình nội soi tai mũi họng, người bệnh cần lưu ý gì?

ThS.BS Văn Thị Hải Hà trả lời: Điều người bệnh lo ngại nhất trong việc nội soi tai mũi họng là khi được chỉ định nội soi thì quá trình này có gây ra đau đớn hay không? Nhiều người bệnh khác cũng đặt ra câu hỏi liệu rằng trong nội soi tai mũi họng có xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo ở những người bệnh với nhau không.

Khi khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược người bệnh sẽ được nội soi với các thiết bị tuân thủ theo quy trình vô khuẩn. Đảm bảo không có tình trạng lây nhiễm chéo giữa những người bệnh với nhau. Trong khi nội soi, người bệnh sẽ được các bác sĩ hướng dẫn tư thế nội soi giảm thiểu tình trạng đau trong quá trình khám. Ví dụ sử dụng thuốc co mạch hoặc thuốc tê, được đặt vào trước khi nội soi trong vòng từ 3-5 phút. Khi đó, hóc mũi người bệnh sẽ rộng ra hơn nhờ vào thuốc co mạch và làm giảm bớt độ phì đại của cuốn mũi dưới, làm cho hóc mũi rộng ra để bác sĩ có thể đi vào quan sát được sâu hơn.

Với những người bệnh được chỉ định nội soi họng có thể đau vùng lưỡi khi kéo lưỡi để nội soi hoặc có cảm giác gây ra tình trạng nôn hoặc buồn nôn. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tê để người bệnh giảm thiểu những phản xạ trên cũng như có thể chuyển qua nội soi bằng ống mềm để giảm cảm giác khó chịu.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X