Hotline 24/7
08983-08983

Những loại thuốc cần có trong nhà

Bạn có biết nên có những loại thuốc nào cũng như cách sắp xếp, bảo quản khoa học để dùng thuốc an toàn nhất?

Theo các chuyên gia, tủ thuốc gia đình nên được xây dựng trên danh mục thuốc thiết yếu được Bộ Y tế ban hành dựa trên Danh mục thuốc thiết yếu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Danh mục các loại thuốc nên có:

Thuốc cảm sốt, hạ nhiệt giảm đau: aspirin, paracetamol, viên cảm xuyên hương.

Bị cảm sốt, đau đầu bất ngờ giữa đêm khuya, bạn sẽ không thể chạy ra hàng thuốc mua vài viên hạ sốt, giảm đau. Nhất là khi trong nhà có trẻ nhỏ, khi bị sốt cao, nếu không có thuốc hạ sốt sẽ rất nguy hiểm.

Lưu ý: việc dùng thuốc hạ sốt ở trẻ luôn phải tính theo kilogam cân nặng, chứ không thể “ước lượng” theo liều của người lớn như nhiều người vẫn thường làm, sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.

Bạn nên dự trữ nhiều loại cảm sốt, hạ nhiệt, giảm đau khác nhau để có thể dùng theo từng lứa tuổi. Như với phụ nữ mang thai, viên cảm xuyên hương sẽ rất hữu ích để hạ sốt vì không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, không vì thế mà bạn lạm dụng thuốc tùy tiện mà hãy dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Dầu xoa, cao xoa trong nhà đề phòng bị ngã bầm tím, lạnh bụng…

Thuốc về đường tiêu hóa: berberin (chống tiêu chảy, lỵ), men tiêu hóa, thuốc bù nước, điện giải ORS (Oral Rehydration Saltisorezol, Oresol)…

Thuốc ho, hen, thuốc nhỏ mũi, thuốc nhỏ mắt…

Nên dự trữ theo lứa tuổi: trẻ em, người lớn và phụ nữ mang thai. Như các loại xirô ho bổ phế, viêm ngậm bổ phế… là những loại đông dược dễ dùng cho nhiều đối tượng.

Các loại thuốc mỡ, thuốc nước nhỏ mắt.

Thuốc bôi ngoài da, thuốc sát trùng, thuốc chống nhiễm khuẩn.

Cồn, oxy già, dung dịch muối loãng rất cần thiết để sát trùng vết thương. Ngoài ra, cũng cần dự trữ một số loại thuốc chống nhiễm khuẩn, nhưng các loại thuốc này không được dùng tùy tiện mà phải theo đơn của bác sĩ.

Urgo, bông băng, dung dịch muối loãng để rửa vết thương, vitamin C…

Những loại thuốc khác:

Với những người bị một số bệnh mãn tính: tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, đau dạ dày… luôn cần phải dự trữ sẵn thuốc.

Tuy đã có thuốc dự phòng nhưng người bệnh cần lưu ý, không được “dễ dãi” trong ăn uống, sinh hoạt để kiểm soát bệnh một cách tốt nhất, tránh tình trạng tái phát bệnh rất nguy hiểm.

Lưu ý khi sử dụng tủ thuốc gia đình:

Vị trí: treo trên vách tường và ở vị trí dễ nhìn thấy. Đặt nơi khô ráo, mát, không bị ánh nắng chiếu vào, xa tầm tay của trẻ em. Nếu ở vị trí trẻ có thể với tới thì tủ phải có khóa (chìa khóa được cất ở nơi chỉ riêng người lớn biết).

Phân loại thuốc:

Những loại thuốc điều trị, thuốc kê đơn của bác sĩ, thuốc điều trị những bệnh mãn tính... tập trung một ngăn.

Thuốc dành riêng cho trẻ em, cho phụ nữ mang thai... ở một ngăn.

Các thuốc thường dùng để trị một số chứng bệnh nhẹ hay gặp như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc trị ho, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, đầy bụng, dị ứng...

Loại dùng ngoài (như thuốc bôi ngoài da sát trùng, nước oxy già, cồn 70 độ), bông băng, vật dụng y tế (kéo, nhiệt kế), thuốc nhỏ mắt, thuốc nhỏ mũi...

Nếu thuốc có bao bì, nên giữ thuốc và cả bảng hướng dẫn sử dụng trong bao bì. Tất cả các loại viên rời đều phải đựng trong chai, lọ sạch, có nắp đậy; các chai lọ này đều phải dán nhãn, ghi rõ tên thuốc để tránh tình trạng dùng nhầm thuốc rất nguy hiểm.

Theo Dân trí

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X