Hotline 24/7
08983-08983

Những loại thực phẩm tốt cho người bị viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống có tác động trực tiếp đến các bệnh lý về đường tiêu hóa nói chung và dạ dày nói riêng. Việc lựa chọn những loại thực phẩm tốt cho dạ dày và xây dựng một chế độ ăn khoa học là điều vô cùng quan trọng đối với người bệnh. Chú ý trong ăn uống và sinh hoạt giúp người bệnh kiếm soát được cơn đau và giảm nguy cơ dẫn đến biến chứng.

Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm, tổn thương và loét do tăng tiết dịch vị quá mức. Bệnh lý là một trong những vấn đề tiêu hóa thường gặp ở người trưởng thành và người cao tuổi.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra loét dạ dày như nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, lạm dụng thuốc giảm đau kháng viêm, căng thẳng, tự miễn, chế độ ăn bừa bãi,… Trong đó chế độ dinh dưỡng không lành mạnh là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.

Thói quen bỏ bữa, ăn uống thất thường, dung nạp quá nhiều rượu bia, đồ uống chứa chất kích thích, thức ăn chứa nhiều gia vị và dầu mỡ có thể thúc đẩy hoạt động bài tiết dịch vị và tăng hoạt động co bóp của dạ dày. Các tác động này khiến lớp bảo vệ niêm mạc bị phá vỡ, tạo điều kiện cho dịch vị ăn mòn và gây loét các mô dạ dày.

Tuân theo một chế độ ăn uống chống viêm có thể mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như:

- Điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng và góp phần cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày

- Cung cấp các loại protein và các chất dinh dưỡng khác để hỗ trợ chữa lành vết loét

- Kiểm soát các triệu chứng liên quan như bệnh Crohn, bệnh Celiac hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, góp phần khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Chế độ ăn kiêng phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, những người bị viêm dạ dày hoặc kích ứng dạ dày nói chung cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh.

Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh viêm loét dạ dày, tuy nhiên thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori, một nguyên nhân gây loét dạ dày. Người bệnh nên cố gắng bổ sung một số loại thực phẩm như:

1. Men vi sinh

Nhiễm vi khuẩn H. pylori có thể gây mất cân bằng các loại vi khuẩn có trong ruột và dẫn đến viêm loét dạ dày. Do đó, bổ sung men vi sinh, chẳng hạn như Lactobacillus, có thể khôi phục sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn đường ruột.

Một số nghiên cứu cho biết, việc bổ sung men vi sinh có thể giảm các tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh, cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột và điều trị các triệu chứng viêm loét hiệu quả hơn. Người bệnh có thể bổ sung men vi sinh thông qua một số loại thực phẩm lên men, chẳng hạn như dưa cải và kim chi.

2. Nghệ

Nghệ là một loại gia vị quen thuộc được sử dụng để như một vị thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thống tiêu hóa, bao gồm viêm loét dạ dày.

Thành phần chính của nghệ là Curcumin, có tác dụng cải thiện các cơn đau dạ dày cũng như hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi các vết loét.

Người bệnh có thể thêm nghệ vào công thức nấu ăn hoặc uống trà nghệ thường xuyên để cải thiện các triệu chứng ở dạ dày.

Tuy nhiên nghệ có thể làm loãng máu tự nhiên, do đó không sử dụng nghệ cùng với các loại thuốc làm loãng máu. Ngoài ra người bệnh tiểu đường không nên sử dụng nghệ để tránh khiến lượng đường trong máu xuống mức nguy hiểm.

3. Bông cải xanh

Bông cải xanh có chứa sulforaphane, là một hóa chất thực vật có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori. Trong một số nghiên cứu, những người nhiễm H. pylori ăn 70 gram bông cải xanh mỗi ngày có thể giảm các dấu hiệu nhiễm trùng cơ bản và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.

Sulforaphane cũng có trong nhiều loại rai cải khác, chẳng hạn như súp lơ, bắp cải  và cải xoăn. Để hấp thụ tối đã hóa chất này, bạn nên ăn rau sống hoặc hấp chín trong tối đa 3 phút.

4. Các loại quả mọng

Các loại quả mọng có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn H. pylori và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Các loại quả mỏng phổ biến bao gồm:

- Quả mâm xôi;

- Dâu tây;

- Lê;

- Việt quất.

5. Chuối

Chuối là loại thực phẩm tốt cho dạ dày, có thể trung hòa nồng độ axit và cải thiện các triệu chứng viêm loét. Cụ thể, chuối có hàm lượng đường bột cao có thể cung cấp năng lượng, hàm lượng kali cao hỗ trợ cải thiện nồng độ kali ở người bị tiêu chảy hoặc nôn ói.

Ngoài ra, chuối cũng cung cấp một lượng chất xơ hòa tan pectin, có lợi đối với người bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.

6. Tinh bột

Tinh bột từ cơm mềm, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết hàng ngày mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra tinh bột có thể hạn chế khả năng tiết acid tiêu hóa, cải thiện cơn đau và giúp hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy.

Tuy nhiên các sản phẩm tinh bột thô, chẳng hạn như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu, có thể gây khó tiêu hóa. Do đó, người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm này.

Xem thêm: Người bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên ăn, kiêng gì?

7. Mật ong

Mật ong có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và được chứng minh là có thể cải thiện tình trạng khó tiêu. Bên cạnh đó, mật ong cũng có thể làm giảm thiểu sự hiện diện của vi khuẩn H. Pylori và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.

8. Các món canh

Canh và các món soup nấu chín, mềm, rất dễ tiêu hóa và không gây áp lực lên dạ dày. Ngoài ra, lượng nước trong các món canh có thể pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày, giúp người bệnh dễ tiêu hóa thức ăn và cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày.

9. Sữa chua

Sữa chua chứa nhiều probiotic, là một loại enzyme có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.

Mặc dù các nghiên cứu không rõ ràng, tuy nhiên các loại sữa chua không béo có thể hỗ trợ cải bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm kích ứng hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên bắt đầu bằng việc bổ sung một lượng nhỏ sữa chua và theo dõi các phản ứng của cơ thể.

10. Gừng

Gừng là một vi thuốc được sử dụng để cải thiện chức năng tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Người bệnh có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày, uống trà gừng hoặc nhai một lát gừng sống để cải thiện các vấn đề ở hệ thống tiêu hóa.

11. Đậu bắp

Đậu bắp là loại rau sống chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất khác cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt chất nhầy của đậu bắp là một phức hợp protein kết dính của pectin, polysaccharides và một số chất khác. Hợp chất này có thể hỗ trợ bảo vệ niêm mạc và hỗ trợ chữa lành các vết loét dạ dày.

12. Trà thảo dược

Các loại trà thảo dược không chứa caffeine có thể hỗ trợ điều hòa hệ thống tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy bụng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.

Trà hoa cúc còn có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.

13. Thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin

Người bệnh viêm loét dạ dày nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết, chẳng hạn như canxi, sắt, kẽm, magie, acid folic. Điều này có thể hỗ trợ cân bằng vitamin, khoáng chất và cải thiện tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết do các vấn đề về dạ dày.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS Trịnh Ngọc Bình - Phó ban AloBacsi Cộng đồng

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X