Nhức đầu, buồn nôn, không ăn được khi uống thuốc "tiêu diệt" Hp?
Hiện tại em đang uống thuốc điều trị vi trùng H.P, theo toa thuốc em phải uống 2 tuần nhưng vì mỗi lần uống thuốc em cảm thấy rất nhức đầu, buồn nôn và không ăn được.
Thưa BS,
Em bị viêm dạ dày mức độ nhẹ, hiện tại em đang uống thuốc điều trị vi trùng H.P, theo toa thuốc em phải uống 2 tuần nhưng vì mỗi lần uống thuốc em cảm thấy rất nhức đầu, buồn nôn và không ăn được. Các loại thuốc em uống là: Zylopyl-Kit, Opeclari, Limzer . Vậy em có thể chỉ uống trong 1 tuần có được không ạ?
(Phạm Trần Quế Tâm)
Bạn thân mến!
Trong điều trị viêm dạ dày nhiễm HP, thời gian điều trị vi khuẩn có thể thay đổi từ 7 đến 10 ngày hoặc 14 ngày, tùy trường hợp; thời gian điều trị viêm thường khoảng 6-8 tuần tùy theo đáp ứng của người bệnh. Thuốc điều trị vi khuẩn có nhiều tác dụng phụ, vì vậy trong thời gian uống thuốc diệt khuẩn, triệu chứng có vẻ nhiều và khó chịu hơn, cần uống đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian để diệt khuẩn. Có trường hợp uống 7 ngày cũng diệt khuẩn được. Tuy nhiên, do tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc cao, nên đa số các trường hợp thầy thuốc thường chọn phác đồ 10 ngày.
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh mạn tính, hay tái phát.
Có nhiều yếu tố thuận lợi khiến bệnh lâu khỏi hoặc bệnh khỏi rồi dễ bị tái phát như:
- Ăn uống không đúng giờ
- Hay bỏ bữa
- Ăn nhiều thức ăn kích thích như ăn quá chua, quá cay…
- Vừa ăn vừa làm việc, đọc sách báo, xem phim…
- Uống rượu bia
- Hút thuốc lá
- Uống thuốc hạ sốt giảm đau không đúng cách
- Cuộc sống nhiều lo âu căng thẳng
- Nhiễm vi khuẩn H.pylori…. Vi khuẩn HP sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy, có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày lâu ngày có thể gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng, ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày một thời gian dài nhiều năm có thể gây chuyển sản niêm mạc dạ dày và gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP lây từ người này qua người khác do ăn uống chung (đũa muỗng từ miệng đưa ra gắp hoặc múc thức ăn từ đĩa thức ăn chung, sử dụng chung một ly để uống nước - không rửa ly sau khi khi uống). Một số người bị nhiễm HP, nhưng không có triệu chứng gì cả, nên là nguồn lây lan cho những người khác, vì thế để không bị lây nhiễm, mọi người khi ăn uống chung mâm, cần phải ăn đũa đầu này, gắp bằng đầu đũa khác (hoặc bằng đũa khác) nói chung là đũa muỗng từ miệng mình không đưa ra đĩa thức ăn chung để gắp, mỗi người có một ly uống nước riêng.
Thân ái chào bạn và chúc bạn luôn vui khỏe nhé!
Em bị viêm dạ dày mức độ nhẹ, hiện tại em đang uống thuốc điều trị vi trùng H.P, theo toa thuốc em phải uống 2 tuần nhưng vì mỗi lần uống thuốc em cảm thấy rất nhức đầu, buồn nôn và không ăn được. Các loại thuốc em uống là: Zylopyl-Kit, Opeclari, Limzer . Vậy em có thể chỉ uống trong 1 tuần có được không ạ?
(Phạm Trần Quế Tâm)
Bạn thân mến!
Trong điều trị viêm dạ dày nhiễm HP, thời gian điều trị vi khuẩn có thể thay đổi từ 7 đến 10 ngày hoặc 14 ngày, tùy trường hợp; thời gian điều trị viêm thường khoảng 6-8 tuần tùy theo đáp ứng của người bệnh. Thuốc điều trị vi khuẩn có nhiều tác dụng phụ, vì vậy trong thời gian uống thuốc diệt khuẩn, triệu chứng có vẻ nhiều và khó chịu hơn, cần uống đúng thuốc, đủ liều, đủ thời gian để diệt khuẩn. Có trường hợp uống 7 ngày cũng diệt khuẩn được. Tuy nhiên, do tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc cao, nên đa số các trường hợp thầy thuốc thường chọn phác đồ 10 ngày.
Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh mạn tính, hay tái phát.
Có nhiều yếu tố thuận lợi khiến bệnh lâu khỏi hoặc bệnh khỏi rồi dễ bị tái phát như:
- Ăn uống không đúng giờ
- Hay bỏ bữa
- Ăn nhiều thức ăn kích thích như ăn quá chua, quá cay…
- Vừa ăn vừa làm việc, đọc sách báo, xem phim…
- Uống rượu bia
- Hút thuốc lá
- Uống thuốc hạ sốt giảm đau không đúng cách
- Cuộc sống nhiều lo âu căng thẳng
- Nhiễm vi khuẩn H.pylori…. Vi khuẩn HP sống trong dạ dày, dưới lớp nhầy, có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày lâu ngày có thể gây viêm dạ dày hoặc loét dạ dày tá tràng, ở một số người nếu vi khuẩn ở trong dạ dày một thời gian dài nhiều năm có thể gây chuyển sản niêm mạc dạ dày và gây ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP lây từ người này qua người khác do ăn uống chung (đũa muỗng từ miệng đưa ra gắp hoặc múc thức ăn từ đĩa thức ăn chung, sử dụng chung một ly để uống nước - không rửa ly sau khi khi uống). Một số người bị nhiễm HP, nhưng không có triệu chứng gì cả, nên là nguồn lây lan cho những người khác, vì thế để không bị lây nhiễm, mọi người khi ăn uống chung mâm, cần phải ăn đũa đầu này, gắp bằng đầu đũa khác (hoặc bằng đũa khác) nói chung là đũa muỗng từ miệng mình không đưa ra đĩa thức ăn chung để gắp, mỗi người có một ly uống nước riêng.
Thân ái chào bạn và chúc bạn luôn vui khỏe nhé!
Theo ThS. BS Võ Thị Mỹ Dung
Phòng khám Tiêu hóa - BV Đại học Y dược TPHCM
Phòng khám Tiêu hóa - BV Đại học Y dược TPHCM
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình