Nhỏ thuốc mắt chớ nhỏ bệnh
Thói quen tự mua thuốc về nhỏ mắt có thể khiến bạn có cảm giác dễ chịu lúc đó nhưng thực chất chúng đang khiến bạn bị bệnh nặng thêm, thậm chí có nguy cơ mù lòa.
Trong một lần đau và ngứa mắt, chị Lê Thu Hoa, Thanh Xuân, Hà Nội đã không đi khám và mua thuốc mà lại dùng thuốc của người bạn, vì nghe nói: “Lần trước, tôi cũng bị như thế, dùng thuốc này rất tốt”. Chị nhỏ thuốc vào buổi tối thì ban đầu chỉ thấy dặm dặm mắt khó chịu, đến sáng hôm sau mắt sung vù lên, đỏ. Khi đến khám tại Bệnh viện Mắt Quốc tế, Hoa mới biết cô bị như thế là do dị ứng với corticoid trong lọ thuốc nhỏ mắt. Ngay lập tức các bác sĩ cho dừng sử dụng loại thuốc nhỏ mắt này, và cô phải điều trị tại đây 3 ngày thì khỏi.
Không ít người cũng giống chị Hoa, hễ thấy ngứa mắt nhỏ mắt là tự ý mua thuốc về dùng, hoặc nhất định yêu cầu quầy thuốc tư bán cho loại thuốc đã dùng như lần trước. Tình trạng bán thuốc không theo đơn, dùng thuốc ko theo chỉ định của bác sĩ… tương đối phổ biến ở Việt Nam.
BS. Đặng Văn Quế - Phó Giám đốc Bệnh viện Mắt Quốc tế cho biết, thuốc nhỏ mắt có nhiều loại (kháng sinh, corticoid…), trong đó việc sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid nhất thiết phải theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngay cả trường hợp bác sĩ chỉ định những thuốc có corticoid để nhỏ vào mắt thì bác sĩ cũng phải thận trọng khuyên người ta nhỏ trong vòng bao nhiêu lâu.
Thuốc nhỏ mắt có corticoid có công dụng trị bệnh rất nhanh nếu dùng đúng. Nhưng chúng lại dễ để lại tác dụng phụ nguy hiểm, không chỉ gây nguy cơ dị ứng như trường hợp của chị Hoa mà còn có thể gây hỏng mắt như thủy tinh thể, tăng nhãn áp. Lý do là quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể có thể làm ảnh hưởng đến tương tác trong phần thủy tinh thể nên nó gây đục.
Trước nguy cơ trên, bác sĩ Quế còn nhấn mạnh: Không chỉ những loại thuốc nhỏ mắt chứa corticoid mới cần dùng theo đơn của bác sĩ, mà ngay các loại thuốc nhỏ mắt thông thường khác người bệnh cũng không nên tự ý mua dùng.
Tốn tiền, bệnh không khỏi
Các loại bệnh về mắt được chia làm nhiều dạng, nhưng chúng thường có một vài biểu hiện bên ngoài giống nhau như: đỏ, ngứa. Chính vì thế, dù nhiều người đang bị một bệnh khác với lần trước nhưng lại chủ quan cho rằng dùng thuốc như lần trước cũng hiệu quả.
Đồng thời, thuốc nhỏ mắt loại corticoid lại vừa mang tính kháng viêm, vừa giảm đau luôn có thể làm mắt êm hơn, đỡ đau nhức, đỡ xót, giảm dấu hiệu đỏ và ngứa. Thế nên bệnh nhân nhầm tưởng loại nhỏ mắt có thành phần corticoid có công hiệu, dù đang bị bệnh gì.
Nhưng trên thực tế, bác sĩ Quế cho biết thuốc corticoid không chống được tình trạng viêm loét (như trong bệnh viêm loét giác mạc) nên nếu người bệnh dùng coricoid có thể khiến viêm nhiễm mạnh hơn, bệnh nặng thêm. Trong trường hợp này, đáng lẽ bệnh nhân phải dùng loại nhỏ mắt có kháng sinh hoặc thuốc có kết hợp kháng sinh với corticoid.
Việc dùng thuốc nhỏ có kháng sinh có công hiệu trong trị bệnh viêm loét ở mắt nhưng dùng không theo chỉ định cũng có thể gây nguy hiểm là quen thuốc, nhờn thuốc, khiến mắt lâu khỏi và khó khỏi hơn. Việc dùng lại các lọ thuốc của lần trị bệnh trước, hoặc dùng chung với người khác cũng có thể khiến mắt thêm nhiễm khuẩn. Nguyên nhân là lọ thuốc sau khi đã mở nắp có có không khí vào đem theo vi khuẩn, vi nấm gây nhiễm bẩn.
Những lưu ý khi dùng thuốc nhỏ mắt
Sau khi đã được chỉ định đúng loại thuốc, bạn cũng cần học cách “nhỏ”:
- Không nhỏ 2 hoặc 3 loại thuốc cùng lúc: Hai loại thuốc phải nhỏ cách nhau tối thiểu 15 phút để tránh phản ứng thuốc với nhau và tránh lãng phí thuốc do bị trào ra ngoài.
- Một lọ thuốc sau khi đã mở nắp thì không dùng quá 15-20 ngày
- Không cất trữ lọ thuốc dùng dở dang sau khi đã khỏi bệnh.
Có loại nào có thể dùng kéo dài? |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình