Hotline 24/7
08983-08983

Nhận được thư mời làm việc, nên làm gì tiếp theo?

Điều ứng viên mong chờ nhất sau hành trình dài viết thư xin việc, gửi CV, phỏng vấn trực tiếp là thời điểm nhận được thư mời làm việc từ nhà tuyển dụng. Qua đó cho thấy sự nỗ lực, năng lực cũng như chiến lược tìm việc của bạn là phù hợp và đúng đắn.

Tuy nhiên, đừng quá vui mừng mà quên mất 5 điều bạn cần làm ngay sau khi trở thành ứng viên được lựa chọn khi tìm công việc 24h.

Đọc kỹ thư mời làm việc

Nhiều bạn, sau quá trình dài thất nghiệp đã ngay lập tức đồng ý lời đề nghị làm việc của nhà tuyển dụng mà chỉ nhìn lướt qua, thậm chí chưa kịp đọc thư mời làm việc. Nếu may mắn, những điều khoản trong thư mời đáp ứng được mong muốn của bạn. Còn không thì bạn đã tự “làm khó” chính mình.

Hãy đọc kỹ thông tin khi nhận được thủ mời làm việc (ảnh minh họa)

Vậy nên, điều đầu tiên khi nhận thư mời làm việc là đọc thật kỹ nội dung. Bạn thậm chí cần đọc đi đọc lại để chắc chắn bạn hiểu đúng và không bỏ sót những gì nhà tuyển dụng truyền tải. Bởi trong thư mời thường sẽ có tất cả những điều quan trọng bao gồm lợi ích, nghĩa vụ, mức lương, phụ cấp và các trách nhiệm đi kèm.

Bạn phải thật sự hiểu rõ công việc phải làm, soi chiếu với quyền lợi được hưởng. Nếu cảm thấy chưa thỏa đáng thì đừng vội vàng quyết định. Bởi rất có thể, nó khiến bạn thất vọng ngay sau khi gửi thư xác nhận.

Xác định lại đó có phải việc bạn mong muốn hay không

Khi nhắc tới công việc mới, chúng ta luôn nghĩ nó sẽ tốt hơn so với vị trí hiện tại. Nhưng thực tế, không phải công việc mới nào cũng như vậy. Hơn nữa, có nhiều người đi phỏng vấn chỉ để tìm hiểu xu hướng tuyển dụng, thách thức bản thân, hay thử tìm cơ hội tốt hơn chứ không nhất định phải “nhảy” việc.

Hãy xác định kỹ xem đó có phải là công việc bạn mong muốn (Ảnh minh họa)

Vậy nên, nếu là công việc thời vụ, làm tạm thời thì không phải cân nhắc quá nhiều. Nhưng khi đang có công việc tương đối ổn, bạn cần nghiêm túc xác định lại việc mới đó có thực sự là việc bạn mong muốn hay không. Nó có tốt hơn công việc hiện tại? Điều quan trọng nữa, bạn đã sẵn sàng để “nhảy” việc chưa?

Khi còn băn khoăn, khi chưa chắc chắn thì bạn phải tìm ra được câu trả lời. Tuyệt đối, bạn không nên đồng ý lời mời việc làm chỉ để xem điều gì sẽ xảy ra.

Phản hồi nhà tuyển dụng

Thường nhà tuyển dụng sẽ cho bạn một khoảng thời gian nhất định để phản hồi thư mời làm việc. Sau khi xem xét các yếu tố, hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ, nắm rõ bản chất công việc, bạn nên phản hồi càng sớm càng tốt, tốt nhất là 24 giờ sau khi nhận được thư.

Câu trả lời không đơn thuần chỉ là đồng ý nhận việc hay không. Bạn hoàn toàn có thể trao đổi thêm về những điều khoản chưa rõ, thương lượng thêm về quyền lợi nếu chưa thỏa mãn. Khi hai bên đạt được sự đồng thuận cuối cùng thì điều bạn cần làm là ngay lập tức xác nhận đồng ý lời mời làm việc.

Xây dựng các mối quan hệ

Dẫu bạn từ chối lời mời làm việc thì cũng đừng quên gửi thư phản hồi và dành lời cảm ơn nhà tuyển dụng. Đây là cách để bạn giữ mối liên hệ với họ đồng thời thể hiện sự chuyên nghiệp của một ứng viên.

Nếu bạn chấp nhận thư mời làm việc thì nên nghĩ tới việc xây dựng các mối quan hệ mới. Đầu tiên, bạn nên duy trì liên hệ với quản lý mới. Điều này không khó khi mà ngày nay, có quá nhiều hình thức để giữ được một mối liên hệ.

Tiếp đó, bạn có thể tiếp cận những đồng nghiệp mới, tìm hiểu sơ qua về họ, hoặc kết bạn thông qua mạng xã hội… Đồng thời thông qua họ, quan sát và làm quen dần với môi trường mới để khi bắt đầu công việc, bạn không bỡ ngỡ hoặc bị “sốc” vì bất kể điều gì.

Tuy nhiên, những việc trên cần được thực hiện song song với việc tiếp tục duy trì các mối quan hệ tại doanh nghiệp cũ. Biết đâu một ngày nào đó, sếp cũ, đồng nghiệp cũ chính là đối tác, khách hàng hay đồng nghiệp mới của bạn.

Hoàn tất công việc trước đó và dành thời gian cho bản thân

Khi chắc chắn về ngày giờ bắt đầu công việc mới thì bạn cũng nên sắp xếp bàn giao mọi thứ với công ty cũ.

Với các bên đã tham gia ứng tuyển, bạn cần có thông báo về việc đã tìm được việc để họ không mất thêm thời gian.

Hãy để Career Link giúp bạn lựa chọn việc làm phù hợp nhất

Cuối cùng, bạn cần dành thời gian cho chính mình. Hãy trân trọng khoảng thời gian “nghỉ việc cũ” và “chờ việc mới” để chăm sóc bản thân. Bạn có thể dành ít ngày đi du lịch, thư giãn, tham gia khóa học ngắn để hoàn thiện thêm kỹ năng, thêm tinh thần và quyết tâm cho công việc mới.

Khi lần lượt thực hiện 5 bước trên một cách nghiêm túc, khoa học sau khi nhận được thư mời làm việc thì chắc chắn bạn sẽ có khởi đầu mới tốt đẹp ở vai trò mới. Chúc bạn thành công!

Nguyễn Lý

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X