Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân nào dẫn đến ung thư phổi?

Ung thư phổi là một căn bệnh ác tính, có tỷ lệ tử vong cao. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Làm sao phòng tránh giúp bảo đảm cuộc sống và sức khỏe để học tập, làm việc?

I. Nguyên nhân gây ra ung thư phổi?

Hút thuốc lá và tiếp xúc với một số hóa chất có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Theo các nghiên cứu, tất cả các bệnh bị ung thư phổi đều do hút thuốc lá.

Ung thư phổi là do đột biến trong DNA của bạn. Khi tế bào sinh sản, chúng phân chia và nhân rộng, tạo thành các tế bào giống hệt nhau. Bằng cách này, cơ thể bạn liên tục tự đổi mới. Hít phải các chất có hại, gây ung thư sẽ làm tổn thương các tế bào lót phổi của bạn.

Các chất gây ung thư bao gồm:

  • Khói thuốc lá
  • Amiăng
  • Radon

Lúc đầu, cơ thể bạn có thể tự sửa chữa. Với việc tiếp xúc nhiều lần, các tế bào của bạn ngày càng bị tổn thương. Theo thời gian, các tế bào bắt đầu hoạt động bất thường và phát triển không thể kiểm soát. Đây là cách ung thư có thể phát triển.

Sự tích tụ của các tế bào gây ra các khối u, lành tính hoặc ác tính. Nếu khối u ác tính có thể đe dọa tính mạng của bạn. Chúng có thể lây lan và thậm chí tái phát sau khi đã được loại bỏ.

Thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi

II. Yếu tố cá nhân gây ung thư phổi

1. Di truyền

Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị ung thư phổi, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này bao gồm các mối quan hệ sau:

  • Mẹ
  • Bố
  • Anh chị em
  • Chú
  • Ông bà

Ngay cả khi bạn không hút thuốc, nhưng nếu có người thân bị ung thư phổi thì bạn vẫn có nguy cơ cao.

2. Tuổi tác

Ung thư phổi chủ yếu xảy ra ở người lớn tuổi. Trung bình khoảng 2 trong số 3 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi đều từ 65 tuổi trở lên. Độ tuổi trung bình tại thời điểm chẩn đoán là khoảng 70.

Tuổi càng cao, thời gian tiếp xúc với hóa chất độc hại càng lâu. Do đó, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư hơn.

3. Tiền sử mắc bệnh phổi

Các bệnh phổi bạn đã từng mắc trong quá khứ có thể gây viêm và sẹo ở phổi. Ví dụ như bệnh lao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), viêm phế quản mãn tính và khí phế thũng.

Bạn có thể có nhiều nguy cơ phát triển ung thư phổi hơn nếu bạn có tiền sử mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến phổi.

4. Xạ trị ngực

xạ trị ngực gây ung thưTừng xạ trị ngực làm tăng nguy cơ gây ung thư phổi

Xạ trị được sử dụng để điều trị các bệnh ung thư khác như ung thư hạch không Hodgkin và ung thư vú có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nguy cơ này cao hơn nếu bạn hút thuốc.

5. Hút thuốc lá thụ động

Ngay cả khi bạn không hút thuốc, nhưng tiếp xúc với khói thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Sự tiếp xúc này có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào bạn bạn tới như nơi làm việc, quán ăn, ngoài đường,….

6. Hút thuốc

Hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ số một đối với ung thư phổi, chiếm gần 90% trong tất cả các trường hợp. Thuốc lá và khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học, trong đó có nhiều chất gây ung thư. Ví dụ về các hóa chất gây ung thư có trong khói thuốc là nitơ oxit và cacbon monoxit.

Hít phải các hóa chất trong thuốc lá ngay lập tức gây ra sự thay đổi trong mô phổi. Ban đầu, cơ thể bạn có thể sửa chữa những tổn thương, nhưng khả năng sửa chữa sẽ giảm khi tiếp tục tiếp xúc nhiều hơn.

Hút thuốc càng thường xuyên và càng lâu thì khả năng mắc ung thư phổi càng lớn.

7. Chế độ ăn

Một chế độ ăn uống cân bằng cung cấp cho cơ thể bạn các vitamin và khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Nếu bạn không ăn kết hợp đa dạng các loại thực phẩm lành mạnh, bao gồm cả trái cây và rau quả, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi. Điều này sẽ tăng cao nếu bạn kèm thêm hút thuốc lá.

III. Yếu tố môi trường

1. Radon

Radon là một loại khí xuất hiện tự nhiên cùng với sự phân hủy uranium trong đá và đất. Nó không mùi, không màu và không vị.

Khí này có thể thấm vào nền móng công trình và vào không gian sống và làm việc. Radon rất khó phát hiện và bạn có thể hít phải mà không biết.

Đặc biệt, những người hút thuốc có nguy cơ bị ảnh hưởng của radon cao hơn những người không hút thuốc.

khí radon Ngoài thuốc lá thì amiăng, radon cũng gây ung thư phổi

2. Amiăng

Amiăng là một vật liệu công nghiệp được sử dụng trong xây dựng để cách nhiệt và làm chất chống cháy. Khi vật liệu bị xáo trộn, các sợi nhỏ sẽ bay vào không khí và có thể bị hít vào phổi của bạn.

Bạn sẽ có nguy cơ phát triển ung thư phổi cao hơn nếu thường xuyên tiếp xúc với amiăng.

3. Hóa chất khác

Tiếp xúc với các hóa chất khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Một số ví dụ:

  • Thạch tín
  • Berili
  • Cadimi
  • Vinyl clorua
  • Hợp chất niken
  • Hợp chất crom
  • Sản phẩm than
  • Khí mù tạt
  • Ete clometyl
  • Khí thải diesel

IV. Phòng tránh ung thư phổi

Dưới đây là một số cách phòng tránh bệnh ung thư phổi mà bạn nên biết và thực hiện ngay để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như mọi người xung quanh, cụ thể:

  • Không hút thuốc
  • Tránh hút thuốc thụ động
  • Giảm lượng radon trong nhà, bằng cách sử dụng các máy làm sạch không khí hoặc hạn chế thời gian tiếp xúc với sàn nhà, tầng hầm
  • Phòng chống các yếu tố gây ung thư phổi khác: xạ trị, hóa trị hoặc tiếp xúc với các chất Amiăng, Asen, Crom, Niken, Cadmium, Bồ hóng
  • Cẩn trọng trước ô nhiễm không khí, đeo khẩu trang khi ra đường
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều trái cây, rau quả
  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn
  • Để ý những dấu hiệu ung thư phổi: Đau ngực, khó thở, khò khè, ho ra máu, ho kéo dài,…

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X