Hotline 24/7
08983-08983

Nguyên nhân gì khiến biến thể B.1.617 lây nhiễm dễ dàng hơn?

Biến thể Ấn Độ đã trở thành biến thể gây lo ngại trên thế giới, nhiều người vẫn đang cảm thấy lo sợ bởi vì virus SARS-CoV-2 vẫn sẽ tiếp tục đột biến thành nhiều biến thể khác.

Theo tờ báo Strait Times, biến thể B.1.617.2 đã xuất hiện ở hơn 50 quốc gia, chúng đánh bại các biến thể khác và tiếp tục khiến nhiều người bị nhiễm bệnh. Các chuyên gia cảnh báo rằng virus SARS-CoV-2 vẫn sẽ tiếp tục đột biến.

Điều gì giúp biến thể SARS-CoV-2 lây lan mạnh?

Tiến sĩ Sebastian Maurer-Stroh, mọt chuyên gia virus và tổng giám đốc Viện tin sinh học thuộc Cơ quan kho học, công nghệ và nghiên cứu chỉ ra bốn đặc điểm của biến thể Ấn Độ.

Ông dùng cả ba phiên bản biến thể B.1.617, ông lấy phiên bản thứ hai của biến thể Ấn Độ để tìm hiểu vì sao virus này khác biệt với các virus khác. Biến thể B.1.617.2 đã lấn át B.1.617.1 toàn cầu, phiên bản biến thể B.1.617.3 là hiếm.

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về virus SARS-CoV-2 kỹ hơn. Biểu đồ phái dưới cho thấy protein gai của virus giúp con virus này có hình dạng đặc biệt.

Thân nhân thương tiếc người đàn ông chết vì bệnh COVID-19 tại một khu hỏa táng ở Srinagar ngày 25/5/2021 - ảnh Reuter

Biến thể Ấn Độ có các đặc điểm gì?

Đặc tính thứ nhất: đột biến cho phép con virus liên kết với ACE2

ACE2 là viết tắt cho enzyme chuyển đổi angiotensin, đây là một protein thụ thể của tế bào chủ.

Thụ thể ACE2 xuất hiện ở nhiều phần trong cơ thể trong đó có cả đường hô hấp. Virus SARS-CoV-2 sẽ xâm nhập bằng con đường đó.

Virus SARS-CoV-2 sẽ xâm nhập vào tế bào vật chủ bằng protein gai. Protein gai và tế bào thụ thể cho phép chúng liên kết với nhau. Con virus chỉ xâm nhập vào tế bào có thụ thể.

Protein gai liên kết với tế bào thụ thể ACE2 ở tế bào chủ trước khi các enzyme khác kích hoạt nó.

Nhiều nhà khoa học cho rằng đột biến L452R và T478K giúp con virus liên kết với tế bào thụ thể và xâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn.

Một khi con virus đã liên kết với tế bào thụ thể dễ dàng hơn, nó sẽ xâm nhập vào tế bào vật chủ và gây nhiễm bệnh nặng hơn (làm lây nhiễm nhiều tế bào).

Tuy nhiên, biến thể dễ lây nhiễm không có nghĩa là nó khiến nhiều người bị bệnh.

Một chủng biến thể SARS-CoV-2 thường không gây ra nhiều triệu chứng hay gây ra nhiều loại bệnh nặng khác nhau.

Đặc tính thứ hai: Ít liên kết với kháng thể

T478K và các dạng đột biến khác có thể khiến virus ít có khả năng gắn kết với kháng thể. Trong quá trình phản ứng miễn dịch đủ, nhiều loại kháng thể có thể hoạt động cùng nhau.

Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy dạng đột biến T478K ít liên kết với kháng thể, dữ liệu đã chỉ ra mối liên hệ. Dạng đột biến E484K được phát hiện ở biến thể B.1.351 và P.1 nằm ở vị trí giống T478K. Vì vậy, chúng sẽ gây ra ảnh hưởng tương tự.

Mặc dù một dạng đột biến có thể làm mất tác dụng của vắc xin hay với người đã có kháng thể do bị nhiễm virus trước đây, ta vẫn không thể loại trừ lợi ích của vắc xin hay việc bị nhiễm virus trước đây.

Chủng ngừa COVID-19 và có được hệ miễn nhiễm tự nhiên do bị nhiễm virus SARS-CoV-2 trước đây vẫn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng nhiễm bệnh hay lây bệnh. Đồng thời, nó cũng bảo vệ chúng ta tránh bị bệnh nặng (cho dù chúng ta có nhiễm phải biến thể).

Đặc tính thứ ba: Protein gai cố định hơn

Dạng đột biến D614G đã giúp virus cải thiện được tính cố định của protein gai và dạng này xuất hiện ở tất cả các chủng virus. D614G xuất hiện khi protein gai có độ tiếp xúc rộng hơn, điều này sẽ làm cho chúng có tính lây nhiễm mạnh hơn.

Một protein gai cố định chính là protein gai của virus đó sẽ làm các tế bào chủ nhiễm bệnh hơn.

Đặc tính thứ 4: Tiến triển của tỷ lệ phân chia

Protein gai của con virus được thành S1 và S2 để nó có thể thay đổi cấu trúc khi xâm nhập các tế bào.

Dạng đột biến P681R có thể giúp tỷ lệ phân chia của virus tiến triển và tăng tính lây nhiễm. Cho đến nay, điều này vẫn chưa được chứng minh một cách thực nghiệm.

[DAP]

Báo Anh đăng tải về biến thể mới xuất hiện ở Việt Nam

Việt Nam đang là quốc gia có số ca nhiễm biến thể nêu trên mặc dù các quan chức ở nhiều nước khác khẳng định vẫn chưa có đủ thông tin để theo sát biến thể này.

Theo tờ báo Strait Times, một nhà tư vấn y tế cấp cao ở Singapore sử dụng chương trình Gisaid để theo dõi biến thể cho biết chúng ta vẫn chưa rõ về biến thể này cho đến khi nhiều dữ liệu được chia sẻ.

Thứ bảy tuần qua (29/5), xét nghiệm gen do Viện vệ sinh và dịch tễ học Việt Nam cho biết 4 người bị nhiễm biến thể này.

Việt Nam vừa đưa ra lệnh cấm mới sau khi số ca nhiễm COVID-19 tăng vọt trong vài tuần gân đây.

Biến thể mới gây rắc rối ra sao?

Tổ chức WHO đã thách đố nhiều tổ chức khác miêu tả biến thể này là sự lai tạo. Họ cho biết đây là biến thể nhỏ xuất phát từ biến thể Ấn Độ.

Maria Van Kerkhove, một nhà dịch tể học của WHO cho biết: “Biến thể này được phát hiện ở Việt Nam và Bộ Y tế Việt Nam cho biết đây là biến thể B.1.617.2. Chúng tôi biết biến thể B.1.617.2 có thể xóa protein gai. Đây là sự lai tạo nhưng đây chính là sự đột biến”.

Bà Van Kerkhove nhấn mạnh biến thể Ấn Độ có khả năng lây nhiễm mạnh hơn và tổ chức WHO sẽ sớm cung cấp thêm thông tin về biến thể này. [/DAP]

Trọng Dy (dịch)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X