Hotline 24/7
08983-08983

Người trẻ bị tiểu đường, biến chứng võng mạc và thoái hóa hoàng điểm sớm hơn, nặng hơn

Dưới đây là những chia sẻ của ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trong việc điều trị và phòng ngừa biến chứng võng mạc trên người bệnh tiểu đường.

1. Vì sao người trẻ bị tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh lý võng mạc, thoái hóa hoàng điểm xảy ra sớm hơn và nhanh hơn?

Bệnh nhân được chẩn đoán bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa. Trong những trường hợp này, nguy cơ bệnh lý võng mạc hay thoái hóa hoàng điểm có xảy ra sớm hơn và nhanh hơn?

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Khi phát hiện tiểu đường không có nghĩa là người đó vừa mắc bệnh tiểu đường mà thông thường đã bị trước đó nhiều năm. Người Việt Nam rất lâu mới đi kiểm tra sức khỏe một lần và tình cờ phát hiện đường huyết quá cao. Đặc biệt là người trẻ thường chủ quan nghĩ rằng mình còn trẻ, khỏe, không có bệnh. Đến khi phát hiện bệnh thì đã bị trước đó 3 năm, 5 năm, thậm chí 10 năm và bệnh võng mạc tiểu đường đã bắt đầu ảnh hưởng.

Người trẻ có nguy cơ bệnh võng mạc tiểu đường sớm hơn và diễn tiến nặng hơn, nhanh hơn. Vì vậy người trẻ khi bị tiểu đường phải đặc biệt lưu ý khám mắt thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa mắt. Sau khi khám lần đầu tiên có thể bác sĩ sẽ hẹn 6 tháng hoặc 1 năm để bác sĩ theo dõi và điều trị đúng và kịp thời.

2. Có các phương pháp nào để điều trị bệnh lý võng mạc và thoái hóa hoàng điểm?

Các phương pháp điều trị bệnh lý võng mạc và thoái hóa hoàng điểm?

- Laser quang đông võng mạc

- Tiêm nội nhãn các thuốc chống tân mạch và các thuốc chống phù hoàng điểm

- Phẫu thuật cắt địch kính và bong võng mạc điều trị các biến chứng muộn ở giai đoạn cuối

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Có 3 cách điều trị võng mạc tiểu đường cơ bản:

- Dùng laser để quang đông võng mạc (hủy vùng võng mạc bị thiếu máu): Mục đích là hạn chế sự xuất hiện của tân mạch (mạch máu mới) hoặc hạn chế phát triển để giảm tình trạng xuất huyết, xuất tiết do các mạch máu quá mỏng, dễ vỡ. Khi điều trị bằng laser cũng sẽ điều trị được phù hoàng điểm.

- Dùng thuốc tiêm vào mắt (tiêm nội nhãn): Có 2 loại thuốc cơ bản là tiêm để ức chế các chất phát triển mạch máu giúp hạn chế sự xuất hiện và phát triển của tân mạch; tiêm để hoàng điểm giảm phù.

- Phẫu thuật cắt pha lê thể (cắt dịch kính) trong các trường hợp: Võng mạc bị pha lê thể, dịch kính xuất huyết rất nhiều, không tan; bệnh nhân bị võng mạc tiểu đường tăng sinh, võng mạc pha lê thể tăng sinh; võng mạc bị co kéo nguy cơ bong võng mạc, thậm chí bong võng mạc; phù hoàng điểm dai dẳng.

3. Có thể làm chậm diễn tiến bệnh võng mạc tiểu đường bằng cách nào?

Một số lưu ý để việc điều trị và phối hợp cùng bác sĩ mang lại hiệu quả tốt nhất?

Đối với bác sĩ việc áp dụng các phương pháp điều trị là công việc hàng ngày, hàng giờ của bác sĩ chuyên khoa mắt. Đối với các bệnh nhân khi áp dụng những phương pháp để điều trị bệnh lý võng mạc bệnh nhân thường có tâm lý lo lắng. Vậy khi có chỉ định, bác sĩ có lời khuyên, lưu ý nào dành cho mọi người trong việc điều trị và phối hợp cùng bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất?

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Khi đến với bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị võng mạc tiểu đường không phải là ngày một, ngày hai mà cần một quá trình.

- Nếu tiêm thuốc phải tiêm hằng tháng cho đến khi võng mạc ổn định mới giãn thời gian tiêm nhưng bệnh nhân phải hợp tác với bác sĩ. Trước khi tiêm thuốc sẽ nhỏ thuốc tê 3 lần đến khi hết cảm giác, sau đó sẽ tiêm thuốc và không thấy đau, chỉ có cảm giác hơi tức mắt, đau nhẹ.

- Khi laser sẽ hơi đau, tức mắt nếu có sự hợp tác tốt giữa 2 bên việc laser sẽ diễn ra rất nhanh khoảng 5 - 15 phút.

- Trước khi phẫu thuật đáy mắt, võng mạc, dịch kính bệnh nhân sẽ được tiền mê, trước đó sẽ tiêm thuốc tê để hoàn toàn không còn cảm giác, mắt không liếc, nên quá trình thực hiện sẽ không đau.

- Trước khi thực hiện sẽ dành 5 - 10 phút để cùng người bệnh trò chuyện, giải thích về tình trạng của bệnh nhân, đang cần gì, thực hiện trong bao lâu, hiệu quả như thế nào, có vấn đề nào sẽ xảy ra để người bệnh yên tâm cùng phối hợp với bác sĩ để hiệu quả được tốt nhất.

4. Lưu ý gì khi sử dụng thuốc Tebonin EGb 761 120mg?

Xu hướng trên thế giới cũng như tại Việt Nam, những sản phẩm với thành phần chiết xuất từ thảo dược, nhất là khi được công bố với những chứng cứ y học lâm sàng rõ ràng, khoa học và uy tín, là xu hướng được lựa chọn. Trong việc điều trị bệnh lý võng mạc tiểu đường, thoái hóa hoàng điểm, Thuốc Tebonin EGb 761 120mg có chỉ định được trên bệnh lý này, BS có thể chia sẻ thêm về kinh nghiệm sử dụng thuốc này?

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Khi bệnh võng mạc tiểu đường sẽ thiếu máu ở võng mạc. Ngoài các phương pháp điều trị như laser, thuốc tiêm nội nhãn, phẫu thuật thì những sản phẩm tăng khả năng tưới máu, lưu thông máu đến não và mắt sẽ được chỉ định giúp hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị.

5. Tebonin có thành phần nào để điều trị bệnh võng mạc đái tháo đường?

Thưa BS, đối với Tebonin có thành phần gì giúp điều trị bệnh võng mạc do đái tháo đường?

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Tebonin thuộc nhóm Ginkgo biloba, được sản xuất từ cao khô của lá bạch quả. Thành phần chứa 2 chất quan trọng là flavonoid và terpenoid có tác dụng chống oxi hóa, giãn mạch. Từ đó làm tăng lưu thông máu đến não và mắt. Tebonin được chỉ định trong những trường hợp bị võng mạc tiểu đường, thiếu máu mục đích tăng lưu thông máu, tăng tưới máu cho võng mạc.

6. Vì sao khi đường huyết tăng cao, mắt lại nhìn mờ hơn?

Thưa BS, mỗi lần đường huyết của tôi tăng cao, tôi lại cảm giác mắt của mình mờ hơn. Triệu chứng này là do đâu, có phải là tôi đã gặp biến chứng hay chỉ do đường huyết?

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Khi đường huyết giao động mắt sẽ mờ, nếu chưa khám mắt thì phải đi khám ngay vì có khả năng võng mạc tiểu đường chưa xảy ra. Tuy nhiên lần khám đầu tiên rất quan trọng để bác sĩ đánh giá liệu đã có bệnh võng mạc tiểu đường trên mắt hay chưa, nếu chưa thì có thể an tâm và một năm đi khám mắt một lần. Trường hợp 50, 60 tuổi thì 2 năm nên đi khám mắt một lần.

7. Khám đáy mắt là gì và việc khám mắt cần được quan tâm như thế nào?

Khám đáy mắt là như thế nào thưa BS? Nếu quan tâm nhiều đến vấn đề sức khỏe nói chung và vấn đề đôi mắt nói riêng thì khi đi khám sức khỏe mắt sẽ được quan tâm như thế nào?

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Với một người thông thường từ độ tuổi thanh niên trở đi nên đi khám mắt một năm một lần. Ngoài kiểm tra chung bác sĩ sẽ phát hiện ra những bất thường, đối với người bị tiểu đường việc khám mắt càng quan trọng.

Bác sĩ mắt là người duy rất thấy rõ các mạch máu trong mắt của người bệnh, các mạch máu này không chỉ phản ánh mạch máu tại mắt mà phản ánh mạch máu tại các cơ quan. Nên khi bệnh võng mạc tiểu đường đã xảy ra, các mạch máu đã bị tổn thương thì nhiều khả năng các cơ quan khác như não, thận, tim có khả năng bị tổn thương. Đặc biệt người bệnh bị võng mạc tiểu đường tăng sinh, khả năng thận đã bị tổn thương và nhiều trường hợp gắn liền với suy thận.

Vì vậy khi khám mắt và biết bệnh võng mạc tiểu đường đã xảy ra bác sĩ sẽ hẹn lịch để tái khám và nhấn mạch khả năng các cơ quan khác đã bị biến chứng. Việc khám mắt đối với người bị tiểu đường cực kỳ quan trọng.

8. Biến chứng võng mạc do đái tháo đường có thể điều trị hết được không?

Thưa BS, đối với biến chứng võng mạc do đái tháo đường có thể điều trị hết được hay không? Hoặc phải làm cách nào để kiểm soát được bệnh?

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Đối với người bị tiểu đường vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát đường huyết sẽ tốt cho bệnh tiểu đường và làm bệnh võng mạc tiểu đường đến muộn hơn, tiến triển chậm hơn. Để kiểm soát được cần phải theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Bác sĩ sẽ theo dõi, điều chỉnh đường huyết bằng những cách như uống thuốc, tiêm thuốc để khống chế đường huyết giảm (HbA1c dưới 7% là tốt nhất).

9. Khám cận thị có kiểm tra được võng mạc không?

Thưa BS, khám võng mạc có phức tạp không? Khi kiểm tra độ cận thị có kiểm tra được võng mạc luôn hay không?

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Một người bị tiểu đường khi khám mắt bác sĩ sẽ nhỏ thuốc giãn đồng tử. Nếu không nhỏ sẽ không nhìn rõ được toàn bộ võng mạc, đặc biệt là vùng hoàng điểm.

Với người bị cận, đặc biệt là những người cận nặng (trên 6 độ) việc kiểm tra võng mạc định kỳ là rất quan trọng. Người bị cận nặng võng mạc sẽ có nguy cơ bị thoái hóa, có thể có những chỗ rách nếu không phát hiện nước sẽ đi xuống bên dưới làm võng mạc bong lên.

Những người cận nặng 6 tháng hoặc 1 năm phải khám mắt một lần. Nên yêu cầu bác sĩ mắt nhỏ giãn đồng tử, kiểm tra võng mạc xem có bị thoái hóa hay rách không nếu có sẽ tiến hành laser hàn lại để tránh bị bong tróc.

Tương tự với những người bị võng mạc tiểu đường khi bác sĩ giãn đồng tử khám sẽ biết bệnh võng mạc tiểu đường đã ảnh hưởng hay chưa. Thậm chí hiện nay chúng ta có những phương tiện hỗ trợ khác như:

- Chụp hình võng mạc (không cần giãn đồng tử) sẽ chụp từng năm và theo dõi.

- Chụp hình cắt lớp võng mạc.

- Chụp OCT sẽ nhìn hoàng điểm rất rõ và nhận thấy hoàng điểm phù, xuất huyết, xuất tiết ngay.

10. Bệnh đái tháo đường có di truyền không?

Thưa BS, nhà em có bệnh tiểu đường di truyền từ bà nội. Cả 6 người con của bà đều mắc tiểu đường và bố em (sinh năm 1965 là con út) cũng bị mắc bệnh cách đây vài tháng. Hiện tại bố em chỉ ăn cơm gạo lức và kiêng vài thực phẩm nên lượng đường trong máu giảm rất nhiều nhưng mắt có xuất hiện vài vệt. BS cho em hỏi, như vậy có bị sao không và có phải là vấn đề của bệnh lý võng mạc đái tháo đường không?

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Nên hỏi bệnh nhân đã bị tiểu đường bao lâu. Nếu sau 10 năm có khả năng đã bị bệnh võng mạc tiểu đường, trường hợp mới bị tiểu đường 1, 2 năm thì chưa.

Tình trạng trên có thể do:

- Dịch kính bình thường trong vắt như lòng trắng trứng, khi lớn tuổi bị thoái hóa sẽ hóa lỏng tạo những chấm, sợi và khả năng đang bị bệnh thoái hóa pha lê thể (thoái hóa dịch kính).

- Tuy nhiên trường hợp bị xuất huyết cũng xuất hiện các vệt như vậy.

Tốt nhất trường hợp này nên khám chuyên khoa mắt. Bác sĩ sẽ khám tất cả, đặc biệt là nhỏ giãn đồng tử (con ngươi giãn rộng ra) để biết đang bị bệnh võng mạc tiểu đường hay bị xuất huyết.

11. Bị tiểu đường 20 năm, mắt vằn đỏ như sợi máu có phải là bệnh võng mạc đái tháo đường không?

Thưa BS, ba em bị tiểu đường 20 năm nay, gần đây trong mắt của ba em có vằn đỏ như sợi máu. Triệu chứng này có phải là bệnh võng mạc đái tháo đường hay không? Nếu em đưa ba đi khám thì nên khám khoa mắt hay khoa nội tiết của tiểu đường?

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Vằn đỏ đó trên tròng trắng là việc bình thường không phải bệnh võng mạc tiểu đường. Võng mạc tiểu đường là tổn thương các mạch máu ở võng mạc (phần đáy của mắt). Trường hợp này khả năng là chỉ tổn thương tròng trắng, trên kết mạc và không nguy hiểm.

Tuy nhiên một người bệnh tiểu đường trên 20 năm, khả năng bị bệnh võng mạc tiểu đường rất cao. Một số trường hợp bị bệnh tiểu đường trên 20 năm nhưng võng mạc không tổn thương do điều trị bệnh tiểu đường tốt, kiểm soát đường huyết tốt, ngoài điều trị thuốc còn kết hợp vận động và chế độ ăn.

12. Loại thuốc uống nào ngăn chặn được biến chứng võng mạc đái tháo đường?

Thưa BS, có thuốc nào uống vào ngăn chặn được biến chứng võng mạc do đái tháo đường hay không? Vì đây là một biến chứng nguy hiểm, đặc biệt làm giảm thị lực, thậm chí gây mù mắt đối với bệnh nhân bị đái tháo đường.

ThS.BS.CK2 Phan Phước Thái Bình trả lời: Hiện nay khoa học chưa có thuốc ngăn chặn bệnh tiểu đường tiến triển thành bệnh võng mạc tiểu đường. Cách tốt nhất là:

- Tuân thủ chế độ thuốc: Sử dụng thuốc kiểm soát đường huyết nhờ vào sự theo dõi sát sao của bác sĩ nội tiết, bác sĩ nội khoa đang điều trị.

- Tuân thủ chế độ vận động theo lời khuyên của bác sĩ.

- Tuân thủ chế độ ăn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X