Người bị tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu nên ăn gì và kiêng gì trong ngày Tết?
Để ăn Tết an toàn và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra, ThS.BS Hoàng Hiệp đã đưa ra lời khuyên về chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường và mỡ máu dịp Tết.
NỘI DUNG TƯ VẤN
Tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu có thể chữa lành tự nhiên?
Thưa BS, bước qua tuổi trung niên và đến khi cao tuổi, hầu hết mọi người có thêm 3 “người bạn đồng hành” đó là tăng huyết áp, đái tháo đường (tiểu đường) và mỡ máu. Và người bệnh thường được khuyên ăn uống kiêng cữ để hỗ trợ cho việc điều trị. Theo BS, việc kiêng cữ này có điểm nào giống với phương pháp để cơ thể tự chữa lành mà BS đang theo đuổi không ạ?
Thường khi chúng ta bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu cao, đi khám sẽ được BS dặn dò là nên kiêng cái này cái kia. Ví dụ: cao huyết áp thì phải kiêng ăn mặn, mắm muối; mỡ máu cao kiêng dầu mỡ, đạm động vật; nếu bị tiểu đường người bệnh thường sẽ được khuyên kiêng đồ ngọt, đường, bánh ngọt, … thức ăn quá ngọt hoặc những trái cây quá ngọt. Sau khi dặn dò kiêng cữ người bệnh vẫn phải uống thuốc theo toa. Đó là những gì mà các bạn vẫn thường theo dõi trên các chương trình liên quan đến tư vấn tiểu đường.
Tuy nhiên, sự khác nhau giữa những chương trình đó và phương pháp chữa lành tự nhiên mà phòng khám Chân Như đang áp dụng là như thế nào?
Chữa lành tự nhiên về cơ bản có điểm giống và có điểm khác:
- Giống: điều chỉnh chế độ ăn uống
- Khác: Điều trị hiện nay không nói rõ cụ thể ăn cái gì, ăn bao nhiêu, không nên ăn cái gì, tránh thực phẩm nào; thiếu đi phương pháp thực hành cụ thể mà chỉ nói chung chung. Khi người bệnh về cầm trên tay toa thuốc và một bọc thuốc, lúc này bệnh nhân sẽ có xu thế là cứ uống thuốc thôi chứ không nhận được sự hướng dẫn cụ thể là sáng ăn gì, trưa ăn gì và buổi tối ăn gì? Điều này rất khó cho người bệnh, người bệnh cũng rất hoang mang và luôn mang trong mình một tâm thái là luôn lo sợ - lo sợ đường lên cao; thậm chí theo nhiều thông tin cho rằng đường lên cao là rất nguy hiểm.
Còn với phương pháp chữa lành tự nhiên thì khác đó là người bệnh sẽ được hướng dẫn thực hành cụ thể, sáng ăn gì, trưa ăn gì, chiều ăn gì. Hướng dẫn cụ thể đường huyết ở mức độ nào thì uống thuốc mức độ nào thì chưa cần uống. Một điểm khác biệt quan trọng của chữa lành tự nhên đó là tư duy điều trị.
Ví dụ:
- Phương pháp chữa tiểu đường hiện nay người bệnh đang trong một tâm thái chữa cầm chừng, sống chung với bệnh, làm sao để kiểm soát chỉ số đường huyết xuống.
- Với chữa lành tự nhiên không chỉ kiểm soát chỉ số đường huyết mà cái quan trọng nhất đó là hồi phục năng lượng chuyển hóa cơ thể. Cơ thể chúng ta có một năng lực đó là chuyển hóa năng lượng cơ thể. Khi năng lực chuyển hóa đó bị giảm đi thì chúng ta bị rối loạn (đường huyết, mỡ máu cao) chúng ta tập trung vào khôi phục năng lực tự chuyển hóa/ chữa lành đó thì sau đó mọi thứ sẽ về bình thường
Đây là điểm khác biệt mấu chốt trong triết lý điều trị của 2 phương pháp.
ThS.BS Hoàng Hiệp - Nguyên Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tim Lồng ngực mạch máu - Bệnh viện Nhân dân 115, người sáng lập phòng khám Chân Như, áp dụng phương pháp khôi phục khả năng tự chữa lành của cơ thể
Người bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu nên ăn uống sao trong ngày Tết?
Kiêng cữ một khái niệm khá chung chung, nên nếu không được dặn dò kỹ thì mỗi người sẽ kiêng theo ý mình. Và khá nhiều người rầu rĩ khi Tết nguyên đán gần kề, với biết bao món ngon mà mình phải nhịn thèm. Cụ thể, theo BS những món sau đây, người có bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu nên thưởng thức những món này ở mức độ thế nào: 1. Món nếp, 2. Món thịt, 3. Món ngâm chua, 4. Các loại hạt khô.
Tết đến sẽ có rất nhiều món ăn truyền thống dân gian với nhiều vị ngon. Trong một không gian gia đình ấm cúng có ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em, … lâu ngày gặp lại nhau thì ít nhiều chúng ta cũng phải uống ít rượu, ít bia và đây là một nhu cầu bình thường của mỗi người. Bởi chúng ta cần phải cho bản thân cảm thấy vui thì bản thân mới khỏe được, và chính niềm vui cũng chính là một bài thuốc – trung tâm năng lượng rất tốt cho cơ thể của chúng ta.
Nếu bạn có kiến thức về ăn uống, dinh dưỡng một chút thì chúng ta sẽ biết cách nào để điều chỉnh chế độ ăn uống có lợi cho cơ thể. Trước khi để trả lời trực tiếp câu hỏi nên ăn gì nhiều, ăn cái gì ít thì chúng ta nên hiểu một vấn đề cơ bản về thức ăn.
Thức ăn là một nguyên liệu để con người tạo ra năng lượng giống như một chiếc xe hơi cần có xăng để tạo ra năng lượng giúp vận hành máy móc động cơ. Cơ thể chúng ta cũng vậy, cũng cần có năng lượng (chính là thức ăn). Cơ thể chúng ta chuyển hóa thức ăn thành năng lượng thì đồng thời cũng có những sản phẩm trung gian tức là chất thải. Ví dụ như xăng 95 thải khói ra môi trường, xăng 92 cũng vậy; nhưng xăng 92 thì thải khói độc hại nhiều chì hơn xăng 95 và thức ăn cũng vậy.
Thức ăn rồi cũng sẽ chuyển thành chất thải; chất thải trong quá trình chuyển hóa thức ăn chính là những gốc tự do: gốc hidro, gốc lưu huỳnh, gốc photpho, … Những gốc tự do này có đặc tính oxy hóa mạnh, gây phản ứng viêm toàn thân mạnh, gây lão hóa nhanh và gây rối loạn chuyển hóa nhanh. Như vậy nếu bạn ăn những thức ăn nào có nhiều gốc chuyển hóa, gốc tự do thì chúng ta sẽ dễ mắc bệnh nếu bạn ăn những thức ăn nào có ít gốc tự do thì chúng ta ít bị bệnh.
- Với nếp: có tình bột, đường, năng lượng nhiều; nếu bạn có bệnh tiểu đường thì nên hạn chế tối đa. Với người cao huyết áp, mỡ máu thì vẫn có thể dùng được.
- Với thịt: thịt thì gồm có bò, heo, gà, trứng, sữa, cá, tép, … nói chung nếu hạn chế được tối đa thì tốt. Tết là những ngày vui chúng ta cũng nên ăn một ít; thế những nếu kiểm soát được đường huyết, mỡ máu ổn định thì vẫn có thể ăn một tí, không sao. Cần ăn với ý thức cẩn trọng và có thể kèm theo những năng lượng đạm thực vật để ít lại gốc tự do đi. Vì chúng ta ăn đạm động vật thì về nguyên tắc sẽ sản xuất ra nhiều gốc tự do hơn là đạm thực vật. Hoặc nếu ăn đạm từ cá thì sẽ sản xuất ít gốc tự do hơn là từ bò, heo, gà, trứng, sữa. Cũng là đạm thì bạn nên lựa chọn loại nào ít gốc tự do để đỡ gây viêm toàn thân. Vẫn có thể ăn, tuy nhiên vẫn là tùy vào cơ địa mỗi người và chúng ta không thể áp dụng chung vif không phải ai cũng giống ai.
- Với củ kiệu, dưa hành, đồ lên men, đồ chua: những loại này đều là thực vật bạn có thể ăn được. Tuy nhiên với ai bị đau bao tử (axit dạ dày dư) thì nên cẩn thận, nên ăn lúc bụng no hoặc ăn ít.
- Bánh mứt, kẹo, đồ ngọt: bản chất được làm từ trái cây khô kết hợp với đường tình chế rang/ xào vì thế người tiểu đường nên hạn chế tối đa, nếu không bị tiểu đường thì vẫn có có thể ăn nhưng ăn ít. Nhóm thức ăn này cũng sản xuất ra nhiều gốc tự do, gây rối loạn bộ máy chuyển hóa đường gây tăng đường huyết.
- Hạt dưa, hạt hướng dương: đạm thực vật vì thế mọi người đều có thể sử dụng được.
Bị tăng huyết áp, tiểu đường, mỡ máu có được uống rượu bia không?
Tết thì rượu bia, nước ngọt nhiều, đến nhà nào cũng được mời uống. Vậy người bệnh có thể uống với lượng như thế nào, hay nhất định xin ly nước lọc ạ?
Bia, rượu, chất kích thích, café, chè xanh, … được xếp vào nhóm thức ăn chứ không phải nước uống; nếu là nước uống thì đơn thuần chỉ là nước lọc (vì nước lọc thì cơ thể chúng ta sẽ nhận diện là nước uống).
Thức ăn được chia thành 2 nhóm: thức ăn gây bệnh, thức ăn chữa bệnh; quan trọng là mọi người cần hiểu điều này: bạn vẫn có thể ăn ít miễn là cơ thể (năng lực) có khả năng chuyển hóa được. Tôi đơn cử như trẻ con, chúng ăn gì cũng khỏe là bởi khả năng chuyển hóa của cơ thể chúng rất tốt; điều này không có nghĩa là những thức ăn hàng ngày của chúng đều tốt nhưng vì năng lực chuyển hóa thức ăn của cơ thể tốt thế nên trẻ con ăn gì vẫn khỏe, vẫn chạy chơi vui đùa học tập. Thế nhưng ở người già lại khác, bộ máy chuyển hóa đã yếu đi rồi; người trung niên thì có thể khỏe hơn người già một tí nhưng vẫn không bằng trẻ con.
Quan trọng nhất vẫn là năng lực chuyển hóa thức ăn của mỗi người ở mức nào để chúng ta ăn uống vừa phải tùy vào trường hợp của từng người. Tuy nhiên mọi người vẫn có thể an tâm vui vẻ chứ cũng không đến nỗi phải quá sợ hãi, khi quá sợ hãi quá kiêng khem đôi khi cũng tạo ra stress và stress thì lại là nguyên nhân góp phần làm tăng đường huyết.
Người bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu cần tránh các chuyến đi dài?
Nếu người bệnh huyết áp, tiểu đường, mỡ máu thực hiện chuyến đi dài ngày như về quê, du lịch thì họ cần làm gì để đảm bảo sức khỏe của mình? Và với tình trạng sức khỏe nào thì nên tránh chuyến đi dài?
Lưu ý quan trọng nhất của những người mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp, mỡ máu mà khi về quê là cần đảm bảo được cơ thể mình ở trạng thái ổn định, kiểm soát được tất cả các thông số của bệnh. Chúng ta đã mắc bệnh lâu vì thế bạn có thời gian kiểm soát và sống chung với nó, nên hiểu và kiểm soát bệnh tốt bằng chế độ ăn, khi nào thì nên uống thuốc; cần để giành một ít thuốc men bên người lỡ nếu chỉ số có lên đột ngột thì chúng ta có thuốc để dùng ngay.
Nếu bạn bị cao huyết áp mà muốn đi xa thì nên mua một cái máy đo huyết áp, với người bệnh đái tháo đường thì nên mua một cái máy bấm đường. Điều quan trọng nhất cần trang bị là sự hiểu biết về căn bệnh của mình, biết được khi nào dùng thuốc và khi nào không. Khi bạn đã hiểu rõ thức ăn nào nên ăn và ngược lại thì dù có đi xa đến đâu bạn vẫn có thể áp dụng và giữ được nguyên tắc đó.
Với những bệnh nhân tình trạng bệnh không ổn định ví dụ như huyết áp lên xuống thất thường; đường huyết còn quá cao thậm chí có đôi lúc bị tụt đường do chích thuốc quá liều; mỡ máu quá cao, Triglyceride quá cao trên 500mg/dL thì nên hạn chế những chuyến đi xa. Nếu bạn chưa thể kiểm soát được bệnh thì nên ở nhà khi nào xử lý xong rồi đi vẫn không sao.
Làm sao để ăn Tết vui khi có bệnh trong người?
Trong những ngày Tết, người bệnh có cần theo dõi huyết áp và bấm đường huyết mỗi ngày không, thưa BS?
Việc kiểm soát theo dõi huyết áp, đường huyết,… là việc bản thân mỗi người bệnh phải làm mỗi ngày. Nếu bạn không điều trị theo phương pháo tự nhiên thì nên giảm bớt đi lâu lâu đo các chỉ số cũng được; nếu điều trị theo phương pháp chữa lành tự nhiên thì giai đoạn đầu chúng ta cần nắm được quy luật của cao huyết áp, sau đó điều chỉnh chế độ ăn uống; nếu thấy huyết áp không còn cao nữa thì nên giảm dần thuốc hoặc ngưng thuốc luôn.
Thật ra dù tết hay không thì chúng ta vẫn phải làm các bước như thế.
Theo BS quan sát người đang áp dụng phương pháp tự chữa lành, họ có lo lắng về việc ăn Tết không, ạ?
Với những ngườu ban đầu mới tiếp cận phương pháp chữa lãnh tự nhiên khi BS yêu cầu ăm ăn rau, quả, thực vật, trái cây, đạu hạt,… khiến rất nhiều người bối rối. Quan trọng nhất vẫn là đặt ra mục tiêu cho bản thân như thế nào; sau đó là tìm cách nào để giải quyết vấn đề.
Cuối cùng bạn cần quyết định mình phải trả giá ở mức nào để đạt được mục tiêu đưa ra, ví dụ: bỏ thuốc uống; liệu bạn có quyết tâm trả bằng mọi giá để đạt mục tiêu mình đặt ra. Nếu bạn cứ 50/50 điều gì cũng muốn thì cuối cùng vẫn không đạt được mục tiêu của mình.
Lời khuyên của BS Hoàng Hiệp: những người có huyết áp, tiểu đường, mỡ máu nên ăn Tết thế nào để vui mà vẫn khỏe
Tết là một dịp rất đặc biệt trong năm, ai cũng muốn vui vì mọi người đã thay đổi công việc hàng ngày để trở về quê hương quây quần bên gia đình. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều những mối lo, lo kiếm tiền trang trải mua sắm tết, trang trải nợ nần hết trong năm vì thế mọi người đang rất lo. Quan trọng nhất là mọi người làm sao có sức khỏe có thu nhập tốt. Vui có nhiều điều ngoài ăn uống ví dụ như: gặp gỡ bạn bè, xem một bộ phim hay, hoặc đi đâu đó du lịch,… tùy vào mỗi người.
Bạn nên nhớ vui là trung tâm năng lượng số 4 trong 7 trung tâm năng lượng của chúng ta; nên biết cách ăn uống khoa học, hợp lý. Nên trang bị cho mình một kiến thức hiểu biết đúng để có một cái tết trọn vẹn.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình