Hotline 24/7
08983-08983

Người bệnh đái tháo đường trong đại dịch COVID-19 cần lưu ý gì để tránh biến chứng, giảm nguy cơ nhập viện?

Đại dịch COVID-19 khiến xã hội phải giãn cách, điều này gây ảnh hưởng lớn đến quá trình chăm sóc, điều trị của người bệnh đái tháo đường. Vậy làm thế nào để giảm thiểu khả năng xảy ra biến chứng? Cần tập luyện - ăn uống ra sao để cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh mắc bệnh COVID-19? Thắc mắc này đã được PGS.TS Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch Liên chi hội Đái Tháo Đường - Nội tiết TPHCM giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Những khó khăn, thuận lợi trong việc chăm sóc, điều trị bệnh đái tháo đường trong đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 đã diễn ra đến năm thứ 2, theo PGS quan sát, công tác điều trị cho người bệnh đái tháo đường trong thời gian qua có gặp những khó khăn, thuận lợi gì ạ? Trong đó, số người nhập viện vì hạ đường huyết, tăng đường huyết quá mức hay biến chứng có gia tăng không ạ?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Đợt dịch lần này tại Việt Nam đã bùng phát rất nhanh chóng, số người bị nhiễm bệnh nhiều, số người tử vong cũng nhiều và thời gian giãn cách xã hội cũng triệt để hơn các lần khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng điều trị các bệnh mạn tính không lây, trong đó có bệnh đái tháo đường (tiểu đường).

Khi tình hình dịch bệnh phức tạp, Nhà nước cũng có một số động thái như BHYT, gia tăng thời gian phát thuốc từ 1 tháng lên đến 2 hoặc 3 tháng.

Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề, thử thách đối với bệnh nhân đái tháo đường trong thời kỳ này. Ví dụ, ở một số bệnh viện tuyến cuối, số người nhập viện do các biến chứng của tiểu đường như tăng đường huyết, hạ đường huyết và nhiễm trùng bàn chân nặng có gia tăng, nhất là ở những người già neo đơn thiếu người chăm sóc, hoặc thậm chỉ nguồn kinh tế hạn chế, không đủ điều kiện để mua thuốc đầy đủ uống.

Ngoài ra, ở một số bệnh viện khác, số người nhập viện vì các biến chứng của đái tháo đường không tăng nhưng số người nhập viện vì nhiễm trùng bàn chân nặng lại gia tăng. Đây là một tín hiệu khiến chúng ta phải suy nghĩ, bởi có thể khi bệnh nhân bị những biến chứng nhẹ hay vết thương nhẹ ở bàn chân nhưng chần chừ không dám đến bệnh viện vì sợ bị lây nhiễm COVID-19.

Ngoài ra, có thể trong khoảng thời gian giãn cách triệt để này khiến người bệnh không thể đến được bệnh viện, dẫn đến việc tự ý dùng những loại thuốc không phải dùng để điều trị bệnh tiểu đường mà chỉ là thực phẩm chức năng. Việc này vô tình làm người bệnh bị tăng đường huyết, từ một vết thương nhỏ của bàn chân cũng có thể trở nên nhiễm trùng rất nặng dẫn đến phải nhập viện.

Bên cạnh đó còn có những trường hợp không nhỏ bệnh nhân đái tháo đường được theo dõi tại bệnh viện tư hoặc phòng khám tư. Tuy nhiên, hiện nay một số bệnh viện và phòng khám tư phải đóng cửa; hoặc có bệnh nhân F0 đến khám; hoặc những cơ sở này chuyển đổi công năng, và các bác sĩ tư được điều động đi chống dịch; hoặc những cơ sở tư không đủ điều kiện để vừa khám chữa bệnh thông thường, vừa khám chữa bệnh COVID-19… nên có một số bệnh nhân đái tháo đường khi có bệnh hay có vấn đề sức khỏe rất khó tìm được nơi để được khám và điều trị đầy đủ như trước thời kỳ đại dịch bùng nổ.

Ngoài ra, một bộ phận bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc được chỉ định quá không cần thiết. Ví dụ, bệnh nhân chỉ đau họng nhẹ lại dùng thuốc corticoid với liều cao khiến đường huyết tăng lên rất nhanh, làm cho những vết thương ở bàn chân từ nhẹ trở nặng, thậm chí bùng phát cả bệnh lao tiềm ẩn. Đó là những thử thách kể cả bệnh nhân đái tháo đường và bác sĩ đang phải đối mặt.

2. Người bệnh đái tháo đường cần lưu ý gì khi khám online?

Trong thời gian giãn cách xã hội, có rất nhiều BS tham gia tư vấn khám online cho bệnh nhân, trong đó có bệnh đái tháo đường. Theo PGS, việc khám online cho người bệnh đái tháo đường cần lưu ý điều gì để đảm bảo hiệu quả?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Việc khám online này là đối với tất cả các bệnh mạn tính, không chỉ riêng bệnh đái tháo đường đều được các bác sĩ thực hiện thường xuyên trong thời gian dịch bệnh hiện.

Việc chăm sóc online chủ yếu là dùng điện thoại thông minh, vì vậy bác sĩ và bệnh nhân có thể giao lưu trực tiếp với nhau. Điều trị đái tháo đường được điều trị theo phác đồ, do đó những trường hợp bệnh nhân thường được theo dõi bởi các bác sĩ, bệnh viện có thể dựa vào toa thuốc bệnh nhân đang dùng hoặc dựa vào xét nghiệm có thể làm được để đưa ra lời khuyên hữu ích trong thời gian không thể đi khám bệnh vì dịch.

Tuy nhiên, đôi khi có những người già neo đơn, hoặc họ không biết cách sử dụng điện thoại thông minh thì việc khám bệnh từ xa rất hạn chế. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nói rõ cho bác sĩ tình hình ăn uống và luyện tập như thế nào. Bởi vì việc ăn uống giữ vai trong rất quan trọng, ảnh hưởng mật thiết đến đường huyết. Ví dụ nếu bệnh nhân dùng mật ong hay đường phèn, những loại đường hấp thu nhanh, thì rất dễ làm tăng đường huyết. Nếu bệnh nhân nói rõ cho bác sĩ biết thì chỉ cần hạn chế dùng những thực phẩm đó thôi thì đường huyết đã có thể giảm. Từ đó, ăn uống, luyện tập trở lại cho đúng chỉ dẫn thì đường huyết sẽ từ từ ổn định.

Tóm lại, bệnh nhân cần hợp tác với bác sĩ, chủ động nói tất cả các sinh hoạt của mình để bác sĩ quyết định. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị đái tháo đường mới được phát hiện, nên được khám và hướng dẫn từ bệnh viện, có như vậy mới nhận được sự chỉ dẫn về ăn uống luyện tập, đánh giá toàn diện, điều này khó lòng thực hiện tốt khi khám online. Vì vậy, bệnh nhân cũng nên tìm những bệnh viện nào gần nơi mình ở, hoặc những bệnh viện nào vẫn còn phòng khám khám cho bệnh nhân đái tháo đường để có lời khuyên tốt nhất.

Cũng chính vì thế, Hội Y học TPHCM đã mở một kênh tư vấn theo chuyên khoa, trong đó có tư vấn theo chuyên khoa đái tháo đường, với số tổng đài là 1022. Người dân có thể gọi vào số tổng đài để được nhận lời khuyên. Tuy nhiên, nếu người dân bị đái tháo đường mới bị phát hiện thì tốt nhất nên gặp bác sĩ.

3. Không mua được máy thử đường huyết tại nhà, người bệnh đái tháo đường theo dõi sức khỏe bằng cách nào?

Trường hợp người bệnh chưa mua được máy thử đường huyết tại nhà thì việc theo dõi bệnh đái tháo đường trong thời gian giãn cách xã hội phải tiến hành như thế nào, thưa PGS?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, việc theo dõi đường huyết rất quan trọng. Nếu bệnh nhân không mua được máy thử đường huyết tại nhà vì những lý do khác nhau thì tốt nhất nên đến một cơ sở y tế gần đó để đo ít nhất một mẫu đường huyết khi đói, tốt hơn nữa là đo đường huyết sau khi ăn cách đó 2 giờ. Qua đó giúp các bác sĩ có được khái niệm về dung mạo của đường huyết này.

Với trường hợp bệnh nhân không thể ra khỏi nhà do giãn cách xã hội và cũng không có máy thử đường huyết tại nhà thì chỉ có một cách là nếu đang điều trị thì nên tiếp xúc với bác sĩ, theo dõi kỹ uống thuốc đúng giờ, đầy đủ, ăn uống và luyện tập đúng theo chỉ dẫn. Đồng thời theo dõi những dấu hiệu như: không có cảm giác mệt mỏi, không chán ăn, không uống nhiều, tiểu nhiều… tức là chưa có triệu chứng gì nặng của tăng đường huyết. Ăn đúng bữa sẽ giảm được nguy cơ hạ đường huyết. Và điều quan trọng nhất là tôn trọng nguyên tắc 5K để không bị nhiễm SARS-CoV-2. Bởi vì nếu người bệnh đái tháo đường mắc COVID-19 thì tình trạng bệnh sẽ rắc rối hơn rất nhiều.

4. Trì hoãn xét nghiệm HbA1c, liệu có gây ảnh hưởng cho người bệnh đái tháo đường?

Với những người cần kiểm tra chỉ số HbA1c nhưng vì giãn cách, chưa xét nghiệm được thì việc trì hoãn làm xét nghiệm này có ảnh hưởng gì không ạ?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Trên nguyên tắc, chỉ số HbA1c cho chúng ta biết dung mạo ổn định đường huyết trong thời gian 3 tháng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có máy thử đường huyết tại nhà thì chúng ta có thể thay thế HbA1c trong giai đoạn giãn cách triệt để như thế này bằng cách đo đường huyết đói, đường huyết 2 giờ sau khi ăn bắt đầu ăn và đường huyết trước khi đi ngủ. Như vậy, chúng ta có thể biết đường huyết biến đổi như thế nào và bác sĩ có thể nhìn vào kết quả đó để ước đoán HbA1c là bao nhiêu.

Đối với đái tháo đường type 2, không cần phải đo mỗi ngày mà có thể đo 2 lần/tuần. Nếu người dân sợ hết que thử, không thể theo dõi tiếp khi thời gian giãn cách còn dài thì chúng ta có thể thử 1 lần/tuần, cộng với những triệu chứng lâm sàng như đã trình bày ở trên, đồng thời ăn uống đúng giờ để tránh những cơn tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết.

5. Người bệnh đái tháo đường cần quan tâm các chỉ số sức khỏe nào khi theo dõi tại nhà?

Ngoài chỉ số đường huyết, người bệnh đái tháo đường còn cần phải quan tâm đến những chỉ số gì khi tự theo dõi sức khỏe tại nhà, thưa PGS?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Nếu người dân đang tự theo dõi bệnh đái tháo đường tại nhà, ngoài chỉ số đường huyết, nên theo dõi cả huyết áp. Vì có đến 70 - 90% bệnh nhân đái tháo đường mắc kèm theo tăng huyết áp. Nếu đường huyết và huyết áp ổn định thì tốt. Còn mỡ máu thì phải xét nghiệm, nếu người dân không đi xét nghiệm được thì có thể chờ thời gian sau giãn cách.

Bệnh nhân cũng nên lắng nghe cơ thể của mình. Nếu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, uống nhiều, tiểu nhiều thì chúng ta nên cân xem có bị sụt cân nhanh hay không. Ví dụ trong vòng 1 - 2 ngày mà chúng ta thấy giảm 1 - 2kg thì lúc này tình trạng đã nghiêm trọng, người dân cần liên hệ ngay đến bác sĩ hoặc các kênh tư vấn sức khỏe, hoặc tìm những bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa về đái tháo đường để được hướng dẫn.

6. Làm sao hạn chế biến chứng cho người bệnh đái tháo đường trong thời gian giãn cách?

Nhiều người bệnh cũng lo ngại là việc không tái khám thường xuyên như trước có thể khiến cho các biến chứng thần kinh tiến triển nhanh hơn. Xin PGS đưa ra giải pháp làm sao hạn chế biến chứng cho người bệnh đái tháo đường trong thời gian giãn cách?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Biến chứng của bệnh đái tháo đường liên quan rất mật thiết tới mức đường huyết. Khi điều trị bệnh đái tháo đường thì những chỉ số như đường huyết, huyết áp rất quan trọng. Nếu bệnh nhân có đường huyết ổn định, huyết áp nằm trong giới hạn chấp nhận được, mỡ máu bình thường thì khả năng bị biến chứng rất thấp, hoặc rất chậm.

Tuy nhiên, trong điều trị bệnh đái tháo đường, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, thì chúng ta cũng cần phải nâng cao sức đề kháng của mình, nói cách khác là nâng cao khả năng miễn dịch. Theo đó, để nâng cao khả năng miễn dịch, có những phương pháp vừa giúp ổn định đường huyết, cũng vừa nâng cao khả năng miễn dịch đó là luyện tập, ăn uống đúng cách và ngủ đủ giấc.

1. Luyện tập: Nhiều bệnh nhân cho rằng trong thời gian giãn cách như thế này, khó có thể ra đường nên không thể luyện tập được. Tuy nhiên, có những bài tập tại nhà rất hiệu quả như:

Đối với người trẻ: có thể gập bụng, tập tạ nhẹ, cúi mình để tập bụng hoặc nhảy tại chỗ, thậm chí là leo lầu. Ngoài ra, còn có thể nhảy dây, nhảy theo điệu nhạc hoặc làm việc nhà (nấu ăn, giặt giũ, làm vườn…). Tất cả các phương pháp này đều có thể thực hiện ở ngay trong nhà mà không cần phải ra ngoài đường và cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ổn định đường huyết.

Đối với người già: dĩ nhiên người già không thể luyện tập như người trẻ được, vì vậy có những phương pháp để tăng cường miễn dịch cho người già như:

- Ngồi tại ghế và đưa tay ra trước, sau đó đứng lên rồi ngồi xuống.

- Chống đẩy dựa vào tường.

- Có thể leo lầu, nhưng phải vịn tay vào thành cầu thang và đi lên đi xuống cho đến khi mệt thì nghỉ.

- Ngoài ra, những người già có thể tập bằng tạ nhỏ (0,5kg), nếu không có tạ thì người dân có thể đổ đầy chai nước 500ml để thay thế luyện tập. Thực hiện các động tác bằng cách đưa tạ lên ngang tầm vai rồi đưa xuống. Thường chúng ta có thể đếm đến 100 nhịp, sau đó nghỉ 20 nhịp đếm rồi lại, tiếp tục cho đến khi mệt thì ngưng.

Tóm lại, đây là những bài tập không quá sức, nếu luyện tập đều đặn sẽ giúp đường huyết đi vào trong tế bào rất tốt.

Những bài tập người bệnh đái tháo đường có thể thực hiện tại nhà

2. Ăn uống đúng cách:

Một điều quan trọng nữa đó là chính là ăn uống đúng cách. Theo đó, người dân có thể dựa theo cấu trúc 1 bữa ăn của bệnh nhân đái tháo đường như sau:

Nếu hình dung một bữa ăn trên 1 đĩa có đường kính 20cm, thì một nửa phần phải là các loại rau (khoảng 2 lòng bàn tay), còn lượng đạm thì vừa lòng bàn tay, với tinh bột thì vừa một nắm tay của chính bạn.

Lưu ý là chúng ta nên chọn những loại tinh bột hoặc đường phức hấp thu chậm (ví dụ: gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch). Bắp và khoai lang cũng thuộc dạng tinh bột, nên nếu người đái tháo đường ăn 1 trái bắp mỹ sẽ tương đương với 1 chén cơm, vì vậy không nên ăn một chén cơm rồi ăn bắp sẽ làm lượng đường tăng lên rất nhiều.

Với trái cây thì một ngày chỉ ăn được một phần bằng nắm tay của chúng ta thôi. Bên cạnh đó, nên uống đủ nước để thanh lọc cơ thể. Theo đó, lượng nước mỗi ngày trung bình đối với một người lớn không bị suy thận, suy gan là khoảng 1,5 - 2 lít.

3. Ngủ đủ giấc:

Bệnh nhân nên ngủ đủ giấc ít nhất từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, có thể từ 21 hoặc 22 giờ đến 5 hoặc 6 giờ sáng. Giấc ngủ giúp hồi phục hệ miễn dịch của chúng ta, vì vậy tất cả hành động đã nêu ở những phần trên, ngoài việc giúp ổn định đường huyết, còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống chọi với những bệnh nhiễm, trong đó có bị nhiễm virus.

4. Chăm sóc bàn chân:

Ngoài ra, do tình trạng nhiễm trùng bàn chân nặng nhập viện rất nhiều nên chúng ta không nên quên chăm sóc bàn chân:

  • Không đi chân đất.
  • Ổn định đường huyết thật tốt vì khi đường huyết tốt, dù chúng ta có bị một vết thương nhỏ ở chân thì vẫn sẽ khỏi như người bình thường.
  • Mỗi tối nên kiểm tra xem bàn chân có bị trầy xước gì hay không và xử lý ngay. Nếu có thể, hãy gọi đến những kênh tư vấn.
  • Rửa chân bằng xà phòng thật kỹ bằng khăn ấm.
  • Khi cắt móng tay, móng chân thì dùng kìm bấm và không cắt vào khoé móng.

Những lưu ý khi chăm sóc bàn chân đái tháo đường

Đó là tất cả các động thái ngoài thuốc mà chúng ta có thể thực hiện để ổn định được đường huyết. Khi đường huyết được ổn định và nâng được sức đề kháng cho cơ thể thì biến chứng sẽ rất chậm xuất hiện hoặc thậm chí là không xuất hiện.

7. Bữa ăn ít rau xanh, nhiều củ quả, ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe người bệnh đái tháo đường?

Trong thời gian giãn cách, một số người bệnh đái tháo đường gặp khó khăn khi mua rau xanh. Thay vào đó, bữa ăn lại có nhiều củ quả (là những loại dễ lưu trữ dài ngày), điều này có ảnh hưởng thế đến sức khỏe người bệnh không ạ?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Như chúng ta đã biết, nếu ăn củ nhiều sẽ khiến lượng đường tăng. Vì vậy, trong cách ăn uống, lượng củ cần phải giới hạn và tăng cường chất xơ. Bởi vì các loại chất xơ và rau xanh ngoài chuyện giúp làm chậm hấp thu các loại tinh bột, đường không tăng đột ngột trong máu, chúng còn làm thay đổi vi sinh vật trong ruột của chúng ta. Và hệ vi sinh vật đó sẽ giúp tiết ra những chất tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, chất xơ rất quan trọng. Nếu không mua được rau xanh thì có thể thay thế bằng yến mạch và các loại đậu, hạt bởi chúng chứa chất xơ rất nhiều.

Người đái tháo đường cũng không nên lầm tưởng uống nhiều nước trái cây là tốt bởi vì trong trái cây mặc dù có sinh tố nhưng khi ăn mới có chất xơ, như vậy mới giúp cho hấp thu tiêu hoá, không tăng đường huyết. Lượng trái cây mỗi ngày nên chỉ bằng nắm tay của bạn thôi và không nên ép thành nước uống. Nếu muốn ép trái cây uống thì chỉ khoảng 100ml, tối đa khoảng 2 trái cam. Nếu chúng ta uống qua nhiều nước trái cây thì đường cũng tăng, không những thế fructose trong trái cây sẽ làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Vì vậy, khi ăn uống, chúng ta phải hiểu thức ăn giúp cho chúng ta những gì và nguyên tắc, điều độ là quan trọng nhất.

8. Chích ngừa COVID-19, bệnh nhân đái tháo đường cần lưu ý gì?

Xin PGS cho biết người bệnh đái tháo đường khi đi chích ngừa COVID-19 cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm ạ? Sau tiêm họ có bị “hành” nhiều hơn không, và cách xử trí cơn sốt, đau đầu, chóng mặt có cần lưu ý gì đặc biệt không ạ?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Dựa trên những tài liệu từ nước ngoài, với những người bị bệnh đái tháo đường thì nên làm những điều sau khi chích ngừa:

Thứ nhất, người đái tháo đường cần được ưu tiên chích ngừa. Bởi vì dù khả năng lây không cao nhưng khi bị bệnh rồi triệu chứng sẽ diễn biến rất xấu.

Nếu đường huyết ổn định thì người bị đái tháo đường cũng sẽ gặp những biến chứng giống như những người không bị đái tháo đường sau khi tiêm vắc xin. Tức là có thể hơi đau nhức ở chỗ chích, sốt nhẹ, mệt mỏi… Đa số những người bị đái tháo đường đều là người già nên phản ứng sau tiêm là rất ít. Tuy nhiên, nếu đường huyết không ổn định, sau khi chích thì lượng đường có thể hơi tăng lên một chút. Với những người hay lo lắng nhiều, sau khi chích có thể huyết áp hơi cao. Nhưng tất cả các phản ứng đều không có gì nghiêm trọng.

Ngày chích thuốc bệnh nhân vẫn phải dùng đúng toa thuốc như đang sử dụng và không nên ngưng bất cứ loại thuốc nào. Trên nguyên tắc, có thể dùng 1 loại thuốc hạ sốt liều nhẹ như viên sủi Efferalgan, Panadol. Tuy nhiên, biểu hiện sốt sẽ không nhiều ở người lớn tuổi nên chỉ cần chườm mát, nằm nghỉ và uống nước đầy đủ. Bởi vì người bị đái tháo đường đã uống rất nhiều thuốc, nên hạn sử dụng thuốc liều cao quá mức cần thiết.

9. Những thói quen cần duy trì để bảo vệ người đái tháo đường trong mùa dịch COVID-19

Nhờ PGS đưa ra những thói quen người bệnh đái tháo đường cần duy trì, và thói quen cần tránh để bảo vệ bản thân trong thời gian giãn cách xã hội?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Đái tháo đường là bệnh mà chúng ta cần phải chăm sóc và điều trị suốt đời. Vì vậy, dù có dịch COVID-19 hay không thì chúng ta vẫn phải chăm sóc.

  • Khi có dịch thì việc đầu tiên chúng ta phải thực hiện là làm sao để không bị nhiễm virus. Vì vậy, cần tuân thủ nguyên tắc 5K để bảo vệ không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho cả gia đình.
  • Nên bỏ thuốc lá, rượu bia vì đã có những nghiên cứu chứng minh hút thuốc lá, uống rượu bia làm giảm khả năng miễn dịch đối với các bệnh nhiễm.
  • Phải chăm sóc bàn chân để không đến mức phải nhập viện.
  • Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.
  • Luyện tập thể lực đều đặn.
  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa ăn, theo đúng chỉ dẫn về dinh dưỡng.
  • Uống đủ nước.
  • Uống, tiêm thuốc đầy đủ, đúng giờ. Không tự ý ngưng thuốc.
  • Không sử dụng các sản phẩm được quảng cáo là chữa khỏi bệnh đái tháo đường. Bởi vì cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy có thuốc có thể chữa khỏi bệnh đái tháo đường.

Trân trọng cảm ơn Hội Y học TPHCM và PGS.TS Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch Liên chi hội Đái Tháo Đường - Nội tiết TPHCM đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này.

THEO DÕI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRONG THỜI GIAN GIÃN CÁCH XÃ HỘI

Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, thời gian giãn cách xã hội không chỉ ảnh hưởng lớn đến quá trình chăm sóc, điều trị, mà đây còn là đối tượng dễ dẫn đến biến chứng nặng nếu mắc COVID-19. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này, người dân cần theo dõi bệnh nhân đái tháo đường ra sao? Thắc mắc này sẽ được PGS.TS Nguyễn Thy Khuê - Chủ tịch Liên chi hội Đái Tháo Đường - Nội tiết TPHCM giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Đại dịch COVID-19 đã diễn ra đến năm thứ 2, theo PGS quan sát, công tác điều trị cho người bệnh đái tháo đường trong thời gian qua có gặp những khó khăn, thuận lợi gì ạ? Trong đó, số người nhập viện vì hạ đường huyết, tăng đường huyết quá mức hay biến chứng có gia tăng không ạ?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Đợt dịch lần này tại Việt Nam đã bùng phát rất nhanh chóng, số người bị nhiễm bệnh nhiều, số người tử vong cũng nhiều và thời gian giãn cách xã hội cũng triệt để hơn các lần khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng điều trị các bệnh mạn tính không lây, trong đó có bệnh đái tháo đường (tiểu đường).

Khi tình hình dịch bệnh phức tạp, Nhà nước cũng có một số động thái như BHYT, gia tăng thời gian phát thuốc từ 1 tháng lên đến 2 hoặc 3 tháng.

Tuy nhiên, cũng có một số vấn đề, thử thách đối với bệnh nhân đái tháo đường trong thời kỳ này. Ví dụ, ở một số bệnh viện tuyến cuối, số người nhập viện do các biến chứng của tiểu đường như tăng đường huyết, hạ đường huyết và nhiễm trùng bàn chân nặng có gia tăng, nhất là ở những người già neo đơn thiếu người chăm sóc, hoặc thậm chỉ nguồn kinh tế hạn chế, không đủ điều kiện để mua thuốc đầy đủ uống.

Ngoài ra, ở một số bệnh viện khác, số người nhập viện vì các biến chứng của đái tháo đường không tăng nhưng số người nhập viện vì nhiễm trùng bàn chân nặng lại gia tăng. Đây là một tín hiệu khiến chúng ta phải suy nghĩ, bởi có thể khi bệnh nhân bị những biến chứng nhẹ hay vết thương nhẹ ở bàn chân nhưng chần chừ không dám đến bệnh viện vì sợ bị lây nhiễm COVID-19.

Ngoài ra, có thể trong khoảng thời gian giãn cách triệt để này khiến người bệnh không thể đến được bệnh viện, dẫn đến việc tự ý dùng những loại thuốc không phải dùng để điều trị bệnh tiểu đường mà chỉ là thực phẩm chức năng. Việc này vô tình làm người bệnh bị tăng đường huyết, từ một vết thương nhỏ của bàn chân cũng có thể trở nên nhiễm trùng rất nặng dẫn đến phải nhập viện.

Bên cạnh đó còn có những trường hợp không nhỏ bệnh nhân đái tháo đường được theo dõi tại bệnh viện tư hoặc phòng khám tư. Tuy nhiên, hiện nay một số bệnh viện và phòng khám tư phải đóng cửa; hoặc có bệnh nhân F0 đến khám; hoặc những cơ sở này chuyển đổi công năng, và các bác sĩ tư được điều động đi chống dịch; hoặc những cơ sở tư không đủ điều kiện để vừa khám chữa bệnh thông thường, vừa khám chữa bệnh COVID-19… nên có một số bệnh nhân đái tháo đường khi có bệnh hay có vấn đề sức khỏe rất khó tìm được nơi để được khám và điều trị đầy đủ như trước thời kỳ đại dịch bùng nổ.

Ngoài ra, một bộ phận bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc được chỉ định quá không cần thiết. Ví dụ, bệnh nhân chỉ đau họng nhẹ lại dùng thuốc corticoid với liều cao khiến đường huyết tăng lên rất nhanh, làm cho những vết thương ở bàn chân từ nhẹ trở nặng, thậm chí bùng phát cả bệnh lao tiềm ẩn. Đó là những thử thách kể cả bệnh nhân đái tháo đường và bác sĩ đang phải đối mặt.

2. Trong thời gian giãn cách xã hội, có rất nhiều BS tham gia tư vấn khám online cho bệnh nhân, trong đó có bệnh đái tháo đường. Theo PGS, việc khám online cho người bệnh đái tháo đường cần lưu ý điều gì để đảm bảo hiệu quả?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Việc khám online này là đối với tất cả các bệnh mạn tính, không chỉ riêng bệnh đái tháo đường đều được các bác sĩ thực hiện thường xuyên trong thời gian dịch bệnh hiện.

Việc chăm sóc online chủ yếu là dùng điện thoại thông minh, vì vậy bác sĩ và bệnh nhân có thể giao lưu trực tiếp với nhau. Điều trị đái tháo đường được điều trị theo phác đồ, do đó những trường hợp bệnh nhân thường được theo dõi bởi các bác sĩ, bệnh viện có thể dựa vào toa thuốc bệnh nhân đang dùng hoặc dựa vào xét nghiệm có thể làm được để đưa ra lời khuyên hữu ích trong thời gian không thể đi khám bệnh vì dịch.

Tuy nhiên, đôi khi có những người già neo đơn, hoặc họ không biết cách sử dụng điện thoại thông minh thì việc khám bệnh từ xa rất hạn chế. Bên cạnh đó, người dân cũng cần nói rõ cho bác sĩ tình hình ăn uống và luyện tập như thế nào. Bởi vì việc ăn uống giữ vai trong rất quan trọng, ảnh hưởng mật thiết đến đường huyết. Ví dụ nếu bệnh nhân dùng mật ong hay đường phèn, những loại đường hấp thu nhanh, thì rất dễ làm tăng đường huyết. Nếu bệnh nhân nói rõ cho bác sĩ biết thì chỉ cần hạn chế dùng những thực phẩm đó thôi thì đường huyết đã có thể giảm. Từ đó, ăn uống, luyện tập trở lại cho đúng chỉ dẫn thì đường huyết sẽ từ từ ổn định.

Tóm lại, bệnh nhân cần hợp tác với bác sĩ, chủ động nói tất cả các sinh hoạt của mình để bác sĩ quyết định. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị đái tháo đường mới được phát hiện, nên được khám và hướng dẫn từ bệnh viện, có như vậy mới nhận được sự chỉ dẫn về ăn uống luyện tập, đánh giá toàn diện, điều này khó lòng thực hiện tốt khi khám online. Vì vậy, bệnh nhân cũng nên tìm những bệnh viện nào gần nơi mình ở, hoặc những bệnh viện nào vẫn còn phòng khám khám cho bệnh nhân đái tháo đường để có lời khuyên tốt nhất.

Cũng chính vì thế, Hội Y học TPHCM đã mở một kênh tư vấn theo chuyên khoa, trong đó có tư vấn theo chuyên khoa đái tháo đường, với số tổng đài là 1022. Người dân có thể gọi vào số tổng đài để được nhận lời khuyên. Tuy nhiên, nếu người dân bị đái tháo đường mới bị phát hiện thì tốt nhất nên gặp bác sĩ.

3. Trường hợp người bệnh chưa mua được máy thử đường huyết tại nhà thì việc theo dõi bệnh đái tháo đường trong thời gian giãn cách xã hội phải tiến hành như thế nào, thưa PGS?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Đối với bệnh nhân bị đái tháo đường, việc theo dõi đường huyết rất quan trọng. Nếu bệnh nhân không mua được máy thử đường huyết tại nhà vì những lý do khác nhau thì tốt nhất nên đến một cơ sở y tế gần đó để đo ít nhất một mẫu đường huyết khi đói, tốt hơn nữa là đo đường huyết sau khi ăn cách đó 2 giờ. Qua đó giúp các bác sĩ có được khái niệm về dung mạo của đường huyết này.

Với trường hợp bệnh nhân không thể ra khỏi nhà do giãn cách xã hội và cũng không có máy thử đường huyết tại nhà thì chỉ có một cách là nếu đang điều trị thì nên tiếp xúc với bác sĩ, theo dõi kỹ uống thuốc đúng giờ, đầy đủ, ăn uống và luyện tập đúng theo chỉ dẫn. Đồng thời theo dõi những dấu hiệu như: không có cảm giác mệt mỏi, không chán ăn, không uống nhiều, tiểu nhiều… tức là chưa có triệu chứng gì nặng của tăng đường huyết. Ăn đúng bữa sẽ giảm được nguy cơ hạ đường huyết. Và điều quan trọng nhất là tôn trọng nguyên tắc 5K để không bị nhiễm SARS-CoV-2. Bởi vì nếu người bệnh đái tháo đường mắc COVID-19 thì tình trạng bệnh sẽ rắc rối hơn rất nhiều.

4. Với những người cần kiểm tra chỉ số HbA1c nhưng vì giãn cách, chưa xét nghiệm được thì việc trì hoãn làm xét nghiệm này có ảnh hưởng gì không ạ?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Trên nguyên tắc, chỉ số HbA1c cho chúng ta biết dung mạo ổn định đường huyết trong thời gian 3 tháng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có máy thử đường huyết tại nhà thì chúng ta có thể thay thế HbA1c trong giai đoạn giãn cách triệt để như thế này bằng cách đo đường huyết đói, đường huyết 2 giờ sau khi ăn bắt đầu ăn và đường huyết trước khi đi ngủ. Như vậy, chúng ta có thể biết đường huyết biến đổi như thế nào và bác sĩ có thể nhìn vào kết quả đó để ước đoán HbA1c là bao nhiêu.

Đối với đái tháo đường type 2, không cần phải đo mỗi ngày mà có thể đo 2 lần/tuần. Nếu người dân sợ hết que thử, không thể theo dõi tiếp khi thời gian giãn cách còn dài thì chúng ta có thể thử 1 lần/tuần, cộng với những triệu chứng lâm sàng như đã trình bày ở trên, đồng thời ăn uống đúng giờ để tránh những cơn tăng đường huyết hoặc hạ đường huyết.

5. Ngoài chỉ số đường huyết, người bệnh đái tháo đường còn cần phải quan tâm đến những chỉ số gì khi tự theo dõi sức khỏe tại nhà, thưa PGS?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Nếu người dân đang tự theo dõi bệnh đái tháo đường tại nhà, ngoài chỉ số đường huyết, nên theo dõi cả huyết áp. Vì có đến 70 - 90% bệnh nhân đái tháo đường mắc kèm theo tăng huyết áp. Nếu đường huyết và huyết áp ổn định thì tốt. Còn mỡ máu thì phải xét nghiệm, nếu người dân không đi xét nghiệm được thì có thể chờ thời gian sau giãn cách.

Bệnh nhân cũng nên lắng nghe cơ thể của mình. Nếu cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, uống nhiều, tiểu nhiều thì chúng ta nên cân xem có bị sụt cân nhanh hay không. Ví dụ trong vòng 1 - 2 ngày mà chúng ta thấy giảm 1 - 2kg thì lúc này tình trạng đã nghiêm trọng, người dân cần liên hệ ngay đến bác sĩ hoặc các kênh tư vấn sức khỏe, hoặc tìm những bệnh viện, phòng khám có chuyên khoa về đái tháo đường để được hướng dẫn.

6. Nhiều người bệnh cũng lo ngại là việc không tái khám thường xuyên như trước có thể khiến cho các biến chứng thần kinh tiến triển nhanh hơn. Xin PGS đưa ra giải pháp làm sao hạn chế biến chứng cho người bệnh đái tháo đường trong thời gian giãn cách?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Biến chứng của bệnh đái tháo đường liên quan rất mật thiết tới mức đường huyết. Khi điều trị bệnh đái tháo đường thì những chỉ số như đường huyết, huyết áp rất quan trọng. Nếu bệnh nhân có đường huyết ổn định, huyết áp nằm trong giới hạn chấp nhận được, mỡ máu bình thường thì khả năng bị biến chứng rất thấp, hoặc rất chậm.

Tuy nhiên, trong điều trị bệnh đái tháo đường, nhất là trong thời kỳ dịch bệnh như hiện nay, thì chúng ta cũng cần phải nâng cao sức đề kháng của mình, nói cách khác là nâng cao khả năng miễn dịch. Theo đó, để nâng cao khả năng miễn dịch, có những phương pháp vừa giúp ổn định đường huyết, cũng vừa nâng cao khả năng miễn dịch đó là luyện tập, ăn uống đúng cách và ngủ đủ giấc.

1. Luyện tập: Nhiều bệnh nhân cho rằng trong thời gian giãn cách như thế này, khó có thể ra đường nên không thể luyện tập được. Tuy nhiên, có những bài tập tại nhà rất hiệu quả như:

· Đối với người trẻ: có thể gập bụng, tập tạ nhẹ, cúi mình để tập bụng hoặc nhảy tại chỗ, thậm chí là leo lầu. Ngoài ra, còn có thể nhảy dây, nhảy theo điệu nhạc hoặc làm việc nhà (nấu ăn, giặt giũ, làm vườn…). Tất cả các phương pháp này đều có thể thực hiện ở ngay trong nhà mà không cần phải ra ngoài đường và cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ổn định đường huyết.

· Đối với người già: dĩ nhiên người già không thể luyện tập như người trẻ được, vì vậy có những phương pháp để tăng cường miễn dịch cho người già như:

- Ngồi tại ghế và đưa tay ra trước, sau đó đứng lên rồi ngồi xuống.

- Chống đẩy dựa vào tường.

- Có thể leo lầu, nhưng phải vịn tay vào thành cầu thang và đi lên đi xuống cho đến khi mệt thì nghỉ.

- Ngoài ra, những người già có thể tập bằng tạ nhỏ (0,5kg), nếu không có tạ thì người dân có thể đổ đầy chai nước 500ml để thay thế luyện tập. Thực hiện các động tác bằng cách đưa tạ lên ngang tầm vai rồi đưa xuống. Thường chúng ta có thể đếm đến 100 nhịp, sau đó nghỉ 20 nhịp đếm rồi lại, tiếp tục cho đến khi mệt thì ngưng.

Tóm lại, đây là những bài tập không quá sức, nếu luyện tập đều đặn sẽ giúp đường huyết đi vào trong tế bào rất tốt.

2. Ăn uống đúng cách:

Một điều quan trọng nữa đó là chính là ăn uống đúng cách. Theo đó, người dân có thể dựa theo cấu trúc 1 bữa ăn của bệnh nhân đái tháo đường như sau:

Nếu hình dung một bữa ăn trên 1 đĩa có đường kính 20cm, thì một nửa phần phải là các loại rau (khoảng 2 lòng bàn tay), còn lượng đạm thì vừa lòng bàn tay, với tinh bột thì vừa một nắm tay của chính bạn.

Lưu ý là chúng ta nên chọn những loại tinh bột hoặc đường phức hấp thu chậm (ví dụ: gạo lứt, bánh mì đen, yến mạch). Bắp và khoai lang cũng thuộc dạng tinh bột, nên nếu người đái tháo đường ăn 1 trái bắp mỹ sẽ tương đương với 1 chén cơm, vì vậy không nên ăn một chén cơm rồi ăn bắp sẽ làm lượng đường tăng lên rất nhiều.

Với trái cây thì một ngày chỉ ăn được một phần bằng nắm tay của chúng ta thôi. Bên cạnh đó, nên uống đủ nước để thanh lọc cơ thể. Theo đó, lượng nước mỗi ngày trung bình đối với một người lớn không bị suy thận, suy gan là khoảng 1,5 - 2 lít.

3. Ngủ đủ giấc:

Bệnh nhân nên ngủ đủ giấc ít nhất từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày, có thể từ 21 hoặc 22 giờ đến 5 hoặc 6 giờ sáng. Giấc ngủ giúp hồi phục hệ miễn dịch của chúng ta, vì vậy tất cả hành động đã nêu ở những phần trên, ngoài việc giúp ổn định đường huyết, còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống chọi với những bệnh nhiễm, trong đó có bị nhiễm virus.

4. Chăm sóc bàn chân:

Ngoài ra, do tình trạng nhiễm trùng bàn chân nặng nhập viện rất nhiều nên chúng ta không nên quên chăm sóc bàn chân:

· Không đi chân đất.

· Ổn định đường huyết thật tốt vì khi đường huyết tốt, dù chúng ta có bị một vết thương nhỏ ở chân thì vẫn sẽ khỏi như người bình thường.

· Mỗi tối nên kiểm tra xem bàn chân có bị trầy xước gì hay không và xử lý ngay. Nếu có thể, hãy gọi đến những kênh tư vấn.

· Rửa chân bằng xà phòng thật kỹ bằng khăn ấm.

· Khi cắt móng tay, móng chân thì dùng kìm bấm và không cắt vào khoé móng.

Đó là tất cả các động thái ngoài thuốc mà chúng ta có thể thực hiện để ổn định được đường huyết. Khi đường huyết được ổn định và nâng được sức đề kháng cho cơ thể thì biến chứng sẽ rất chậm xuất hiện hoặc thậm chí là không xuất hiện.

7. Trong thời gian giãn cách, một số người bệnh đái tháo đường gặp khó khăn khi mua rau xanh. Thay vào đó, bữa ăn lại có nhiều củ quả (là những loại dễ lưu trữ dài ngày), điều này có ảnh hưởng thế đến sức khỏe người bệnh không ạ?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Như chúng ta đã biết, nếu ăn củ nhiều sẽ khiến lượng đường tăng. Vì vậy, trong cách ăn uống, lượng củ cần phải giới hạn và tăng cường chất xơ. Bởi vì các loại chất xơ và rau xanh ngoài chuyện giúp làm chậm hấp thu các loại tinh bột, đường không tăng đột ngột trong máu, chúng còn làm thay đổi vi sinh vật trong ruột của chúng ta. Và hệ vi sinh vật đó sẽ giúp tiết ra những chất tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vì vậy, chất xơ rất quan trọng. Nếu không mua được rau xanh thì có thể thay thế bằng yến mạch và các loại đậu, hạt bởi chúng chứa chất xơ rất nhiều.

Người đái tháo đường cũng không nên lầm tưởng uống nhiều nước trái cây là tốt bởi vì trong trái cây mặc dù có sinh tố nhưng khi ăn mới có chất xơ, như vậy mới giúp cho hấp thu tiêu hoá, không tăng đường huyết. Lượng trái cây mỗi ngày nên chỉ bằng nắm tay của bạn thôi và không nên ép thành nước uống. Nếu muốn ép trái cây uống thì chỉ khoảng 100ml, tối đa khoảng 2 trái cam. Nếu chúng ta uống qua nhiều nước trái cây thì đường cũng tăng, không những thế fructose trong trái cây sẽ làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, không tốt cho bệnh nhân đái tháo đường.

Vì vậy, khi ăn uống, chúng ta phải hiểu thức ăn giúp cho chúng ta những gì và nguyên tắc, điều độ là quan trọng nhất.

8. Xin PGS cho biết người bệnh đái tháo đường khi đi chích ngừa COVID-19 cần lưu ý gì trước và sau khi tiêm ạ? Sau tiêm họ có bị “hành” nhiều hơn không, và cách xử trí cơn sốt, đau đầu, chóng mặt có cần lưu ý gì đặc biệt không ạ?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Dựa trên những tài liệu từ nước ngoài, với những người bị bệnh đái tháo đường thì nên làm những điều sau khi chích ngừa:

· Thứ nhất, người đái tháo đường cần được ưu tiên chích ngừa. Bởi vì dù khả năng lây không cao nhưng khi bị bệnh rồi triệu chứng sẽ diễn biến rất xấu.

· Nếu đường huyết ổn định thì người bị đái tháo đường cũng sẽ gặp những biến chứng giống như những người không bị đái tháo đường sau khi tiêm vắc xin. Tức là có thể hơi đau nhức ở chỗ chích, sốt nhẹ, mệt mỏi… Đa số những người bị đái tháo đường đều là người già nên phản ứng sau tiêm là rất ít. Tuy nhiên, nếu đường huyết không ổn định, sau khi chích thì lượng đường có thể hơi tăng lên một chút. Với những người hay lo lắng nhiều, sau khi chích có thể huyết áp hơi cao. Nhưng tất cả các phản ứng đều không có gì nghiêm trọng.

· Ngày chích thuốc bệnh nhân vẫn phải dùng đúng toa thuốc như đang sử dụng và không nên ngưng bất cứ loại thuốc nào. Trên nguyên tắc, có thể dùng 1 loại thuốc hạ sốt liều nhẹ như viên sủi Efferalgan, Panadol. Tuy nhiên, biểu hiện sốt sẽ không nhiều ở người lớn tuổi nên chỉ cần chườm mát, nằm nghỉ và uống nước đầy đủ. Bởi vì người bị đái tháo đường đã uống rất nhiều thuốc, nên hạn sử dụng thuốc liều cao quá mức cần thiết.

9. Nhờ PGS đưa ra những thói quen người bệnh đái tháo đường cần duy trì, và thói quen cần tránh để bảo vệ bản thân trong thời gian giãn cách xã hội?

PGS.TS Nguyễn Thy Khuê trả lời: Đái tháo đường là bệnh mà chúng ta cần phải chăm sóc và điều trị suốt đời. Vì vậy, dù có dịch COVID-19 hay không thì chúng ta vẫn phải chăm sóc.

· Khi có dịch thì việc đầu tiên chúng ta phải thực hiện là làm sao để không bị nhiễm virus. Vì vậy, cần tuân thủ nguyên tắc 5K để bảo vệ không chỉ cho bệnh nhân mà còn cho cả gia đình.

· Nên bỏ thuốc lá, rượu bia vì đã có những nghiên cứu chứng minh hút thuốc lá, uống rượu bia làm giảm khả năng miễn dịch đối với các bệnh nhiễm.

· Phải chăm sóc bàn chân để không đến mức phải nhập viện.

· Ngủ đủ giấc từ 7 - 8 tiếng mỗi ngày.

· Luyện tập thể lực đều đặn.

· Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa ăn, theo đúng chỉ dẫn về dinh dưỡng.

· Uống đủ nước.

· Uống, tiêm thuốc đầy đủ, đúng giờ. Không tự ý ngưng thuốc.

· Không sử dụng các sản phẩm được quảng cáo là chữa khỏi bệnh đái tháo đường. Bởi vì cho đến nay, chưa có bằng chứng nào cho thấy có thuốc có thể chữa khỏi bệnh đái tháo đường.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X