Hotline 24/7
08983-08983

Lọc máu tại bệnh viện: Cẩn thận với nguy cơ viêm gan và bệnh lây nhiễm qua đường máu

Bên cạnh sự hỗ trợ của máy móc chuyên dụng và đội ngũ nhân viên y tế, người bệnh lọc máu tại bệnh viện vẫn phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe ngoài ý muốn.

Mỗi khi gặp vấn đề về sức khỏe, phần lớn chúng ta đều tìm đến bệnh viện và mặc nhiên cho rằng đó là nơi “an toàn” nhất. Tuy nhiên, nơi an toàn nhất vẫn có thể trở thành nơi “nguy hiểm” cho người suy thận mạn với những rủi ro tiềm ẩn khi lọc máu tại bệnh viện.

Rủi ro khi lọc máu tại bệnh viện

Việc lọc máu được xem như một trong những giải pháp hữu hiệu nhất giúp thay thế chức năng của thận và đảm bảo duy trì sự sống cho người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Theo số liệu thống kê mới nhất của Hội Lọc máu Việt Nam[1], nước ta hiện có khoảng 30.000 người đang cần phải lọc máu với khoảng 5.126 máy thận nhân tạo tại hơn 400 đơn vị. Từ số liệu này cho thấy, nhu cầu lọc máu rất lớn và điều đó cùng đồng nghĩa với áp lực tại các bệnh viện thật sự đáng kể, kèm theo đó cũng có nhiều rủi ro hơn.

Nguy cơ bị viêm gan

Bạn có thể đã biết, các loại virus viêm gan như A, B, C... rất dễ lây lan từ người này sang người khác, qua da hoặc niêm mạc khi người lành tiếp xúc với máu của người bệnh

Trong trường hợp người bị suy thận mạn giai đoạn cuối phải điều trị tại bệnh viện, nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan cho họ đến từ rất nhiều nguồn. Đó có thể là do nhân viên y tế lây truyền cho người bệnh trong quá trình chăm sóc qua găng tay chưa thay, kẹp, kéo hay các bộ phận của máy lọc máu chưa được sát khuẩn cẩn thận. Bên cạnh đó, chính những người bệnh cũng có thể lây cho nhau thông qua quá trình sinh hoạt chung, vì virus viêm gan có thể tồn tại ở điều kiện nhiệt độ phòng trong khoảng 7 ngày.

Người bị suy thận có sức đề kháng yếu, việc nhiễm thêm virus viêm gan và dẫn đến tổn thương gan thật sự là rất nguy hiểm. Chúng có thể đe dọa sức khỏe tổng thể và đẩy người bệnh đến nguy cơ suy kiệt nhanh hơn.

Nguy cơ mắc bệnh lây nhiễm qua đường máu

Không chỉ phải đối diện với nguy cơ nhiễm các loại virus gây viêm gan, khi lọc máu tại các cơ sở y tế, người bị suy thận cũng rất dễ mắc bệnh lây nhiễm qua đường máu, điển hình như Hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV); nhóm virus của các bệnh lây qua đường tình dục như CMV (Cytomegalovirus), Herpes...; nhóm các vi khuẩn như xoắn khuẩn giang mai; các loại ký sinh trùng sốt rét, giun chỉ bạch huyết, trùng roi Trypanosoma, sán máng Schistosoma…

Nguyên nhân được giải thích là do hầu hết người lọc máu tại bệnh viện phải dùng chung dụng cụ thuốc đa liều, máy móc hay các thiết bị có dính máu của người bị nhiễm khác. Bên cạnh đó, việc các nhân viên y tế chưa sát khuẩn tay và dụng cụ một cách nghiêm túc cũng mở ra một đường lây khác cho người bệnh.

Gây nhiễm trùng máu vì thế là một trong những hệ quả của việc lọc máu tại bệnh viện mà người bệnh cần phải cân nhắc. Bởi lẽ, tình trạng này có thể gây sốc cho các cơ quan nội tạng, phá hủy hệ thần kinh trung ương và nghiêm trọng nhất là dẫn đến tử vong.

Nguy cơ lây nhiễm chéo tại bệnh viện

Một trong những yếu tố nguy cơ khác của người bệnh suy thận khi phải lọc máu tại bệnh viện chính là tình trạng bị lây nhiễm chéo. Đây cũng là tình trạng đã xảy ra trong đợt dịch bùng phát ở bệnh viện Đà Nẵng vào tháng 9/2020. Bệnh nhân 83 tuổi, tử vong do viêm phổi nặng,

suy hô hấp tiến triển do Covid-19, biến chứng nhiễm khuẩn huyết trên nền tảng bị suy thận mạn giai đoạn cuối chạy thận nhân tạo chu kỳ, tăng huyết áp và xuất huyết tiêu hóa.  [2]

Điều này không quá khó hiểu, bởi ở môi trường bệnh viện tiềm ẩn rất nhiều yếu tố nguy cơ. Đầu tiên là khoảng cách giữa các người bệnh chạy thận. Trong một không gian phòng bệnh nhỏ hẹp, virus và vi khuẩn được phát tán rất dễ dàng, nhưng lại khó được khử sạch. Đó là chưa kể đến việc các y tá, điều dưỡng chính là trung gian lây bệnh từ người này sang người khác thông qua các thao tác chuyên môn của mình.

Ngoài ra, do sức khỏe kém, người bị suy thận có thể không chỉ lọc máu, mà còn phải điều trị bệnh tại nhiều cơ sở y tế khác nhau. Đây cũng là một nguyên nhân nữa khiến họ bị lây nhiễm chéo từ nhiều bệnh viện, nhiều liệu pháp kháng sinh và cả các vi khuẩn kháng thuốc… khiến cho rủi ro càng chồng chất rủi ro.

Làm sao để giảm thiểu rủi ro lọc máu tại bệnh viện?

Người bệnh suy thận mạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lọc màng bụng tại nhà (Ảnh minh họa: Nguồn internet)

Để giảm rủi ro sức khỏe khi lọc máu tại bệnh viện, bạn có thể trao đổi thêm với bác sĩ về quy trình lọc máu cũng như các phương pháp điều trị có thể lựa chọn. Đồng thời, bạn cũng nên lưu ý chất lượng quả lọc, cân nhắc cơ sở lọc máu uy tín….

Người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối vẫn cần đến bệnh viện để khám định kỳ hoặc thực hiện các chỉ định điều trị cần thiết. Tuy nhiên, bạn có thể cân nhắc phương pháp lọc màng bụng tại nhà để giảm thiểu rủi ro bị viêm gan và lây nhiễm bệnh.

Phương pháp lọc màng bụng

Phương pháp lọc màng bụng được hiểu như là giải pháp giúp đào thải các chất chuyển hóa, nước điện giải và chất thải khác ra khỏi cơ thể của người bệnh suy thận mạn giai đoạn 5, khi thận của họ đã mất hoàn toàn chức năng vốn có.

Xét về mặt vận hành, hiện tại có 2 phương pháp lọc màng bụng chính bao gồm: lọc màng bụng thủ công và lọc màng bụng bằng máy. Mỗi phương pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, song đều chú trọng trải nghiệm thoải mái và rất thân thiện với người bệnh. Đặc biệt, lọc màng bụng còn được các chuyên gia đánh giá cao như là một trong những giải pháp giúp người bị suy thận mạn có thể duy trì sự sống một cách an toàn, hiệu quả và kinh tế.

Ưu điểm so với lọc máu tại bệnh viện

Ưu điểm đầu tiên của lọc màng bụng tại nhà đó chính là đảm bảo an toàn cho người bệnh, tránh nguy cơ bị viêm gan và mắc các bệnh truyền nhiễm qua đường máu. Đặc biệt trong mùa dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh, Bộ Y tế khuyến cáo người suy thận mạn giai đoạn cuối nên lọc màng bụng tại nhà để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm chéo.

So với lọc máu tại bệnh viện, ưu điểm thứ hai mà lọc màng bụng tại nhà mang đến cho người bệnh chính là sự tiện lợi. Các hoạt động trị liệu được thực hiện tại nơi người bệnh sinh sống mà không phải mất công di chuyển quá nhiều. Người bệnh hoặc người chăm sóc hoàn toàn có thể thực hiện các thao tác bơm dịch lọc mới và xả dịch lọc cũ ra khỏi cơ thể người bệnh một cách dễ dàng.

Ưu điểm thứ ba khiến lọc màng bụng ngày một phổ biến chính là khả năng tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả trong mùa dịch Covid-19. Trong khi việc chữa trị bệnh suy thận mạn là một quá trình rất dài, thì giảm bớt khoản chi phí đi lại, nằm viện, sinh hoạt, tầm soát Covid-19, công việc ảnh hưởng... là vô cùng có ý nghĩa.

Bệnh viện sẽ là nơi khiến chúng ta cảm thấy an tâm nhất mỗi khi phải đối mặt với những giây phút ngàn cân treo sợi tóc. Tuy nhiên, nếu bạn đang sống chung với căn bệnh suy thận thận mạn thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp lọc màng bụng tại nhà. Không những mang giúp ngăn ngừa một số rủi ro sức khỏe, phương pháp này còn tạo cơ hội để bạn có thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn khi ở bên cạnh người thân.

 

Nguồn tham khảo:

[1] Sức khỏe & Đời sống | Khoảng 30.000 người bệnh suy thận tại Việt Nam cần lọc máu

[2] Bộ Y tế | https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-23

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X