Hotline 24/7
08983-08983

Livestream: Thoái hóa khớp - sống chung hay chống lại?

9g, ngày 6/11, mời bạn đọc đón xem và đặt câu hỏi với 2 chuyên gia PGS.TS.BS Vũ Đình Hùng và BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc để được giải đáp tất tần tật các thắc mắc về thoái hóa khớp.

PHẦN 1: TRÒ CHUYỆN VỚI MC NGỌC HƯƠNG

[HOI]Thưa PGS Vũ Đình Hùng, xin hỏi trên cương vị là Chủ tịch Hội Thấp khớp học tại TPHCM, Phó chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, theo Bác sỹ thực trạng bệnh lý thoái hóa khớp, tràn dịch khớp gối ở nước ta hiện nay như thế nào? Các phương pháp điều trị hiện nay có gì nổi bật so với trước đây?[/HOI]

[DAP]PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Xin chào mọi người, theo công bố của tổ chức y tế thế giới năm 2003, ở lứa tuổi trên 60 có 9.6% nam và 18% nữ bị bệnh thoái hóa khớp có triệu chứng, nếu tính  cả thoái hóa khớp không triệu chứng thì 1 nghiên cứu tạo TPHCM có 2 đồng nghiệp chúng tôi là BS Mai Duy Linh và BS Hồ Phạm Thục Lan. Đây là nghiên cứu trên 1.000 người bằng chụp Xquang bản ray. Nghiên cứu đã công bố trên 40% người trên 40 tuổi ở cộng đồng 1.000 người trên TPHCM trong đề tài đã bị thoái hóa khớp. Tiêu chuẩn của 2 bác sĩ dựa trên tiêu chuẩn của Xquang  dựa theo phân loại của Kellgren và Lawrence độ 2 trở lên. Tức là, tỷ lệ bệnh tật trong cộng đồng là khá lớn.

Việc điều trị nó lâu nay có gì tiến bộ không? Về cơ bản là chưa có gì tiến bộ, chưa có thuốc điều trị căn cơ lâu dài nhưng cũng có những điểm mới mà chúng tôi hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ được hưởng từ những nghiên cứu đó. Đó là nghiên cứu sâu về cơ chế bệnh sinh của thái hóa khớp, người ta tìm được các thuốc ức chế để làm hạn chế sao chép của tia lập thể, và vì thế bệnh có thể giảm nếu điều trị theo cơ chế bệnh sinh.

Trong thoái hóa khớp lớn nhất là đau, đau mãn tính, hiện giờ cũng đã có nghiên cứu tìm ra thuốc sinh học là monoclonal - kháng thể đơn dòng để ức chế NGF - là một yếu tố thần kinh có vai trò gây đau. Nếu nghiên cứu thành công và bào chế thành thuốc thì đây là biện pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân THK giảm đau.

[/DAP]

[HOI]Các yếu tố nguy cơ gây thoái hóa khớp là gì? Căn bệnh này có phân biệt hay lựa chọn độ tuổi, giới tính mà đến không thưa bác sĩ? Những dấu hiệu nào báo hiệu đã bị thoái hóa khớp cần đến gặp bác sĩ?[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Thoái hóa khớp là bệnh rất thường gặp, có nhiều yếu tố nguy cơ gây bệnh này như: chấn thương gây ảnh hưởng tới khớp dẫn đến thoái hóa khớp, ngoài ra còn có bệnh nội tiết, chuyển hóa, phụ nữ mạn kinh cũng dễ bị thoái hóa khớp hay loãng xương, dinh dưỡng không đủ chất cũng dẫn đến căn bệnh này.

Thoái hóa khớp có liên quan đến giới tính hay không? Thường ở độ tuổi từ 45 - 55 tuổi tỷ lệ mắc tương đương nhau, nhưng trên 55 tuổi thì nữ giới gặp nhiều hơn.

Đau là triệu chứng đầu tiên khiến bệnh nhân đến gặp bác sĩ. Đôi khi bệnh nhân không đau nhưng bị cứng khớp vào buổi sáng, tay chân cầm nắm khó khăn nhưng một lúc sẽ bớt. Đây là những triệu chứng cảnh bảo bệnh thoái hóa khớp mà người bệnh cần phải để ý.[/DAP]

[HOI]Sống chung với thoái hóa khớp có dễ không thưa bác sĩ? Vì với tình trạng hiện nay, một số bệnh nhân có xu hướng bỏ mặc đến đâu hay đến đó. Một số khác thì lo lắng quá mức và luôn đi tìm một loại thuốc có thể làm tình trạng thoái hóa khớp biến mất.[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Sống chung với thoái hóa khớp, không dễ nhung cũng không khó. Khó là vì thoái hóa khớp gây cảm giác đau khó chịu, khiến cuộc sống bất an nhưng hiện tại dễ là vì với hiểu biết, y học tiến bộ đã có những phương pháp phòng ngừa và điều trị không cần thuốc. Vì vậy, người bệnh cần đi khám sớm để được tư vấn tìm phương pháp thích hợp, tập vật lý trị liệu để hạn chế thoái hóa khớp, giảm cảm giác khó chịu. Như vậy, có thể nói thoái hóa khớp khó nhưng nếu biết cách thì sống chung không hề khó chịu.[/DAP]

[HOI]Có thông tin cho rằng, gần 80% trường hợp thoái hóa khớp đến điều trị trong giai đoạn muộn, hoặc gặp biến chứng nặng nề vì sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Theo PGS Đình Hùng, vì sao bệnh thoái hóa khớp hiện nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của cộng đồng?[/HOI]

[DAP]PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Theo tôi có 3 lý do chính:

Một là về tâm lý, đây là bệnh mọi người nghĩ là tất yếu, lặt vặt, ai cũng bị đau xương khớp thôi cho nên đầu tư và suy nghĩ cho nó không đủ, và thường bỏ qua.

Thứ hai, đây là bệnh có thể tự chữa được, nhất là trong điều kiện nước mình, các dịch vụ bán thuốc, các hiệu thuốc nhan nhản ngoài phố, nên bệnh nhân thường tự ra mua thuốc về dùng lúc đỡ lúc không và bỏ qua nó.

Cuối cùng, đây là bệnh mãn tĩnh, khó chữa, phải kiên trì chữa lâu dài nên ảnh hưởng đến tuân thủ thuốc của người bệnh, không đủ sức chịu đựng lâu dài nên bệnh nhân không theo đến cùng, vì thế thường để muộn, đến khi có biến chứng mới đến gặp bác sĩ.

PGS.TS Vũ Đình Hùng đã công bố 38 nghiên cứu về thấp khớp học, nội khoa và biên soạn, chủ biên 9 đầu sách về bệnh xương khớp. Ông từng tham dự nhiều hội nghị khoa học trong khu vực và quốc tế về y học.

PGS.TS Vũ Đình Hùng đã công bố 38 nghiên cứu về thấp khớp học, nội khoa và biên soạn, chủ biên 9 đầu sách về bệnh xương khớp. Ông từng tham dự nhiều hội nghị khoa học trong khu vực và quốc tế về y học.

[/DAP]

[HOI]Thưa bác sĩ, thoái hóa khớp được chia thành mấy giai đoạn? Giai đoạn nào là nguy hiểm nhất? Các phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh nào chẩn đoán thoái hóa khớp chính xác nhất ạ? Giai đoạn nào cần mổ, giai đoạn nào chỉ cần đến vật lý trị liệu, phục hồi chức năng?[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Để chia sẻ một cách dễ hiểu nhất thì thoái hóa khớp được chia thành những giai đoạn như sau:

Vì đây là căn bệnh theo lứa tuổi trong quá trình thoái hóa, do đó ở giai đoạn đầu tiên của thoái hóa khớp, bệnh nhân sẽ không có triệu chứng lâm sàng.

Khi bệnh nhân bắt đầu có cảm thấy đau, cứng khớp vào buổi sáng như đã trình bày ở trên thì họ sẽ quan tâm hơn, tìm gặp bác sĩ để có bài tập thể dục.

Khi bệnh nhân tới muộn nó sẽ có những hình ảnh xấu gây biến dạng khớp, lúc đó nếu ảnh hưởng tới quá trình sinh hoạt, gây đau thì có khả năng phải phẫu thuật, vì đây là giai đoạn đã nguy hiểm rồi.

Thông thường, thoái hóa khớp có chỉ định phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không hiệu quả, ảnh hưởng tới sinh hoạt tối thiểu của bệnh nhân. Đương nhiên là lúc này bệnh nhân thì cần tới gặp bác sĩ để khám, chọn lựa nhiều yếu tố để phẫu thuật chứ không thể nói đơn giản giai đoạn, mức độ nào là phẫu thuật được. Vì còn tùy theo tình trạng của người bệnh, chẳng hạn nếu bệnh nhân có bệnh mạn tính kèm theo như tiểu đường, cao huyết áp thì chỉ định phẫu thuật sẽ khác so với một bệnh nhân không có bệnh mạn tính kèm theo.

Còn vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị không dùng thuốc trong thoái hóa khớp. Nó sẽ đi song hành với mỗi người chúng ta chứ không chỉ riêng bệnh nhân thoái hóa khớp.

Với những người trên 40 tuổi rất nên quan tâm tới phục hồi chức năng, đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn tập vật lý trị liệu, vì có những bài tập có thể phòng ngừa thoái hóa khớp, từ đó hạn chế được mức độ nặng của thoái hóa khớp.

Tóm lại, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là rất cần thiết dành cho tất cả mọi người chứ không chỉ riêng người bệnh. Phục hồi chức năng cho giai đoạn sau là để phòng ngừa, điều trị, còn với những người chưa bị thoái hóa khớp thì sẽ giúp giảm tốc độc thoái hóa khớp. Như vậy sẽ tốt hơn.[/DAP]

[HOI]Hiện nay, ngoài việc dùng thuốc khi điều trị thoái hóa khớp thì người bệnh cũng cần phục hồi chức năng, vật lý trị liệu nữa. Xin hỏi bác sĩ phục hồi chức năng, vật lý trị liệu đóng vai trò như thế nào? Ai và khi nào cần những phương pháp hỗ trợ này?[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Vật lý trị liệu đi theo với mỗi người trong suốt quá trình sống, càng về sau thì vật lý trị liệu càng không thể thiếu. Vì không thể uống thuốc hoài. Khi thoái hóa khớp cấp thì phải dùng thuốc, Phục hồi chức năng đóng vai trò hỗ trợ, nhưng khi qua giai đoạn cấp rồi thì PHCN trở lại vai trò điều trị rồi chứ không phải hỗ trợ nữa.

Vì thế, Phục hồi chức năng và Vật lý trị liệu là vấn đề không thể thiếu trong điều trị thoái hóa khớp.[/DAP]

[HOI]Thoái hóa khớp nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời gây ra những biến chứng gì? [/HOI]

[DAP]PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Thoái hóa khớp không chỉ là bệnh của khớp, đó là bệnh toàn thân, song song với lão hóa của cơ thể. Nếu không điều trị thoái hóa khớp thì 80% dẫn đến hạn chế vận động và 25% dẫn đến tàn phế.

Thóa hóa khớp có 2 hệ quả:

Trực tiếp đến khớp bị thoái hóa: đầu tiên là từ sụn, nếu không chữa sẽ tổn thương đến xương dưới sụn, rồi đến mào hoạt dịch của khớp đó, nghĩa là cả tổ chức xung quanh khớp đều ảnh hưởng. Người bệnh đau đớn quá, không đi lại được, các cơ liên quan khớp đó cũng bị teo. Về mặt biến chứng tại khớp, nếu không chữa thoái khóa khớp dần dần dẫn đến dính khớp, xơ khớp, mất chức năng.

Về mặt toàn thân, như tôi đã trình bày, thoái hóa khớp là bệnh toàn thân, nên những cytokins sinh ra của quá trình thoái hóa khớp sẽ ảnh hưởng đến các tạng khác của cơ thể. Ví dụ, với tim mạch, bệnh nhân dễ bị nhồi máu cơ tim; với hệ thống thần kinh trung ương gây nên các bệnh Alzheimer, đột quỵ. Do đó hiểm họa của thoái hóa khớp đến toàn thân là rất lớn.[/DAP]

[HOI]Thời tiết đang chuyển mùa nên thay đổi thất thường, nhiều người mắc bệnh xương khớp thấp thỏm không yên trước những biến đổi khắc nghiệt của thời tiết như: ngày nắng gắt, đêm mưa rào, càng về sáng trời càng lạnh. Xin hỏi đối tượng nào dễ bị ảnh hưởng về xương khớp khi giao mùa? Khi thời tiết thay đổi cần làm gì để bảo vệ xương khớp tốt hơn, tránh những cơn đau khớp dai dẳng khó chịu? Bài tập nào có thể thực hiện ngay tại nhà không ạ?[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Khi chuyển mùa, nhất là sang mùa lạnh thì đúng là người bệnh thoái hóa khớp hoặc người bệnh khớp sẽ có cảm giác đau nhức, khó chịu nhiều hơn. Vấn đề này xử lý cũng đơn giản thôi mà. Ví dụ khi thấy trời lạnh thì điều đầu tiên cần làm là giữ ấm trước đã, sau đó massage các khớp tại nhà hay ra ngoài các cơ sở đều được, từ đó giúp tăng tuần hoàn để giữ ấm thì cảm giác đau nhức sẽ giảm. Ngoài ra, những người bệnh thoái hóa khớp nên khám định kỳ với bác sĩ, tùy theo khớp nào bị thoái hóa thì bác sĩ sẽ giới thiệu bài tập riêng biệt cho khớp đó. Việc tập thường xuyên mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức.

BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc - Nguyên BS điều trị khoa Phục Hồi Chức Năng -  Bệnh viện phục hồi chức năng Bưu điện 2, thành viên của Hội Phục Hồi Chức Năng với 20 năm kinh nghiệm khám và điều trị về phục hồi chức năng

[/DAP]

[HOI]Với những gì vừa chia sẻ, Ngọc Hương có thắc mắc là làm sao  để phân biệt đau nhức xương khớp do thời tiết hay đau nhức xương khớp do bệnh lý khác như thoái hóa khớp, tràn dịch khớp gối…?[/HOI]

[DAP]PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Theo cơ chế bệnh sinh chung, đau khớp do thay đổi thời tiết thường liên quan đến thiếu máu co mạch của vùng khớp nuôi. Ví dụ khi trời lạnh bạn để lạnh chân, lạnh gáy, buổi sáng ngủ dậy dễ đau chân tay, dễ bị cứng cổ.

Trái lại, nếu một người bị bệnh khớp đơn thuần, do thay đổi mùa làm tái hoạt động bệnh lý thì không dễ chữa được bởi nó là những bệnh lý rõ ràng của các bệnh về khớp. Ví dụ: thoái hóa khớp là bệnh cơ học, đau tăng khi vận động. Viêm khớp thường đau về đêm và rạng sáng. Đây là những khác biệt so với đau khớp lặt vặt khi chuyển mùa.[/DAP]

[HOI]Thưa hai chuyên gia, hiện trên thị trường có nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo là có công dụng tốt với bệnh nhân xương khớp. Xin chuyên gia cho biết những thực phẩm chức năng có thực sự hiệu quả trong việc chữa bệnh xương khớp? Và việc kết hợp giữa Tây Y và Đông Y trong điều trị bệnh đem lại hiệu quả như thế nào cho người bệnh?[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Khi nói đến thực phẩm chức năng bao giờ cũng có một câu thế này: "Thực phẩm chức năng không phải là thuốc, không thể thay thế thuốc chữa bệnh". Khi sử dụng TPCN nên chọn xí nghiệp, dược phẩm uy tín, có kinh nghiệm để an toàn cho mình trước đã. Còn các TPCN nào có hiệu quả thì xin thêm những kinh nghiệm của PGS Hùng.

PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Người ta nói đây là thế kỷ của thực phẩm chức năng. Chúng ta theo cuộc sống nhanh, công nghiệp hóa, bây giờ cần sự tĩnh tại, chậm một chút, ăn uống cũng trở lại ngày xưa một chút. Theo tôi thực phẩm chức năng chân chính, đúng là tốt.

Tốt ở chỗ nào? Đó là kinh nghiệm dân gian của các cụ từ hàng đời truyền lại. Thế nhưng hiện nay nó bị lạm dụng quá, vì những cây thuốc hồi xưa không còn bao nhiêu, rừng bị phá, đa số người ta nuôi trồng các dược liệu. Các dược liệu được nuôi trồng và mọc tự nhiên trong rừng khác hẳn nhau.

Thứ hai là sai lệch. Người ta mang tính gia truyền và biến tấu. Theo tôi, chân chính là tốt, bị lạm dụng thì chưa chắc tốt. Chỉ có cách người bệnh, người tiêu dùng phải thông minh để phán đoán cái nào có lợi thì dùng.[/DAP]

[HOI]Được biết, hiện nay phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) đã được một số đơn vị y tế sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp gối. Vậy xin hỏi bác sĩ, phương pháp này là gì? Hiệu quả mang lại ra sao? Chi phí và thời gian điều trị kéo dài bao lâu?[/HOI]

[DAP]PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Huyết tương giàu tiểu cầu PRP là phương pháp tương đối mưới trong điều trị thoái hóa khớp. Người ta phát hiện tiểu cầu chứa nhiều yếu tố sinh trưởng làm cho tổn thương dễ tái tạo và lành bệnh, vì thế được áp dụng. Hiện ở Việt Nam, Bệnh viện Vinmec, Khoa Khớp - Bệnh viện Chợ Rẫy đã thực hiện. Đây là phương pháp tốt.

Các tác dụng lâu dài của phương pháp chưa được chứng minh, tác dụng cấp tính có người được người không. Cá nhân tôi ủng hộ 50%. Giá tiền là bao nhiêu, an toàn không thì chi phí hơi mắc. Vì muốn lấy tiểu cầu từ huyết tương phải mua bộ kit trên 3 triệu rồi. Các trung tâm đều lấy 1 lần tiêm huyết tương tiểu cầu đều phải trên 5 triệu.

Tiêm 1 lần là đỡ nếu bệnh nhân đáp ứng tốt. Nhưng cũng phải tiêm nhiều lần. Xét về tác dụng phụ rất hạn chế, đây ưu điểm của phương pháp này.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu là phương pháp lành tính, vì lấy máu của chính bệnh nhân ra, lọc lấy tiểu cầu, sau đó tiêm tiểu cầu lại cho người bệnh, đây gọi là huyết tương tự thân. Nếu thực hiện quy trình tốt thì an toàn. Chúng ta chỉ cần bàn đến các tác dụng thôi.[/DAP]

[HOI]Mong chuyên gia hướng dẫn cho bạn đọc biết cách bảo vệ xương khớp, phòng ngừa thoái hóa khớp đúng cách?[/HOI]

[DAP]PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Thóa hóa khớp gây tỷ lệ bệnh tật rất lớn trong cộng đồng. Đã là câu chuyện cộng đồng thì các cách điều trị, phòng ngừa là phương pháp phải làm từ cộng đồng. Do vậy tôi tạm chia vấn đề này thành các ý như sau:

Thứ nhất, phải tuyên truyền, giáo dục trong quần chúng nhân dân biết về bệnh này, đừng coi thường nó, để nó nặng gây tàn phế mới chữa, phải biết từ đầu. Có các chương trình truyền hình hoặc tờ bướm tuyên truyền…

Thứ hai, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hiện giờ chưa có thuốc đặc trị chữa thoái hóa khớp, vì thế phòng bệnh vẫn là tốt hơn. Tôi tán thành với các cách phòng bệnh của BS Cúc, cẩn thận trong sinh hoạt hằng ngày và các biện pháp vật lý trị liệu.

Hiện giờ nhiều người lạm dụng việc tập luyện. Ở những người cao tuổi có thoái hóa khớp thì vấn đề là phải biết cách tiết kiệm khớp. Đây là khái niệm mới, như cách tiết kiệm chi tiêu lúc chúng ta về già. Tiết kiệm khớp là thế nào? Nhiều người rất máy móc 1 ngày phải đi bộ 30 phút, tập luyện… Có khi không cần tập luyện hằng ngày.

Tôi thường hỏi các bệnh nhân khi đến phòng khám: Hằng ngày anh/chị làm những công việc gì? Nhiều người trả lời rằng: tôi làm việc nhà nhiều, chăm cháu ngoại. Nhà ở trên gác cao nên lên xuống đi chợ, chăm sóc gia đình. Bên cạnh đó tôi còn đi bộ 30 phút nữa. Tôi trả lời với họ rằng: Như vậy là thừa 30 phút đi bộ rồi. Những người đã làm việc nhà hằng ngày thì không cần tập luyện thêm. Người ta chỉ cần leo cầu thang thì đã đủ yếu tố phòng ngừa thoái hóa rồi, không cần có suy nghĩ máy móc rằng cần phải tập luyện nữa. Đây là phương pháp tiết kiệm khớp.

Thứ ba, chế độ ăn uống: trong các bệnh khớp, chỉ có bệnh gút là cần kiêng khem, còn các bệnh khớp còn lại có thể ăn uống tự do, miễn là đừng tăng cân. Cần ăn đủ chất, nhiều dinh dưỡng. Vì trong nghiên cứu thoái hóa khớp, các yếu tố ảnh hưởng có 2 vấn đề liên quan rõ nhất: một là tăng theo tuổi, đây là vấn đề lão hóa không thể cản được. Cái thứ hai có thể chữa được, đó là tăng theo BMI, vì vậy cân nặng càng tăng thì thoái hóa khớp càng nhiều, và chúng ta có thể can thiệp được.

Đã bị bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Khớp hoặc bác sĩ nội chung để được chẩn đoán rõ bệnh ở giai đoạn nào và có lời khuyên về cách dùng thuốc. Hiện giờ chưa có thuốc đặc trị nhưng có những thuốc giúp làm giảm triệu chứng và ngưng hãm bệnh. Nếu dùng thuốc đúng mức, đủ dài có thể làm bệnh thuyên giảm và nhẹ đi, có thể chung sống với nó.

Bằng sự duyên dáng, MC Ngọc Hương đã kết nối câu chuyện giao lưu trở nên gần gũi, thiết thực hơn

[/DAP]

II. GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA BẠN ĐỌC ALOBACSI

[HOI]Trần Văn Bình, 67 tuổi, Hà Nội

Tôi năm nay 67 tuổi, ở Hà Nội, bị đau nhức nhiều ở khớp gối, khớp tay, ngón chân ở cả 2 bên chân, sinh hoạt hàng ngày khó khăn, không thể tự giặt quần áo được. Lúc đầu nghĩ là chắc tuổi già nên bị thoái hóa khớp nhưng khi đi khám bác sĩ chẩn đoán lại là viêm khớp dạng thấp.

Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi, làm sao có thể phân biệt được bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp?[/HOI]

[DAP]PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Trường hợp của bác phải có khám và xét nghiệm nữa mới có chẩn đoán rõ ràng về bệnh, nhưng khả năng thoái hóa khớp nhiều hơn là viêm khớp, vì hai bệnh này hơi khác biệt nhau một chút. Thứ nhất về độ tuổi, viêm khớp dạng thấp thường xảy ra ở độ tuổi trung niên, tầm 40-50 tuổi. Bác đến 67 tuổi mới bị thì đó là thoái hóa khớp. Hoặc là trên nền viêm khớp dạng thấp cũ, bây giờ thoái hóa khớp chồng lên làm bệnh nặng hơn.

Thứ hai, thoái hóa khớp và viêm khớp đều đau nhiều khớp, nhưng khác nhau cơ bản ở chỗ: buổi sáng dậy viêm khớp dạng thấp thường cứng khớp rất lâu, trên 1 tiếng. Nhưng ở thoái hóa khớp tình trạng cứng khớp là vài chục  phút, nếu vận động sẽ hết.

Thoái hóa khớp chủ yếu là đau cơ học, đi lại mới đau nhức. Viêm khớp dạng thấp đau do viêm, đau cả đêm lẫn ngày, đau về đêm nhiều hơn.

Chúng tôi khuyên bác nên đến các trung tâm lớn về Cơ Xương Khớp để khám, như Khoa Cơ Xương Khớp của Bệnh viện Bạch Mai… những nơi có đầy đủ thiết bị máy móc để tìm bệnh, tìm các maker viêm, tìm các tự kháng thể xuất hiện trong viêm khớp dạng thấp. Ở thoái hóa khớp, các maker gây viêm không tăng, ví dụ máu lắng, CRP, CRP-hs đều bình thường. Trái lại ở viêm khớp dạng thấp các chỉ số này đều tăng.

Xét nghiệm các tự kháng thể: trong viêm khớp dạng thấp có 2 tự kháng thể chính đa số các bệnh viện làm được, đó là tìm yếu tố RS và CCP. Nếu là viêm khớp dạng thấp thì 2 yếu tố này thường dương tính, nếu Thoái hóa khớp là âm tính.[/DAP]

[HOI]Vũ Thị Thảo Uyên, 38 tuổi, TPHCM

Bác sĩ ơi, em năm nay 38 tuổi, gần chục năm nay em thường xuyên mang giày cao gót. Em đọc thông tin việc đi giày cao thường xuyên khiến khớp gối bị lệch, dẫn đến thoái hóa nhanh hơn. Điều này có đúng không ạ? Làm sao để khắc phục được điều này, vì em thấp lắm nếu không mang giày cao thì không tự tin ạ?[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Giày cao gót là phụ kiện không thể thiếu của chị em phụ nữ, có nó thì chúng ta sẽ dễ thương, uyển chuyển hơn. Nhưng các bạn cứ hình dung khi ta đứng trên giày cao gót thì trọng lượng cơ thể sẽ dồn lên phía trước, lúc đó bắt buộc phần ngực, phần lưng phải đẩy về phía sau để giữ thăng bằng. Điều này sẽ làm cột sống, hông, khớp gối bị lệch trục so với trục sinh lý bình thường. Khi lệch trục thì đương nhiên thoái hóa khớp sẽ tới.

Do đó, vấn đề mà bạn Uyên quan tâm là rất chính xác. Khi chúng ta mang giày cao gót thường xuyên sẽ dễ bị thoái hóa khớp, đây là một yếu tố nguy cơ.

Vậy phải làm sao để mình vẫn uyển chuyển khi mang giày cao gót mà hạn chế tác hại của nó?

Thứ nhất là chọn đôi giày vừa chân. Thứ 2 là hạn chế thời gian mang giày cao gót, chỉ nên sử dụng trong những dịp đặc biệt như tiệc tùng hay lúc nào cần thôi chứ không phải hoàn toàn tận dụng nó.

Ngoài ra, buổi tối chúng ta nên massage để tăng tuần hoàn cho những ngón chân. Bởi như đã nói ở trên, khi mang giày cao gót trọng lực sẽ dồn vào những ngón chân, làm vẹo, tổn thương ngón chân. Mặt khác, vùng cổ chân cũng chịu lực với một tư thế bất thường trong thời gian lâu dài thì chắc chắn cũng không thể tránh khỏi những tổn thương, gân Achillesco kéo dài khiến chúng ta bị nhức gót.

Đặc biệt, nếu mang giày cao gót kéo dài tới mười mấy năm dễ mắc phải bệnh đau lưng mạn tính, vì khi hệ thống cơ bắp giữ vững thăng bằng làm việc quá tải thì sẽ gây đau, và sử dụng lâu thì đương nhiên sẽ trở thành mạn tính, gây rất khó chịu. Do đó, khi massage ngón chân sẽ giúp tăng tuần hoàn và giải áp được lòng bàn chân, sẽ đỡ hơn rất nhiều.[/DAP]

[HOI]Hải Vân - Quảng Bình

Tôi nghe nói ăn nhiều đậu bắp, mồng tơi hoặc những thực phẩm giàu tính nhớt thì sẽ tăng độ nhờn cho khớp, làm chậm quá trình thoái hóa, giảm đau, có đúng không ạ? Người bị bệnh về xương khớp nên ăn uống, sinh hoạt thế nào? Có thực phẩm nào cần kiêng không, vì tôi được biết ăn cà pháo, dưa muối dễ bị đau khớp?[/HOI]

[DAP]PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Tôi không đồng ý với suy nghĩ của bạn, không phải là ăn gì bổ nấy đâu. Thấy đậu bắp nhớt thì bảo cái này giống dịch khớp, ăn nhiều giúp bổ sung dịch khớp… Thực ra không phải như vậy. Bởi khi đi xuống hệ thống tiêu hóa đã xử lý hết, chỉ phần nào bổ trợ thôi.

Ăn cà pháo, dưa muối dễ bị đau khớp? Tôi không có kinh nghiệm trong vấn đề chuyên môn này nên từ chối trả lời.

Bệnh nhân mắc bệnh lý Cơ Xương Khớp nên ăn uống như thế nào? Như tôi đã nói ở trên, chỉ có bệnh gút mới cần kiêng khem, tất cả các bệnh Cơ Xương Khớp còn lại, đặc biệt là thoái hóa khớp liên quan đến lão hóa thì ăn uống là điều trị. Phải ăn tốt, dinh dưỡng tốt là điều trị. Làm sao để bữa ăn khoa học, điều độ, ngon miệng để chúng ta ăn nhiều, chỉ chú ý là đừng tăng cân thì đó là điều tốt nhất cho các tình trạng về khớp.

BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Tôi hoàn toàn đồng ý với PGS Hùng, vì theo khoa học thì nên ăn sao cho đủ chất để không tăng cân. Đặc biệt là những người lớn tuổi có thoái hóa khớp mà chúng ta ăn uống kiêng khem quá mức không đủ chất thì dễ dẫn đên suy dinh dưỡng, đây là một yếu tố nguy cơ gây ra thoái hóa. Do đó, chúng ta nên ăn uống bình thường, đủ chất, đảm bảo 4 nhóm chất cơ bản sẽ tốt nhất.[/DAP]

[HOI]Liêu Quốc Huy - An Giang

Thưa bác sĩ, độ tuổi bao nhiêu thì nên bắt đầu uống thuốc bổ khớp? Con tôi lúc trước bị đau khớp, bác sĩ cũng cho uống thuốc bổ. Mẹ tôi đi khám bảo khớp bị thoái hóa cũng cấp thêm thuốc bổ. Vậy lựa chọn thuốc bổ khớp cho người lớn có khác so với trẻ em không ạ? Giờ trên thị trường nhiều loại thực phẩm chức năng giúp bổ khớp, liệu có tiêu chí nào để lựa chọn thuốc này không ạ?[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Câu hỏi này thì phân biệt rất rõ ràng. Đối với em bé bị đau khớp chưa chắc là do thoái hóa khớp. Thuốc bổ khớp này là thuốc bổ dành cho trẻ em trong độ tuổi phát triển. Vì một số trẻ khi phát triển nhanh quá thì sẽ bị nhức khớp, nhưng đó không phải là bệnh thoái hóa khớp, thành ra bác sĩ cho thuốc bổ dành cho khớp là khác. Còn đối với người mẹ mà bị thoái hóa khớp thì đây đã là bệnh rồi, do đó khi lựa chọn thuốc bổ khớp cho người lớn và trẻ em chắc chắn sẽ khác nhau.

PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Về thực phẩm chức năng bổ khớp, nhiều hội chấp nhận thuốc can thiệp vào quá trình lão hóa của khớp để hạn chế bệnh lại. Ví dụ nước mình hiện có 3-4 loại như Glucosamine sulphat tinh thể, nhóm thứ hai là Diacillin, thứ ba là thuốc Piascledine - sản phẩm làm từ quả bơ và sữa đậu nành. Những thuốc này vừa điều trị giảm đau, vừa bổ sung dinh dưỡng cho khớp.[/DAP]

[HOI]Văn Hương - Bình Phước

Xin chào bác sĩ, 2 tháng trước bố tôi bị tai nạn và có chấn thương ở đầu gối, sau khi thăm khám thì bác sĩ kết luận bị tràn dịch khớp gối và phải tiến hành chọc hút dịch khớp. Tuy nhiên, đến nay đầu gối bố tôi lại bắt đầu sưng to nhưng vẫn chưa đi chọc hút dịch lại.

Vậy cho tôi hỏi có phải thường xuyên đi hút dịch khớp không và mức độ nguy hiểm của bệnh như thế nào? Nếu không hút dịch thì có bài tập nào để cải thiện tình trạng đầu gối sưng to không ạ?[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Với trường hợp này, bố của bạn bị chấn thương gây tràn dịch khớp gối, vì thế việc đầu tiên là phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Bác sĩ hút dịch là để tránh áp lực cho bệnh nhân, vì nếu dịch lớn, to quá sẽ làm bệnh nhân không đi dứng được và gây đau. Đến thời điểm nào đó, dịch khớp sẽ không tiết ra nữa, chứ không phải hút dịch suốt đời.

Ngoài ra, khi có tổn thương khớp gối thì tùy theo giai đoạn sẽ có bài tập giúp khớp gối lấy lại độ mềm dẻo để bệnh nhân có thể đi dứng dễ dàng và ít đau hơn. Bố của bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn bài tập phù hợp với tình trạng hiện tại nhé![/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương

Thưa bác sĩ, nhiều bạn đọc của AloBacsi có chung thắc mắc đó là người bệnh tim mạch, tiểu đường thì các bác sĩ khuyên nên đi bộ, nhưng bác sĩ xương khớp lại nói đi bộ nhiều làm mau hư khớp gối. Thật là hoang mang quá. Mong bác sĩ cho lời khuyên.

Trường hợp gối đã bị thoái hóa thì nên đi bộ như thế nào? Làm sao biết đi bộ như thế nào là vừa?[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Động tác đi bộ tập thể dục còn tùy theo cơ địa của mỗi người. Ví dụ đối với bệnh tim mạch, tiểu đường thì đi bộ là tốt nhưng với bệnh nhân bị thoái hóa khớp thì nên đổi môn tập thể dục khác như đi bơi chẳng hạn. Vì khi bơi, bệnh nhân sẽ không phải chịu lực trên cột sống, trên trục thì các khớp không phải chịu tác động.

Do đó, với mỗi người nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể là cần tập môn nào, mức độ ra sao là vừa. Nhưng cần dựa trên nguyên tắc chung của phục hồi chức năng là tập mà không để đau. Chẳng hạn như đi bộ 10 phút mà thấy đau thì cần phải giảm lại, chỉ đi 7 phút thôi rồi từ từ sẽ tăng theo sức chịu đựng của khớp của mỗi người.

Như vậy, nhìn chung thì tôi có lời khuyên đối với bệnh nhân thoái hóa khớp, đặc biệt là khớp cột sống hoặc khớp gối thì nên chuyển sang môn thể thao khác, nên đi bơi hơn đi bộ.[/DAP]

[HOI]Hoàng Viết Trường - Đắk Lắk

Chân em bị va đập tại vùng đầu gối, qua chiếu chụp và siêu âm, các bác sĩ nói xương đầu gối em không bị tổn thương, nhưng bị tràn dịch khớp. Em đã uống rất nhiều thuốc và hết sức giữ gìn, nhưng đến nay được 4 tháng, mà chân em tuy đi lại tạm được nhưng đầu gối vẫn thấy nóng, hơi đau, lên xuống bậc cầu thang rất khó khăn, gần đây em có tập đạp xe cho cơ chân khỏe hơn. Bác sĩ cho em hỏi chân của em có khả năng bình phục hoàn toàn không và phương pháp tập luyện tốt nhất là gì?[/HOI]

[DAP]PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Va đập khớp gối nếu chấn thương nặng sẽ gây phù tủy, nhưng qua siêu âm thường không thấy, tôi khuyên bạn nên chụp MRI khớp gối, đó là phương pháp chẩn đoán hình ảnh tốt hiện giờ để không những phát hiện tổn thương sụn mà còn phát hiện được các tổn thương ở đầu xương vùng khớp gối. Dựa vào kết quả đó mới có lời khuyên tốt nhất cho bạn.

Theo tôi, chấn thương của bạn đã mãn tính, việc điều trị cầm chừng không tích cực, theo tôi không tốt. Bạn nên đến khoa Chấn thương Chỉnh hình để MRI khớp gối lại sau đó chúng tôi sẽ có hướng điều trị tốt cho bạn.[/DAP]

[HOI]MC Ngọc Hương

Cuối chương trình, hai chuyên gia có lời khuyên, nhắn nhủ gì tới bạn đọc AloBacsi khi điều trị, phòng ngừa và chống tái phát thoái hóa khớp không ạ?[/HOI]

[DAP]BS.CKI Nguyễn Thị Hồng Cúc trả lời:

Để bảo vệ sức khỏe của mình thì việc đầu tiên là nên khám sức khỏe định kỳ. Đây tưởng chừng như điều đơn giản, có người khám vài năm không xảy ra vấn đề gì nhưng mà đó là phương pháp giúp phát hiện sớm nhất các bệnh chứ không chỉ riêng về xương khớp. Thông qua việc khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ phát hiện cho chúng ta những nguy cơ bệnh tật ngay khi chưa có triệu chứng lâm sàng. Từ đó sẽ có phương pháp phòng ngừa tốt hơn.

PGS Vũ Đình Hùng trả lời:

Các bạn nên khám định kỳ để phát hiện sớm tình trạng thoái hóa khớp, và điều trị dự phòng, bởi thoái hóa khớp không có thuốc điều trị. Hiện nay, bệnh thoái hóa khớp có xu hướng trẻ hóa, vì vậy mọi người nên quan tâm hơn đến căn bệnh này.

Mọi người phải dinh dưỡng tốt, khoa học, kèm theo tiết kiệm khớp. Nếu ngày nào mọi người cũng thực hiện được như vậy thì về già hệ xương khớp sẽ tốt hơn.[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X