Hotline 24/7
08983-08983

Làm sao phân biệt bong gân cổ tay hay trật khớp?

Bong gân cổ tay được chia làm mấy mức độ, triệu chứng như thế nào, cần điều trị ra sao để nhanh hồi phục, thời gian hồi phục là bao lâu? Những câu hỏi này sẽ được BS.CK2. Võ Châu Duyên - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương giải đáp.

1. Bong gân cổ tay được chia làm mấy mức độ?

Vùng cổ tay của chúng ta hoạt động rất thường xuyên. Tổn thương cổ tay được chia thành nhiều loại, nhưng tình trạng thường gặp nhất là bong gân cổ tay. Chúng ta hình dung có rất nhiều gân cơ nằm xung quanh cổ tay, hệ thống dây chằn bao khớp, nó giống như sợi dây thừng.

Khi sợi dây thừng bị tổn thương nhẹ, lúc đó họ gọi là bong gân mức độ I, mức độ đau nhẹ và nó có thể tự khỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp các dây thừng bị tổn thương và đứt nhiều hơn và gây cho cơ bị sưng, đau nhiều hơn, giới hạn vận động. Đây là bong gân độ II.

Giả sư như sợi gân cơ bị đứt hay đứt hoàn toàn, lúc đó gân chúng ta sẽ bị lỏng lẻo và họ gọi đó là bong gân độ III. Bong gân mức độ III có một điểm đặc biệt là khớp không còn nằm đúng vị trí nữa và nó lệch ra một phần. Đây là trật khớp, là tổn thương thứ hai hay gặp khi chấn thương cổ tay.

Ngoài bong gân và trật khớp, thay vì tổn thương nằm ngay vị trí gân vết sưng nằm ở trên một chút hay nằm dưới một chút, nó có thể gây gãy xương ở vùng khớp. Những gãy xương thường gặp trong chấn thương cổ tay có thể là gãy đầu dưới xương quay tức là có xương nằm trên khủy tay kéo dài xuống cổ tay. Vùng xương cổ tay này khá xốp, khi chúng ta chống tay xuống vùng xương cổ tay dễ gãy.

Ngoài ra, ở giữa xương quay và cổ tay, có một loại xương dễ bị tổn thương là xương thuyền. Các bạn có thể nghe trường hợp té chống tay gãy xương thuyền. Xương thuyền là một loại xương rất đặc biệt, khi bị gãy khả năng lành rất kém.

Tóm lại, tổn thương cổ tay có nhiều dạng. Trong đó, chúng ta có thể chia làm 3 phần: thứ nhất đó chỉ là bong gân, thứ hai bong gân nhiều hơn gây di lệch khớp gọi là trật khớp, thứ ba đó là tổn thương gãy xương.

2. Làm sao để phân biệt chấn thương là bong gân hay trật khớp?

Vấn đề là chúng ta khó phân biệt được tổn thương nào là tổn thương khi bị chấn thương. Nếu bạn là bác sĩ, bạn có thể phân biệt một phần nào đó. Nếu một người dân bình thường bị té, bạn không thể phân biệt bạn bị gãy xương hay bong gân.

Tuy nhiên, chúng ta có một điều có thể nhận diện chuyện đó dễ hơn một chút: giả sử như chúng ta té, đau chỉ đơn thuần tay chúng ta vẫn hoạt động tốt, chúng ta chườm đá lạnh sơ cứu sơ bộ là xử lý được. Lúc đó, chúng ta nghĩ đó là bong gân.

Nhưng nếu chúng ta thấy hai dấu hiệu tay chúng ta đơ không hoạt động được hoặc chúng ta thấy tay chúng ta bị biến dạng. Khi đó chúng ta hãy nghĩ đến trật khớp hay gãy xương, nó gây biến dạng cổ tay và cổ tay chúng ta vận động khó khăn.

3. Triệu chứng điển hình của bong gân cổ tay là gì?

Điều đầu tiên chúng ta nhận thấy bong gân cổ tay chính là đau, nó có một kiểu đau rất lạ. Khi chúng ta té chúng ta chống tay xuống, tự dưng chúng ta nghe tiếng đau chói hoặc nghe tiếng “bựt” giống như tiếng dây đứt. Để một hồi, nó bớt đau một chút nhưng khi về nhà ngủ, nó đau nhiều hơn. Đó là triệu chứng đau điển hình của bong gân cổ tay.

Ngoài ra, tay chúng ta sẽ sưng lên khi tiếp tục vận động hay để cổ tay xuống thấp nhiều, nó sẽ sưng nhiều hơn và vết sưng sẽ làm chúng ta có cảm giác khó chịu, chúng ta sẽ thấy các vận động của chúng ta bị ngột ngạt và nó không giống như gân phần nữa. Dấu hiệu đó có thể gợi ý cho chúng ta có bong gân cổ tay.

4. Chẩn đoán bong gân cổ tay có khó không?

Việc chẩn đoán bong gân cổ tay không khó, vấn đề khó là chúng ta phải phân biệt đơn thuần đó là do bong gân cổ tay ở mức độ nặng gây trật khớp hay gãy xương. Tức là chúng ta nhận ra đơn thuần chỉ là bong gân cổ tay, khi đó xử trí sẽ khác. Nếu chúng ta nhận định bong gân kèm trật khớp hoặc có gãy xương, lúc đó xử trí chúng ta sẽ khác.

Đối với việc xử trí bong gân cổ tay, thường nhấn mạnh việc sơ cứu. Tức là ngay khi một người té ngã, chúng ta nghĩ đến bong gân cổ tay. Nếu sơ cứu đúng, việc điều trị sẽ hiệu quả nhiều hơn so với việc sơ cứu sai.

5. Điều trị bong gân cổ tay như thế nào, bao lâu sẽ hồi phục?

Vấn đề điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ bong gân.

Giả sư như chúng ta nằm trong mức độ bong gân độ I, không cần làm gì nhiều chỉ cần sơ cứu sau đó để cho tay nghỉ ngơi khoảng 1-2 tuần, tay sẽ ổn định trở lại.

Nếu một người bị bong gân độ II, chúng ta cần sơ cứu thật tốt và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Thời gian để phục hồi của bong gân độ II sẽ kéo dài từ 6-8 tuần. Đó là trong trường hợp chúng ta điều trị tốt, chứ nếu bong gân độ II mà chúng ta thấy bớt đau một chút đã vội vàng vận động và làm việc nặng thì thời gian bong gân độ II sẽ kéo dài hơn và chuyển thành bong gân mạn tính.

Bong gân độ III được xếp tương đương với đứt dây chằng (có nguy cơ làm cho khớp lỏng lẻo), điều trị phải chặt chẽ, hơn tức là bất động tuyệt đối, chờ đến khi dây chằng, gân lành. 3 tuần sau chấn thương, dây chằng mới ổn định trở lại, khi đó chúng ta mới bắt đầu tập.

Thời gian hồi phục của bong của bong gân độ III sẽ kéo dài từ 4-6 tháng, một số trường hợp bong gân độ III không chỉ điều trị bằng thuốc, bác sĩ phải mổ và nối dây chằng. Sau đó, dây chằng mới ổn định trở lại.

Nguồn: video "Xử lý khi bị bong gân cổ tay" - BS.CK2 Võ Châu Duyên, trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Trọng Dy (ghi)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X