Hotline 24/7
08983-08983

Làm gì để phòng ngừa bệnh hô hấp COVID-19, cúm và RSV bùng phát?

Các virus phổ biến hiện nay ở nước ta là cúm, Adenovirus và RSV. BS Trương Hữu Khanh khuyến cáo, để phòng ngừa, thứ nhất phải rửa tay, mang khẩu trang, ăn sạch, uống sạch. Thứ hai, tăng sức đề kháng bằng cách uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất và tập luyện thường xuyên để giảm nguy cơ bệnh vặt.

1. Hiện tại, bệnh hô hấp nào đang phổ biến ở các bệnh viện miền Nam và miền Bắc?

Vậy còn tại Việt Nam, vào mùa đông hoặc thời tiết giao mùa, các virus gây bệnh hô hấp nào hoạt động dữ dội nhất, thưa BS? Thời điểm hiện tại, bệnh hô hấp nào đang “chiếm ưu thế” tại các bệnh viện ở cả miền Nam và miền Bắc ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Mùa đông ở Việt Nam chỉ có ở miền Bắc, miền Trung và không khắc nghiệt như mùa đông ở các nước ôn đới. Bệnh theo mùa đã có từ rất lâu và diễn ra cách đây 1 tháng, từ trước Tết tây. Xét nghiệm virus, tại miền Bắc và miền Nam phổ biến là cúm, Adenovirus và RSV.

Đối với các nước ôn đới mùa đông hằng năm đều xảy ra bệnh hô hấp, tuy nhiên mùa đông năm nay nhiều hơn vì có thời gian giãn cách, không mắc bệnh nhiều.

2. Cần làm gì để đối phó với tình hình dịch bệnh trước mắt?

Nguy cơ dịch chồng dịch bệnh đường hô hấp tại Việt Nam thời điểm hiện tại ra sao? Chúng ta cần những “vũ khí” gì để đối phó với tình hình dịch bệnh trước mắt ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Ở Hoa Kỳ, đợt dịch hô hấp, dịch COVID-19 này đã là Human Coronavirus nên không cần lo lắng. Nước ngoài cũng thường nhắc đến cúm hay những siêu vi hô hấp khác như RSV. Tại Việt Nam phổ biến là RSV.

Để tránh mắc bệnh hô hấp, cách tốt nhất là rửa tay và mang khẩu trang. Tuy nhiên điều này rất khó vì không thể thực hiện thường xuyên. Không nhất thiết phải dừng mọi sinh hoạt, vui chơi. Người mắc bệnh nên mang khẩu trang từ 3 - 4 ngày để không lây bệnh cho những người xung quanh và hạn chế đi đến nơi đông người nếu không cần thiết.

3. Vì sao dịch bệnh hô hấp thường có xu hướng chồng chéo lên nhau?

Những nguyên nhân nào khiến dịch bệnh hô hấp thường có xu hướng chồng chéo lên nhau như vậy, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Virus hô hấp, khi ho và nói chuyện ra ngoài thời tiết nóng sẽ chết. Đối với nước ngoài, mùa lạnh là điều kiện để virus phát triển và tồn tại trong môi trường khá lâu. Dưới 10˚C virus sẽ sống lâu, nên có thể theo giọt bắn bám vào rất nhiều chỗ hoặc virus lơ lửng và rơi xuống đất.

Một người mắc bệnh thải ra rất nhiều virus và tồn tại lâu, khi chúng ta tiếp xúc với nhau sẽ lây nhiều hơn. Riêng Việt Nam, không chỉ mùa lạnh mà mùa nóng cũng quan trọng. Vì sức đề kháng sẽ giảm xuống là điều kiện mắc bệnh nhiều hơn.

4. Cúm mùa năm 2024 có gì khác biệt so với cúm mùa năm 2023?

Cúm mùa năm 2024 có gì khác biệt so với cúm mùa năm 2023, thưa BS? Năm nay, vắc xin phòng cúm mùa sẽ bao gồm những chủng nào ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Thông thường sẽ tiêm vắc xin cúm để phòng ngừa bệnh cúm. Muốn xác định chủng loại phải xem công thức, theo dõi suốt 1 năm trước đó. Vắc xin cúm là vắc xin dự đoán. Vì vậy, để biết chính xác chủng virus, lọc ra và điều chế sẽ sản xuất không kịp.

Năm nay, bệnh cúm sẽ nhiều hơn vì các năm trước do dịch COVID-19 người dân không đi ra ngoài nên tỷ lệ thấp. Về con số cụ thể, phải đến cuối năm mới có thể thông kê. Cách duy nhất là tiêm vắc xin cúm mới nhất. Hiện tượng “trả nợ miễn dịch” vẫn còn kéo dài khoảng 1 - 2 năm, không thể hết ngay.

5. Hiện đã có vắc xin cúm mùa 2024 chưa và ngoài vắc xin cúm còn có vắc xin nào giúp bảo vệ trước các dịch bệnh hô hấp khác?

Tại nước ta, hiện đã có vắc xin cúm mùa 2024 chưa, thưa BS? Ngoài vắc xin cúm mùa, hiện đã có những vắc xin nào giúp bảo vệ chúng ta trước các dịch bệnh hô hấp khác ạ?

- Chúng ta có nên tiêm các loại vắc xin này cùng một lúc?

- Tiêm ngừa các dịch bệnh đường hô hấp, liệu có tạo ra những giá trị dự phòng trên cả những bệnh hô hấp chưa có vắc xin phòng ngừa (chẳng hạn như tiêm ngừa cúm có giúp bảo vệ bản thân, giảm nhẹ các triệu chứng trước cảm lạnh hay COVID-19)? 

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Hiện tại, phòng virus siêu vi do hô hấp chỉ có vắc xin cúm. Vắc xin COVID-19 đã lạc hậu, vì hiện nay đã là Human Coronavirus nên lấy chủng cũ tiêm sẽ không có tác dụng.

Về nguyên tắc của vắc xin cúm mùa sẽ có 2 đợt. Đợt thứ nhất, khoảng tháng 8, sản xuất cho Bắc bán cầu. Hiện tại, vắc xin cúm 2023 - 2024 đã có và tháng 10 sẽ triển khai; Đợt thứ hai, vắc xin cúm Nam bán cầu đến tháng 2/2024 mới sản xuất và dùng cho cả năm 2024. Hiện nay, chỉ có vắc xin cúm 2023 - 2024 của Bắc bán cầu.

Về lý thuyết, tiêm vắc xin loại nào sẽ chỉ ngừa được bệnh đó. Tuy nhiên, điều may mắn là nếu không mắc loại bệnh đã tiêm vắc xin thì những virus khác cũng không tấn công thêm. Khi tiêm ngừa cúm sẽ tránh bội nhiễm hơn những virus khác. Hoặc khi tiêm ngừa thêm phế cầu, nếu mắc cúm sẽ không bội nhiễm thêm phế cầu.

Người dân nên tiêm ngừa cúm, đặc biệt là những người mắc bệnh nền, thường xuyên bệnh vặt, sức khỏe không tốt,...

6. Tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết có giúp chúng ta “trả nợ miễn dịch” nhanh hơn, sớm hơn?

“Nợ miễn dịch” là cụm từ thường gặp nhất sau đại dịch COVID-19. Xin hỏi BS, tiêm đầy đủ các loại vắc xin cần thiết có giúp chúng ta “trả nợ miễn dịch” nhanh hơn, sớm hơn? 

BS Trương Hữu Khanh trả lời: “Nợ miễn dịch” nghĩa là trong suốt quá trình lớn lên, tiếp xúc với môi trường sẽ bị nhiễm nhẹ hoặc bệnh có thể “lướt” qua. Khi ra ngoài và không có miễn dịch sẽ bị “trả nợ miễn dịch”.

Nếu tiêm ngừa chỉ ngừa được đúng virus đó không thể ngừa tất cả virus. Chúng ta phải giao lưu và phát triển nên bệnh vặt là điều tất yếu.

Đặc biệt trẻ nhỏ khi tiêm ngừa tất cả các loại vắc xin chỉ ngừa được những loại đa tiêm ngừa. Đối với những virus chưa có vắc xin chỉ giảm khả năng bội nhiễm thêm khi bệnh bởi những con virus khác - không có giá trị ngừa các con virus khác.

7. Virus RSV có trở thành mối đe dọa trong năm 2024, làm cách nào để ngăn chặn?

Virus hợp bào hô hấp - RSV hoành hành cũng rất phổ biến tại nước ta. Đứng trước mối nguy cơ “nợ miễn dịch”, RSV liệu có trở thành mối đe dọa hơn trong năm 2024 so với những thời điểm trước đây, thưa BS? Nếu có, liệu có cách nào để ngăn chặn mối nguy cơ tiềm ẩn này ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Cho đến hiện nay, hiện tượng “trả nợ miễn dịch” chỉ mới xuất hiện sau đợt dịch COVID-19. Nên không thể biết trước được hiện tượng này sẽ kéo dài bao lâu.

Thông thường, bệnh chỉ diễn ra một giai đoạn ngắn, khi giao lưu sẽ giảm xuống. Vì vậy, không thể dự đoán trước năm 2024. Tỷ lệ người mắc bệnh phải đủ 100% hoặc ít nhất là 80 - 90% mới giảm được những bệnh không có vắc xin.

Điều cần thiết là phải rửa tay, đeo khẩu trang đúng nhất có thể và tăng sức đề kháng, phát hiện sớm tình trạng bệnh.

8. Làm thế nào để gia tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng?

Các thông tin dịch bệnh dồn dập khiến các bậc phụ huynh, cộng đồng lo lắng. Nhờ BS đưa ra lời khuyên, làm sao để gia tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng cho bản thân và các thành viên trong gia đình vào thời điểm này ạ?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Hiện tượng cả phòng, cả xóm cùng ho không phải là lạ. Trước đây, cũng có hiện tượng đó, tuy nhiên sau COVID-19 mọi người bắt đầu sợ hãi dẫn đến tình trạng rộ lên. Các bệnh lý trong bệnh viện hiện nay không tăng nhưng thường được nhắc đến, nên mọi người nghĩ rằng bệnh đang tăng.

Gánh nặng của bệnh viện hiện nay đang giảm dần. Đối với miền Nam, khi thời tiết mát mẻ số ca bệnh hô hấp sẽ giảm xuống. Về phòng ngừa, thứ nhất phải rửa tay, mang khẩu trang, ăn sạch, uống sạch. Thứ hai, tăng sức đề kháng bằng cách uống đủ nước, ngủ đủ giấc, ăn đủ chất và tập luyện thường xuyên để giảm nguy cơ bệnh vặt.

9.Trong dịp Tết, làm gì để bảo vệ cơ thể trước các dịch bệnh hô hấp?

Giáp Tết, hoạt động vui chơi - đi lại tấp nập hơn, làm thế nào để bảo vệ mình trước các dịch bệnh hô hấp, thưa BS?

BS Trương Hữu Khanh trả lời: Tết năm nay sẽ không làm thay đổi nhiều mức độ dịch bệnh lây lan. Khi về quê, nếu mắc bệnh chỉ cần mang khẩu trang 2 - 3 ngày, những người có ba mẹ lớn tuổi phải hết sức cẩn thận. Chỉ đến những nơi thực sự cần thiết, ngoài ra nên sum vầy với gia đình.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X