Hotline 24/7
08983-08983

Khuyết xương chày nên điều trị sớm

Trẻ em bị viêm xương cần điều trị đến nơi đến chốn để không bị tật xương ống quyển

Trẻ em dưới 6 tuổi bị viêm xương sau nhiều lần mổ nạo, nếu không được điều trị đến nơi đến chốn thì khi lớn lên thường bị mất một phần hoặc toàn bộ thân xương chày (dân gian gọi là xương ống quyển).

Biến dạng ở xương chày như gập góc, khớp giả, cong trục bẩm sinh, một số trường hợp mất đoạn thân xương chày hoặc toàn bộ phần thân xương, gây biến dạng nặng nề cẳng chân. Trường hợp khác, do bẩm sinh hoặc gãy xương dẫn tới tiêu xương hoặc khớp giả xương chày. Nhiều trường hợp chỉ còn lại hai đầu xương chày ở phía khớp gối và cổ chân cùng một xương phụ là xương mác rất mỏng manh, yếu ớt.


Do trẻ hiếu động thường chạy nhảy nên phần cẳng chân (từ gối đến cổ chân) cứ biến dạng dần, xương mác cong thành hình liềm, phì đại, làm cẳng chân biến dạng rất nặng nề, đôi khi bị xoắn vặn lại kèm theo ngắn chi trên 10 cm, rất khó khăn cho bệnh nhân trong việc đi lại, phần là do cong trục, phần khác do ngắn chi, có khi ngắn trên 20 cm. Gặp biến dạng này, nhiều bệnh nhân được khuyên cắt cụt chi. Phẫu thuật trong các trường hợp này phải qua nhiều giai đoạn: chỉnh trục, kéo dài chi, ghép xương…
 
Biến dạng cẳng chân do mất đoạn thân xương chày ở tuổi nhỏ là một khuyết tật nặng, càng lớn thì biến dạng càng nhiều hơn. Việc phẫu thuật phải trải qua nhiều giai đoạn khó khăn và thời gian điều trị kéo dài. 

AloBacsi.vn
Theo T.Tuyền - Người lao động

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X