Hotline 24/7
08983-08983

Xuất hiện vết bầm tím ở chân sau đặt stent can thiệp, xử trí như thế nào?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Tôi đã đặt stent can thiệp được hơn 30 ngày rồi nhưng có thấy nhiều vết bầm tím ở cả hai bên chân. Vậy tôi phải làm sao ạ?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bầm tím hai chân sau đặt stent. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bầm tím hai chân sau đặt stent. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Triệu chứng của bạn nhiều khả năng là do tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch thế giới thì người đã đặt stent mạch vành có phủ thuốc (đa số hiện nay là dùng stent có thuốc) nên uống thuốc kháng kết tập tiểu cầu kép (2 thuốc kháng kết tập tiểu cầu) tối thiểu là 1 năm sau khi can thiệp mạch vành. Các thuốc chống kết tập tiểu cầu này sẽ giúp ngừa hiện tượng tắc stent mới đặt, nhưng cũng có thể gây loãng máu, dễ chảy máu, thường là dễ bầm da.

Tôi không rõ bạn đặt mấy stent, đang dùng thuốc gì, có nhiều vết bầm tím lắm không, bệnh nền ra sao... Do đó, tốt hơn hết bạn đừng tự ý ngưng thuốc điều trị, mà nên khám lại bác sĩ chuyên khoa Tim mạch, để bác sĩ cân nhắc giữa lợi ích - nguy cơ mà lựa chọn phương án phù hợp cho bạn, bạn nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thuốc chống đông máu có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành huyết khối nên thường được chỉ định trong phòng ngừa hoặc điều trị các bệnh lý do sự hình thành huyết khối gây ra như nhồi máu cơ tim, đột qụy, huyết khối tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi và rung tâm nhĩ… Đây là những bệnh lý nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Tránh sử dụng nhóm thuốc chống đông máu cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú, người có cơ địa dễ xuất huyết (người có tiền sử xuất huyết đường tiêu hóa hay viêm loét dạ dày - tá tràng…) và nguy cơ xuất huyết kéo dài ở những người có bệnh lý về máu

Các tác dụng phụ thường gặp cùa thuốc chống đông máu là đau bụng, chán ăn, đầy bụng, tiêu chảy và gia tăng nguy cơ xuất huyết (xuất huyết đường tiêu hóa, đường tiểu…).

Cần thận trọng với các tương tác thuốc khi phối hợp với thuốc chống đông máu: Aspirin làm gia tăng nguy cơ xuất huyết ở người đang sử dụng thuốc chống đông heparin. Vitamin E sẽ làm gia tăng nguy cơ xuất huyết khi kết hợp với warfarin…

Người bệnh khi đi khám bệnh, nhổ răng, mua thuốc, cần thông báo rõ cho bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, loại thuốc chống đông máu hiện đang sử dụng.

Các thuốc chống đông máu là những thuốc kê đơn, người bệnh không được tự ý sử dụng mà phải được sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc chuyên khoa.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X