Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao bị rối loạn mỡ máu dù có chế độ ăn uống, tập luyện tốt?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Bố cháu 62 tuổi, gần đây đi xét nghiệm máu thì tỉ lệ Triglyceride >5, các chỉ số còn lại bình thường, bác sĩ nói bố cháu bị mỡ máu cao trong khi bố cháu gần như ăn chay, không ăn các loại trứng, thịt đỏ hay tiết canh gì cả; đồng thời bố cháu thường xuyên đi lại chứ không ngồi một chỗ. Bác sĩ có thể cho cháu biết bố cháu bị mỡ máu cao như vậy là do nguyên nhân gì và chữa trị như thế nào? Thêm nữa là bố cháu bị ho gần 1 tháng nay, đi khám bệnh bác sĩ chẩn đoán bị viêm họng, nhưng sử dụng rất nhiều loại thuốc vẫn không có tác dụng, đôi khi ho nhiều thêm khi sử dụng thuốc. Bác sĩ cho cháu hỏi trường hợp như bố cháu có phải bị viêm họng không và nên sử dụng thuốc nào? Cháu cảm ơn bác sĩ nhiều ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Chỉ số Triglyceride vượt ngưỡng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chỉ số Triglyceride vượt ngưỡng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Rối loạn mỡ máu đang là vấn đề thời sự ngày nay, có khá nhiều người mắc phải và thôgn tin báo đài cũng khá phổ biến. Rối loạn mỡ máu có nhiều nguyên nhân, rất khó xác định được 1 nguyên nhân cụ thể, thông thường là do di truyền, lối sống ít vận động, chế độ ăn thiếu khoa học, béo phì, thừa cân, đái tháo đường, bệnh thận, bệnh gan, bệnh tuyến giáp, tuổi cao… Bệnh nhân có rối loạn mỡ máu sẽ được đánh giá nguy cơ tim mạch, nếu không cao có thể thay đổi lối sống để điều chỉnh trước. Nếu bệnh nhân tuân thủ tốt và xét nghiệm lại thấy có đáp ứng, bệnh nhân tiếp tục duy trì lối sống này, kiểm tra định kỳ thì có thể không cần dùng thuốc.

Viêm họng mạn có thể gây ho kéo dài (tuy nhiên ho 1 tháng chưa được xem là ho kéo dài). Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân khác như hút thuốc lá, lao phổi, trào ngược dạ dày thực quản, viêm mũi xoang mạn, hen, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… Bạn nên khuyên bố tái khám Hô hấp nếu tình trạng ho không giảm để bác sĩ điều chỉnh thuốc và tìm thêm nguyên nhân khác bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Tại sao bạn bị rối loạn mỡ máu?

Chất béo cùng với protein (chất đạm) và carbohydrate (chất đường bột), là ba thành phần chính của các tế bào sống. Cholesterol và triglycerides là chất béo trong cơ thể và có vai trò cung cấp năng lượng.

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ chất béo trong máu quá cao hay quá thấp. Những loại rối loạn mỡ máu phổ biến nhất bao gồm:

- Tăng nồng độ lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL – cholesterol hay cholesterol xấu);
- Giảm nồng độ lipoprotein tỉ trọng cao (HDL – cholesterol hay cholesterol tốt);
- Tăng nồng độ triglyceride.

Biện pháp đầu tiên để chống rối loạn mỡ máu là thay đổi lối sống như tập thể dục và ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn đã thực hiện những điều này và tình trạng mỡ máu vẫn còn, bác sĩ có thể chỉ định thuốc để trị bệnh.

Việc sử dụng thuốc hoặc kết hợp các loại thuốc khác sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm các nguy cơ mắc bệnh, tuổi tác, sức khỏe hiện tại và tác dụng phụ của thuốc.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một số ít các sản phẩm từ tự nhiên có hiệu quả làm giảm cholesterol. Theo khuyến nghị của bác sĩ, bạn hãy xem xét bổ sung các sản phẩm làm giảm cholesterol bao gồm:

 - Lúa mạch;
- Beta-sitosterol (trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật);
- Bột yến mạch (trong bột yến mạch và yến mạch nguyên vẹn);
- Blond psyllium (có trong vỏ hạt);
- Sitostanol (có trong các thực phẩm bổ sung và một số bơ thực vật).

Nếu bạn chọn bổ sung chất làm giảm cholesterol, hãy nhớ đến tầm quan trọng của lối sống lành mạnh. Nếu bác sĩ kê toa thuốc để giảm cholesterol, bạn hãy theo chỉ dẫn đó. Hãy cho bác sĩ biết loại chất bổ sung nào bạn đang dùng để có được kết quả điều trị tốt nhất.

Ngoại trừ trường hợp rối loạn mỡ máu do khiếm khuyết di truyền, các trường hợp rối loạn mỡ máu khác đa phần đều gây ra do béo phì, ít vận động. Do đó, thay đổi lối sống là điều trị đầu tiên khi tiếp cận một bệnh nhân bị rối loạn mỡ máu.

Các bạn có thể bảo vệ sức khỏe của mình chống lại đại dịch béo phì và các bệnh lý chuyển hóa toàn cầu bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh ngay bây giờ. Hãy nói không với thức ăn nhanh, bỏ thuốc lá, giảm cân nếu béo phì và đều đặn tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày. Thói quen tốt này nếu được duy trì ngay từ lúc trẻ sẽ giúp phòng tránh được các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì khi lớn tuổi. Khi sử dụng các thuốc điều trị rối loạn mỡ máu, bạn nên tham vấn chi tiết với bác sĩ về thời gian điều trị cũng như tác dụng phụ của thuốc. Hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp trên đây hữu ích cho bạn và gia đình.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X