Hotline 24/7
08983-08983

Vẫn còn nổi mề đay, có nên uống tiếp Zentel điều trị giun đũa chó?

Câu hỏi

Thưa BS, Em đi xét nghiệm máu thì bị nhiễm kí sinh trùng giun chó. BS đã cho em thuốc uống là Zentel 200, uống 2 lần/ngày, mỗi lần 2 viên, uống trong 14 ngày. Hiện tại em đã bớt ngứa nhưng vẫn còn nổi mề đay. Xin hỏi BS không biết em đã hết chưa? Nếu còn có cần uống Zentel nữa không ạ? Xin BS giải đáp giúp em. Em xin cám ơn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Nổi mề đay sau điều trị giun đũa chó. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nổi mề đay sau điều trị giun đũa chó. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nhiễm sán chó là 1 trong các nguyên nhân gây nổi ban dị ứng, nhưng đây không phải bệnh nan y và có thể điều trị được, liệu trình điều trị có khả năng thành công rất cao và được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Em uống thuốc điều trị 14 ngày là đủ để tiêu diệt hết sán chó rồi.

Giun đũa chó là loại ký sinh trùng có ký chủ chính là chó, mèo; trong khi người chỉ là ký chủ tình cờ, nghĩa là ấu trùng của giun sẽ không thể phát triển thêm khi vào cơ thể người và sẽ tự đào thải theo thời gian. Khi bị nhiễm giun chó thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể kháng với kháng nguyên của giun chó. Do đó người bị nhiễm giun đũa chó sau khi điều trị mà xét nghiệm thấy kháng thể vẫn còn, biểu hiện qua xét nghiệm huyết thanh miễn dịch dương tính với giun đũa chó là thường gặp, không phải là bệnh còn.

Nguyên nhân còn ngứa không phải do trị sán chưa sạch, mà do phản ứng của cơ thể với việc nhiễm giun vẫn chưa hết, mặt khác, ngoài nhiễm sán chó thì còn có các yếu tố gây dị ứng khác thường gặp có thể kèm theo là thay đổi môi trường sống quá khác biệt (còn gọi là trái nước trái gió), ăn hải sản, cá biển, thịt bò, rệp giường chiếu, chăn ga gối nệm quần áo không sạch, khô cứng còn cặn bột giặt, rượu bia, chàm tiếp xúc...

Như vậy, khi hết liệu trình điều trị sán chó thì nên ngưng thuốc trị giun, mà chỉ trị ngứa đơn thuần mà thôi, vì uống thuốc trị giun sán kéo dài không có lợi mà có hại cho gan, thận.song song đó, xem lại các yếu tố gây dị ứng khác kể trên xem có không để xử trí luôn.

Vì thế nếu em còn ngứa thì chỉ cần khám chuyên khoa Da liễu để BS kê thêm thuốc giảm ngứa cho em uống 1 thời gian ngắn là được.

Thân mến.
 
Mời tham khảo thêm:



Toxocara sp là tên chung, đó có thể là giun đũa chó (Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng giun đũa chó không sống ký sinh ở người, chỉ ấu trùng của nó có thể nhiễm qua người (người là ký chủ tình cờ), nhưng ấu trùng này không thể tiếp tục phát triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun đũa chó được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.

Ấu trùng giun đũa chó khi lạc chỗ nhiễm qua người sẽ di chuyển nhiều nơi gây rối loạn ở các cơ quan nội tạng khác nhau và có những biểu hiện lâm sàng, đặc biệt ở da thì gây nổi dát đỏ, mề đay, ngứa.

Phác đồ điều trị bệnh giun đũa chó, mèo hiện nay chưa thống nhất về thuốc tối ưu, cũng như liều lượng và thời gian điều trị. Nhìn chung albendazole được khuyến cáo do tính an toàn, có sẵn và ít phản ứng bất lợi. Thời gian dùng albendazole cũng rất thay đổi tuỳ theo đối tượng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X