Hotline 24/7
08983-08983

Vắc xin nào cần tiêm đúng lịch hoặc được trì hoãn ở trẻ nhỏ?

Câu hỏi

Em nghe một số chuyên gia khuyến cáo trong mùa bệnh COVID-19, việc tiêm chủng cho trẻ em vẫn nên tiếp tục. Tuy nhiên, trong giai đoạn hạn chế đi lại hiện nay, em lại đắn đo về việc đưa trẻ đi tiêm ngừa.

Xin BS cho biết vắc xin nào phải theo đúng lịch trình, vắc xin nào thì có thể trì hoãn, đợi qua dịch được ạ?

Trả lời

PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên

PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên

Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc -

tiêm phòng vắc xin ở trẻ

Cha mẹ nên theo dõi lịch tiêm phòng và đưa trẻ đi chủng ngừa

Chào bạn,

Chủng ngừa cho trẻ là quan trọng. Chủng ngừa giúp bảo vệ trẻ chống lại các bệnh thường gặp, thường có tỷ lệ tử vong và cả di chứng cũng cao. Vì vậy phụ huynh nên cho trẻ chủng ngừa đúng và đầy đủ. Các cơ sở chủng ngừa cũng chủ động hẹn giờ, tránh đông người, tuân thủ đúng các quy tắc phòng dịch. Do đó, ngay sau khi hết cách ly xã hội, phụ huynh nên đưa trẻ chủng ngừa.

Nếu không chích ngừa, xuất hiện các bệnh khác chồng lên trong dịch COVID-19 sẽ lại thêm gánh nặng y tế.

Trong tất cả các chủng ngừa:

- Lao được chích ngay sau khi sanh (trẻ > 2 kg), và viêm gan siêu vi B.

- Các mũi thứ 1 của Bạch Hầu, Ho gà, Uốn ván, HiB và mũi 2 của viêm gan siêu vi B sẽ được chích vào tháng thứ 2. Mũi thứ 2 thông thường sẽ được chích vào tháng thứ 3 (nhưng vẫn tăng tạo đáp ứng miễn dịch tốt khi chích trong vòng 1-2 tháng). Vậy nên mũi thứ 2 có thể chờ trong vòng 1-2 tháng. Mũi thứ 3 của thuốc này sẽ được chủng ngừa bình thường vào tháng thứ 4, nhưng có thể cách tối đa đến 6 tháng.

- Sởi là bệnh nguy hiểm, nên chích sớm nhất có thể, không nên trì hoãn (bệnh sởi là lý do tử vong cao trong thời gian dịch Ebola ở Congo).

- Viêm não Nhật Bản thường xảy ra từ tháng 6-10. Sau khi chủng ngừa cần 2 tuần - 1 tháng để có hiệu quả bảo vệ. Nếu chích vắc xin cũ thì chích 2 mũi liên tiếp, cách nhau 1-2 tuần (trễ nhất là 4 tuần). Dựa vào lịch này và tình hình dịch, phụ huynh cho trẻ chích ngừa thích hợp.

Thân mến.

(Trích từ Livetream PGS.TS.BS Phùng Nguyễn Thế Nguyên: Cách nâng cao sức đề kháng, cải thiện tâm lý cho trẻ mùa dịch)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X